Bài 10: Cấu trúc lặp(tt)

Chia sẻ bởi Phạm Thị Liên | Ngày 25/04/2019 | 67

Chia sẻ tài liệu: bài 10: Cấu trúc lặp(tt) thuộc Tin học 11

Nội dung tài liệu:

Ngày soạn 13/11/2011
Ngày giảng 15/11/2011

Tiết: 14
Tuần: …..
Bài 10: CẤU TRÚC LẶP (Tiết 2)


Mục đích, yêu cầu
Mục đích
Hiểu được cấu trúc lặp với số lần chưa biết trước hay cấu trúc lặp kiểm tra điểu kiện trước
Biết cách vận dụng đúng cấu trúc lặp này vào tình huống cụ thể
Mô tả được thuật toán của một số bài toán đơn giản có sử dụng cấu trúc lặp chưa biết trước
Kĩ năng
Viết đúng lệnh cấu trúc lặp với số lần chưa biết trước
Viết được thuật toán của bài toán đơn giản sử dụng cấu trúc lặp trên
Chuẩn bị
Giáo viên: sgk, giáo án, bảng phụ
Học sinh: sgk, vở ghi
Tiến trình lên lớp
Ổn đinh lớp(1’): Báo cáo sĩ số lớp
Kiểm tra bài cũ((5’)
Câu hỏi:
Cấu trúc lặp với số lần biết trước gồm mấy dạng?Nêu cụ thể từng dạng
Trả lời
Cấu trúc lặp với số lần biết trước gồm 2 dạng: dạng tiến và dạng lùi
Cấu trúc lặp dạng tiến và dạng lùi có cú pháp như sau:
For : to do ;
For : downto do ;
Nội dung bài mới
Gợi động cơ: Trong thực tế thì không phải lúc nào chúng ta cũng thực hiện những công việc biết trước được số lần lặp của nó.
Ví dụ như: Hàng ngày chúng ta đi học từ nhà tới trường bằng xe đạp, chúng ta không thể biết được chúng ta sẽ đạp bao nhiêu vòng, mà chỉ biết là chúng ta cứ đạp cho tới khi tới trường, hoặc là xe hỏng.

Bây giờ chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu kĩ hơn về cấu trúc lặp với số lần chưa biết trước
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Kiến thức cần đạt

GV: Lấy ví dụ và giải thích cho học sinh hiểu về lặp với số lần chưa biết trước
VD1: Tính tổng
, với N=100
VD2: Tính tổng
,
cho đến khi <0.0001
Nêu sự khác nhau giữa 2 ví dụ trên
- lặp bao nhiêu lần?

- lặp đến khi nào?


- Khi cho N=100 vào VD2 thì tổng S có dừng không?
GV: Từ VD trên thì chúng ta có thể thấy cấu trúc lặp với số lần chưa biết trước là những công việc được thực hiện như thế nào?

Đặt vấn đề:
- Ngôn ngữ lập trình nào cũng có lệnh mô tả cấu trúc lặp. Với việc lặp với số lần chưa biết trước thì Pascal dùng câu lệnh While-do để mô tả
- Đưa ra sơ đồ khối và giải thích
- Giải thích:
<điều kiện>: biểu thức quan hệ hoặc biểu thức logic, chỉ trả về đúng hoặc sai
: các lệnh cần phải lặp lại

Hoạt động của câu lệnh while-do
Đầu tiên kiểm tra và tính giá trị của điều kiện, nếu điều kiện nhận giá trị đúng thì thực hiện công việc (một lần). Giá trị của điều kiện sẽ được thay đổi sau mỗi lần thực hiện công việc, nếu điều kiện còn đúng thì tiếp tục thực hiện công việc cho đến một lúc nào đó điều kiện lặp không đúng nữa thì vòng lặp sẽ kết thúc. Trong trường hợp cấu trúc lặp không làm thay đổi giá trị của điều kiện thì vòng lặp kéo dài mãi mãi (gọi là vòng lặp vô hạn). Để thoát khỏi vòng lặp vô hạn, ta dùng Ctrl+Break sau đó ngõ phím F9, hoặc ngắt chương trình pascal đang chạy bằng cách dùng tổ hợp phím Crtl+Alt+Del,…
Lấy ví dụ minh họa
Viết chương trình tìm ước chung lớn nhất của 2 số nguyên dương M, N được nhập từ bàn phím
Xác định input và output
GV: Diễn tả cách tìm UCLN của 2 số M,N bằng ngôn ngữ tự nhiên
- Nếu M=N thì đưa ra UCLN
-Nếu M>N thì gán M:=M-N ngược lại thì gán N:=N-M;
-Nếu M>N thì gán M:=M-N, thì ta có biết nó thực hiện bao nhiêu lần không?
-Vậy khi nào thì dừng quá trình đó?
-Điều kiện dừng bài toán là M=N, vậy sử dụng while-do để giải bài toán trên thì điều kiện thực hiện câu lệnh là gì?
Yêu cầu học sinh lên bảng viết đoạn chương trình cho bài toán này sử dụng câu lệnh while-do(Có thể học sinh không viết được thì giáo viên gợi ý thêm như: ứng với mỗi bước thì ta có những câu lệnh nào?)
Sau đây là chương trình hoàn chỉnh cho
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Phạm Thị Liên
Dung lượng: | Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)