Bài 10. Biện pháp cải tạo và sử dụng đất mặn, đất phèn

Chia sẻ bởi Hht Nguyễn | Ngày 11/05/2019 | 163

Chia sẻ tài liệu: Bài 10. Biện pháp cải tạo và sử dụng đất mặn, đất phèn thuộc Công nghệ 10

Nội dung tài liệu:

Chào mừng các thầy, cô về dự hội giảng
20-11
Giáo viên: Nguyễn Bá Thiệp
Tổ Sinh – Hóa – KTNN
Dạy lớp: 10A3 Trường THPT Tứ Kỳ
Lời cảm ơn
Trong quá trình soạn giảng bài học này tôi đã nhận được sự giúp đỡ của anh em trong BCH Đoàn trường THPT Tứ Kỳ, các bạn đồng nghiệp trường THPT Tứ Kỳ - Tứ Kỳ - Hải Dương
Tôi xin chân thành cảm ơn cô giáo Nguyễn Thị Bình – Gv trường THPT Đại Yên – Ý Yên – Nam Định đã cung cấp tư liệu giúp tôi hoàn thành bài giảng này.
Qua đây, gửi lời cảm ơn các em học sinh lớp 10A3 trường THPT Tứ Kỳ đã cùng tôi thực hiện thành công mục tiêu bài học
Xin trân trọng cảm ơn!
Yêu cầu
Hiểu được nguyên nhân hình thành, đặc điểm chính của đất mặn, đất phèn
Đưa ra được những biện pháp cải tạo và sử dụng hợp lý đất mặn, đất phèn
Rèn luyện kỹ năng phân tích, so sánh; Có ý thức bảo vệ tài nguyên đất
Tiết 11- Bài 10
Biện pháp cải tạo và sử dụng đất mặn, đất phèn
I. C?i t?o v� s? d?ng d?t m?n
1. Nguyên nhân hình thành đất mặn
Em hãy nghiên cứu SGK, thảo luận, trả lời các câu hỏi sau:
Câu hỏi 1: Thế nào là đất mặn?
Câu hỏi 2: Tác nhân chủ yếu để hình thành đất mặn ở nước ta là gì?
Câu hỏi 3: Ở nước ta, đất mặn được phân bố ở vùng nào?
Tiết 11- Bài 10
Biện pháp cải tạo và sử dụng
đất mặn, đất phèn
Đất mặn là loại đất có chứa nhiều cation Na+ hấp phụ trên bề mặt keo đất hoặc trong dung dịch đất.
Ở nước ta, đất mặn được hình thành do 2 nguyên nhân chính:
+ Nước biển tràn vào đất ngập mặn.
+ Mạch nước ngầm mặn: Về mùa khô, muối hòa tan theo các mao quản dẫn lên đất hóa mặn
- Đất mặn ở nước ta phân bố ở vùng đồng bằng ven biển
2. Đặc điểm, tính chất đất mặn
Tiết 11- Bài 10
Biện pháp cải tạo và sử dụng đất mặn, đất phèn
I. C?i t?o v� s? d?ng d?t m?n
1. Nguyên nhân hình thành đất mặn
Em hãy nghiên cứu SGK, thảo luận, phát biểu về tính chất của đất mặn? Tính chất đó ảnh hưởng như thế nào đến đời sống cây trồng và hoạt động sản xuất?
Nhóm 1
Thành phần cơ giới:…………………………………………………………..
Chất chứa đựng trong đất:…………………………………………………
Nhóm 2
Phản ứng của dung dịch đất:………………………………………………
Độ phì nhiêu:……………………………..………………………………….…
Vi sinh vật đất:………………………………….……………………………..
a) Cảnh quan chung
b) Mặt cắt phẫu diện
Thành phần cơ giới: Nặng, % sét cao tới 50- 60%.
Đất bí chặt, thấm nước kém. Khi khô: đất co lại, nứt nẻ, rắn chắc. Khi ướt: đất dẻo, dính Vùng rễ cây hoạt động kém, đất khó làm.
Mặn: Chứa nhiều muối tan dưới dạng NaCl, Na2SO4
Áp suất thẩm thấu của dung dịch đất lớn Ngăn cản các phản ứng, các quá trình trao đổi chất trong đất; quá trình hút nước, dinh dưỡng của cây trồng
Phản ứng trung tính hoặc hơi kiềm
Thuận lợi cho đời sống của cây.
Đất không cung cấp đủ dinh dưỡng cho cây
Độ phì nhiêu: Thấp; đất nghèo dinh dưỡng, mùn
Các chất hữu cơ phân giải chậm, đất không cung cấp kịp thời dinh dưỡng theo nhu cầu của cây
Vi sinh vật ít, hoạt động yếu
Tiết 11- Bài 10
Biện pháp cải tạo và sử dụng đất mặn, đất phèn
I. C?i t?o v� s? d?ng d?t m?n
1. Nguyên nhân hình thành đất mặn
2. Đặc điểm, tính chất đất mặn
3. Biện pháp cải tạo và hướng sử dụng đất mặn
Nhóm 1
Câu hỏi 1: Biện pháp thủy lợi có những khâu nào? Nhằm mục đích gì?
Câu hỏi 2: Tại sao đất mặn có phản ứng trung tính hoặc kiềm yếu người ta vẫn áp dụng biện pháp bón vôi để cải tạo? (Viết phương trình phản ứng nếu có)
Nhóm 2
Câu hỏi 3: Phân hữu cơ bổ sung cho đất là những loại nào? Tác dụng của phân hữu cơ với đât?
Câu hỏi 4: Kể tên một số loại cây trồng để cải tạo đất mặn? Tác dụng cải tạo như thế nào?
Người ta thường dùng những biện pháp nào để cải tạo đất mặn? Tác dụng của từng biện pháp trên là gì?
Tiết 11- Bài 10
Biện pháp cải tạo và sử dụng đất mặn, đất phèn
I. C?i t?o v� s? d?ng d?t m?n
1. Nguyên nhân hình thành đất mặn
2. Đặc điểm, tính chất đất mặn
3. Biện pháp cải tạo và hướng sử dụng đất mặn
Đắp đê ngăn nước biển tràn vào( do hoạt động thủy triều và sóng biển)
Xây dựng hệ thống mương máng: Tưới tiêu hợp lí, dẫn nước vào để rửa mặn
a) Biện pháp thuỷ lợi
b) Biện pháp bón vôi
c) Biện pháp bổ sung chất hữu cơ
Bổ sung phân hữu cơ như chuồng, phân xanh, phân bắc ( chủ yếu là thân lá xanh). Tăng dinh dưỡng, mùn cho đất, giúp vi sinh vật tăng, giúp đất tơi xốp, tăng tỉ lệ hạt keo, hạt limon, tăng khả năng hấp phụ của đất
Bón phân hoá học một cách hợp lí giúp cung cấp kịp thời nhu cầu dinh dưỡng của cây qua từng thời kỳ sinh trưởng phát triển
d) Biện pháp trồng cây chịu mặn, nuôi trồng thuỷ hải sản
Trồng các cây như sú, vẹt, đước, cói, trồng rừng, nuôi trồng thuỷ hải sản giúp cố định đất, giữ đất và cải tạo đất
Đất mặn có thể sử dụng vào những mục đích gì?
SỬ DỤNG ĐẤT MẶN
Tiết 11- Bài 10
Biện pháp cải tạo và sử dụng đất mặn, đất phèn
I. Cải tạo và sử dụng đất mặn
II. Cải tạo và sử dụng đất phèn
1. Nguyên nhân hình thành đất phèn
Em hãy nghiên cứu SGK và cho biết, đất phèn phân bố ở đâu? Được hình thành như thế nào?
Phân bố chủ yếu ở đồng bằng ven biển Nam Bộ
Sự hình thành:
Xác SV ngập mặn (chứa nhiều S) phân hủy tạo ra H2S.
Do đất chứa nhiều sắt nên trong điều kiện hiếm khí (ngập nước) và sự có mặt của một số loại VSV:
3H2S + 2Fe(OH)3 → 2FeS + S + 6H2O
FeS + S → FeS2

