Bài 10. Cách mạng khoa học - công nghệ và xu thế toàn cầu hóa sau nửa thế kỉ XX

Chia sẻ bởi Dương Thị Loan | Ngày 08/05/2019 | 52

Chia sẻ tài liệu: Bài 10. Cách mạng khoa học - công nghệ và xu thế toàn cầu hóa sau nửa thế kỉ XX thuộc Lịch sử 12

Nội dung tài liệu:

NHIỆT LIỆT CHÀO MỪNG CÁC THẦY,
CÔ GIÁO VỀ DỰ GIỜ THĂM LỚP !
Giáo viên: Dương Thị Loan
Trường THPT Ngô Thì Nhậm

KIỂM TRA BÀI CŨ



1 . Xu thế hòa bình và hợp tác bắt đầu vào khoảng thời gian
A. nửa đầu những năm 70 của thế kỉ XX.
B. nửa đầu những năm 80 của thế kỉ XX.
C. nửa sau những năm 80 của thế kỉ XX.
D. thập kỉ 90 của thế kỉ XX.
KIỂM TRA BÀI CŨ

2. Chiến tranh lạnh đã đưa đến hậu quả là
A. thế giới luôn ở trong tình trạng căng thẳng, có lúc đứng trước nguy cơ bùng nổ cuộc chiến tranh thế giới mới.
B. mối quan hệ đồng minh chống phát xít bị phá vỡ, thay vào đó là tình trạng đối đầu giữa hai cường quốc Xô – Mĩ.
C. các nước phải chi phí một khối lượng khổng lồ về tiền của và sức người để chạy đua vũ trang.
D. Cả A, B, C đều đúng.
KIỂM TRA BÀI CŨ

3. Xu thế phát triển của thế giới sau thời kỳ chiến tranh lạnh?
+ Thế giới hình thành “đa cực”, nhiều trung tâm: Mĩ, EU, Nhật Bản, Nga, Trung Quốc.
+ Các quốc gia đều điều chỉnh chiến lược phát triển đất nước, tập trung vào phát triển kinh tế.
+ Lợi dụng sự tan rã của Liên Xô, Mĩ ra sức thiết lập trật tự thế giới “đơn cực” do Mĩ cầm đầu, nhưng điều này không đơn giản với Mĩ.
+ Nền hòa bình thế giới đang được củng cố, nhưng nhiều nơi vẫn không ổn định do nội chiến, xung đột quân sự ở bán đảo Bancăng, châu Phi, Trung Á,…
Chương VI:
CÁCH MẠNG KHOA HỌC – CÔNG NGHỆ VÀ XU THẾ TOÀN CẦU HÓA
Bài 10
CÁCH MẠNG KHOA HỌC - CÔNG NGHỆ
VÀ XU THẾ TOÀN CẦU HÓA
NỬA SAU THẾ KỈ XX
I. CUỘC CÁCH MẠNG KHOA HỌC – CÔNG NGHỆ
1. Nguồn gốc - đặc điểm
a. Nguồn gốc.
+ Để đáp ứng nhu cầu vật chất và tinh thần ngày càng cao của con người
Nguồn gốc của cuộc CMKH – KT lần II?
I. CUỘC CÁCH MẠNG KHOA HỌC - CÔNG NGHỆ
Nguồn gốc và đặc điểm
a, Nguồn gốc:
+ Để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của con người...
+ Do sự bùng nổ dân số, ô nhiễm môi trường vơi cạn tài nguyên thiên...



Bùng nổ dân số
Sự vơi cạn nghiêm trọng nguồn tài nguyên thiên nhiên
b. Đặc điểm cuộc cách mạng khoa học công nghệ
+ Khoa học trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp của xã hội...
Đặc điểm của cuộc CMKH – KT lần II?
b. Đặc điểm cuộc cách mạng khoa học công nghệ
+ Khoa học trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp của xã hội...
+ Mọi phát minh khoa học kỹ thuật đều dựa trên nghiên cứu khoa học.
Vì sao người ta gọi cuộc cách mạng khoa học – kĩ thuật hiện đại là cuộc cách mạng khoa học – công nghệ?
+ Từ năm 1973 đến nay, cuộc cách mạng chủ yếu diễn ra trên lĩnh vực công nghệ, có sự biến đổi về chất và kết hợp chặt chẽ với những phát minh lớn lao, được ứng dụng trong sản xuất có hiệu quả, thúc đẩy nhanh chóng nền kinh tế và sinh hoạt xã hội,… nên còn được gọi là cuộc cách mạng khoa học – công nghệ.
b. Đặc điểm cuộc cách mạng khoa học công nghệ
+ Khoa học trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp của xã hội...
+ Mọi phát minh khoa học kỹ thuật đều dựa trên nghiên cứu khoa học.
+ Thời gian từ phát minh đến ứng dụng vào sản xuất rút ngắn...
2. Những thành tựu tiêu biểu
a, Thành tựu
- Khoa học cơ bản: Toán học, vật lý, hóa học, sinh học…..
+ 3/1997, tạo ra Cừu Dolly bằng phương pháp sinh sản vô tính.
a. Thành tựu
+ 6/2000, công bố “Bản đồ gen người”.
a. Thành tựu
2. Những thành tựu tiêu biểu
a, Thành tựu
- Khoa học cơ bản: Toán học, vật lý, hóa học, sinh học…..
- Công cụ sản xuất mới
- Nguồn năng lượng mới
2. Những thành tựu tiêu biểu
a, Thành tựu
- Khoa học cơ bản: Toán học, vật lý, hóa học, sinh học…..
- Công cụ sản xuất mới
- Nguồn năng lượng mới
Vật liệu mới
Công nghệ sinh học
Thông tin liên lạc và GTVT
Chinh phục vũ trụ

2. Những thành tựu tiêu biểu
a, Thành tựu
- Khoa học cơ bản: Toán học, vật lý, hóa học, sinh học…..
- Công cụ sản xuất mới
- Nguồn năng lượng mới
Vật liệu mới
Công nghệ sinh học
Thông tin liên lạc và GTVT
Chinh phục vũ trụ
- Công nghệ thông tin


Thông tin qua mạng Internet
2. Những thành tựu tiêu biểu
a, Thành tựu
b, Tác động:
Tích cực:
+ tăng năng suất lao động,
+ Đặt ra những đòi hỏi mới về giáo dục và đào tạo nghề nghiệp
+ Hình thành một thị trường thế giới với xu thế toàn cầu hoá.
Hạn chế:
+ Vũ khí huỷ diệt: bom nguyên tử, bom hoá học…
+ Nạn ô nhiễm môi trường, tai nạn giao thông, bệnh tật hiểm nghèo…




Máy bay C-123 dải chất độc da cam
KHÓI THẢI TỪ CÁC NHÀ MÁY GÂY Ô NHIỄM
Trái đất nóng dần lên
II. XU THẾ TOÀN CẦU HOÁ VÀ
ẢNH HƯỞNG CỦA NÓ.

Xu thế toàn cầu hoá
- Thời gian xuất hiện: từ thập niên 80 – 90 của thế kỷ XX
- Khái niệm: Toàn cầu hoá là quá trình tăng lên mạnh mẽ những mối liên hệ, những ảnh hưởng tác động lẫn nhau, phụ thuộc nhau của các khu vực, quốc gia, dân tộc.
II. XU THẾ TOÀN CẦU HOÁ VÀ
ẢNH HƯỞNG CỦA NÓ.

Xu thế toàn cầu hoá
2, Biểu hiện xu thế toàn cầu hóa
- Sự phát triển nhanh chóng của quan hệ thương mại quốc tế
- Sự phát triển và tác động to lớn của các công ty xuyên quốc gia.
- Sự sáp nhập và hợp nhất của các công ty thành lập các tập đoàn lớn .
-Sự ra đời của các tổ chức liên kết kinh tế,thương mại, tài chính quốc tế và khu vực.