MÀU XÁM ĐEN
Tiết 11- Bài 10
Biện pháp cải tạo và sử dụng đất mặn, đất phèn
I. Cải tạo và sử dụng đất mặn
II. Cải tạo và sử dụng đất phèn
1. Nguyên nhân hình thành đất phèn
MÀU NÂU ĐỎ
Ở điều kiện thoát nước, có ô xy:
2FeS + 9/2 O2 + 2H2O → Fe2O3 + 2H2SO4
2FeS2 + 7O2 + 2HO → 2FeSO4 + 2H2SO4
Sau khi FeSO4 và H2SO4 được hình thành, nếu tiếp tục quá trình ôxy hoá thì sunphat sắt III và sunphat nhôm được hình thành như sau :
4FeSO4 + 2H2SO4 + O2 → 2Fe2(SO4)3 + 2H2O
Fe2(SO4)3 + 6H2O → 2Fe(OH)3 + 3H2SO4
Al4O3SiO2 + 3H2SO4 → Al2(SO4)3 + SiO2.3H.O
ĐẤT RẤT CHUA
CHẤT ĐỘC ĐỐI VỚI
CÂY TRỔNG VÀ CON NGƯỜI
Tiết 11- Bài 10
Biện pháp cải tạo và sử dụng đất mặn, đất phèn
I. Cải tạo và sử dụng đất mặn
II. Cải tạo và sử dụng đất phèn
1. Nguyên nhân hình thành đất phèn
2. Tính chất, đặc điểm của đất phèn
Khô: nứt nẻ; Ướt: dính dẻo
Nặng
Chua
Al3+; CH4; H2S…
Nghèo lân, đạm
Số lượng ít, hoạt động yếu
ĐỌC SGK HOÀN THÀNH NHANH BẢNG SAU
a) Biện pháp thuỷ lợi
Xây dựng hệ thống mương máng: Tưới tiêu, thau chua rửa mặn
Hạ thấp mạch nước ngầm
b) Biện pháp bón vôi
Cố định Al3+ di động, khử chua
CaO + H2O Ca(OH)2