NAFTA
Hiệp định Thương mại Tự do Bắc Mỹ
Năm thành lập: 1994
Dân số 435,7 triệu người (2005)
GDP: 13323,8 tỉ USD (2004)
EU
Năm thành lập: 1957
Số dân: 459,7
GDP: 12690,5 tỉ USD-Năm 2007 tăng lên thành 27
ASEAN
Năm thành lập: 1967
Số dân: 555,3 triệu người
GDP: 799,9 tỉ USD
Thúc đẩy rất mạnh, rất nhanh sự phát triển và xã hội hóa của lực lượng sản xuất, đưa lại sự tăng trưởng cao…
Góp phần chuyển biến cơ cấu kinh tế.
Đòi hỏi phải tiến hành cải cách sâu rộng để nâng cao sức cạnh tranh và hiệu quả kinh tế.

3, Tác động của toàn cầu hóa
Làm trầm trọng thêm sự bất công xã hội, đào sâu hố ngăn cách giàu nghèo.
Làm cho mọi mặt hoạt động và đời sống con người kém an toàn về kinh tế, tài chính đến chính trị.
Tạo ra nguy cơ đánh mất bản sắc dân tộc và xâm phạm nền độc lập tự chủ của các nước

3, Tác động của toàn cầu hóa
a, Tích cực
b, Hạn chế
Toàn cầu hoá là xu thế tất yếu không thể đảo ngược; vừa là cơ hội, vừa là thách thức đối với mỗi quốc gia, dân tộc.



- Về thời cơ:
Xu thế toàn cầu hóa tạo thời cơ và thách thức ?
+ Từ sau chiến tranh lạnh, hoà bình thế giới được củng cố, nguy cơ chiến tranh thế giới bị đẩy lùi, xu thế chung của thế giới là hoà bình, ổn định và hợp tác khu vực.
+ Các quốc gia đều ra sức điều chỉnh chiến lược phát triển chiến lược phát triển và lấy kinh tế làm trọng điểm, cùng sự tăng cường hợp tác và tham gia các liên minh kinh tế khu vực và quốc tế.
+ Thúc đẩy nhanh chóng sự phát triển và xã hội hóa của lực lượng sản xuất, đưa lại sự tăng trưởng cao
+ Các nước đang phát triển có thể khai thác được các nguồn vốn đầu tư, kĩ thuật công nghệ và kinh nghiệm quản lí từ bên ngoài, nhất là các tiến bộ khoa học – kĩ thuật,để có thể đi tắt đón đầu, rút ngắn thời gian xây dựng và phát triển đất nước…
- Về thách thức:
+ Các nước đang phát triển cần nhận thức đầy đủ tất yếu của toàn cầu hoá và tìm kiếm con đường, cách thức hợp lí nhất trong quá trình hội nhập quốc tế - phát huy thế mạnh,hạn chế thấp nhất mức rũi ro, bất lợi để tìm ra hướng đi thích hợp.
+ Các nước đang phát triển đều có nền kinh tế yếu, trình độ dân trí thấp,chưa có nhiều về nguồn nhân lực chất lượng cao.
+ Sự cạnh tranh khốc liệt của thị trường thế giới ,trong khi đó các quan hệ kinh tế quốc tế còn nhiều bất bình đẳng, gây nhiều thiệt hại cho các nước đang phát triển.
+ Vấn đề sử dụng có hiệu quả nguồn vốn vay nợ, giữ gìn bản sắc văn hoá dân tộc,kết hợp hài hoà giữa truyền thống và hiện đại.
CẢM ƠN CÁC THẦY, CÔ GIÁO ĐÃ THEO DÕI BÀI GIẢNG
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Dương Thị Loan
Dung lượng: | Lượt tài: 1
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)