+ 2Ca(OH)2 + H2O + Al(OH)3

Tạo thuận lợi cho quá trình rửa mặn

+ Ca2+ + 2Na+ ( Sau một thời gian
tháo nước vào để rửa mặn)
c) Biện pháp bón phân hữu cơ, phân hoá học hợp lí: Giúp tăng dinh dưỡng giúp tăng mùn, tăng vi sinh vật, đất tơi xốp...




Na+
Na+
Ca2+
H+
Al3+
Ca2+
Ca2+
3. Biện pháp cải tạo và hướng sử dụng đất phèn
d) Cày nông, bừa sục, phơi ải :
3. Biện pháp cải tạo và hướng sử dụng đất phèn
Các chất độc hại như pyrit lắng sâu, nếu cày sâu sẽ đẩy các chất độc hại lên tầng mặt;
Phơi ải, bừa sục làm đất tơi xốp, rễ cây hoạt động được
e) Lên liếp( luống) cao, hai bên có rãnh tiêu phèn
f) Giữ nước liên tục, thay nước thường xuyên
Không để pyrit bị oxi hoá làm đất chua
Làm cho tầng mặt không bị khô cứng, nứt nẻ
Làm giảm chất độc hại đối với cây trồng
g) Trồng các loại cây chịu phèn:
EM HÃY NÊU TÁC DỤNG CỦA LIẾP TIÊU PHÈN
TẠI SAO KHÔNG CÀY SÂU?
The end! Thank you!
Củng cố kiến thức bài học:
Bài tập 1: Trong các biện pháp cải tạo đất mặn sau, biện pháp nào không phù hợp:
Đắp đê ngăn nước biển tràn vào
Bón vôi
Rửa mặn
d) Lên liếp( luống) cao
Bài tập 2: Bón vôi cho đất mặn có tác dụng
( chọn phương án trả lời thích hợp nhất)
Thực hiện phản ứng trao đổi ion với keo đất, giải phóng Na+, thuận lợi cho rửa mặn
Tăng nguên tố khoáng Ca2+ cho đất
Khử trùng
Giảm chua cho đất
Bài tập 3: Cải tạo đất mặn, đất phèn đều phải chú trọng bón phân hữu cơ để:
Tăng mùn cho đất
Tạo môi trường thuận lợi cho vi sinh vật hoạt động và phát triển, phân giải chất hữu cơ thành chất khoáng cho cây hấp thụ
Giảm độ chua
a và b

BACK TO “ĐẤT PHÈN”
Theo em, trong những biện pháp cải tạo và sử dụng như trên, chúng ta nên sử dụng biện pháp nào? Tại sao?
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Hht Nguyễn
Dung lượng: | Lượt tài: 1
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)