Bài 10. Biện pháp cải tạo và sử dụng đất mặn, đất phèn

Chia sẻ bởi Trần Thiện Quỳnh Như | Ngày 11/05/2019 | 289

Chia sẻ tài liệu: Bài 10. Biện pháp cải tạo và sử dụng đất mặn, đất phèn thuộc Công nghệ 10

Nội dung tài liệu:

Welcome to
To 2 ’s “thuyết trình” time
ÔN LẠI BÀI CŨ
Nêu những biện pháp nhằm cải tạo đất xám bạc màu.
Nêu tên hai biện pháp chính nhằm hạn chế xói mòn.
Xây dựng bờ vùng, bờ thửa và hệ thống mương máng bảo đảm tưới, tiêu hợp lí
Cày sâu kết hợp bón tăng phân hữu cơ và bón phân hóa học hợp lí
Bón vôi cải tạo đất
Luân canh cây trồng
Biện pháp công trình
Biện pháp nông học
BÀI 10: BIỆN PHÁP VÀ CẢI TẠO ĐẤT MẶN, ĐẤT PHÈN
I. Cải tạo và sử dụng đất mặn
1.Nguyên nhân hình thành
2.Đặc điểm, tính chất đất mặn
3.Biện pháp cải tạo và hướng sử dụng
II. Cải tạo và sử dụng đất phèn
1.Nguyên nhân hình thành
2.Đặc điểm, tính chất đất phèn
3.Biện pháp cải tạo và hướng sử dụng
I. Cải tạo và sử dụng đất mặn
1.Nguyên nhân hình thành
Thế nào là đất mặn? Hãy cho biết đất mặn phân bố ở đâu?
Trả lời:
Đất mặn là loại đất có chứa nhiều cation natri hấp phụ trên bề mặt keo đất và trong dung dịch đất.
Phân bố: ở vùng đồng bằng ven biển như Nam Định, Thái Bình, Cà Mau, ……
Cation Natri có
nguồn gốc
Xác động thực vật
Đá mẹ
Nước biển
Quan sát hình sau:
Đê biển Tây bị sạt lở nghiêm trọng nhưng chưa kịp thời nâng cấp, khắc phục khiến nước mặn xâm nhập ngày một sâu vào đất liền.
Qua các hình trên và dựa vào SGK, cho biết nguyên nhân đầu tiên của việc hình thành đất mặn.
Trả lời: Do nước biển tràn vào đất liền làm cho đất bị nhiễm mặn
Quan sát mô hình và cho biết nguyên nhân tiếp theo gây nhiễm mặn tầng đất mặt?
Mao quản
Nước ngầm: Na+
Na+
Trả lời: Do ảnh hưởng của mạch nước ngầm nên làm đất nhiễm mặn
Na+
Có 2 nguyên nhân chính

- Do nước biển tràn vào
> Đất ngập mặn.

- Do ảnh hưởng của nước ngầm. Về
mùa khô, muối hòa tan theo các mao
quản dẫn lên làm đất nhiễm mặn.
> Đất hóa mặn
2. Đặc điểm, tính chất của đất

Đất mặn có những tính chất nào đặc trưng ?
Đất mặn có thành phần cơ giới nặng.
- Tỷ lệ sét từ 50% - 60%
- Đất chặt, thường thấm nước kém
- Khi bị ướt thì dẻo và dính
- Khi khô thì co lại rắn chắc, nứt nẻ
- Đất chứa nhiều muối tan dưới dạng NaCl, Na2SO4.
- Đất có phản ứng trung tính hoặc kiềm yếu.
TCSH:
TCHH:
TCVL:
Vi sinh vật đất ít, hoạt động yếu.
2. Đặc điểm, tính chất của đất
2. Đặc điểm, tính chất của đất
Vì sao đất mặn thì hoạt động của vi sinh vật (VSV) đất lại yếu?
Trả lời:
Do đất mặn nghèo mùn, đạm; lại có nồng độ muối cao áp suất thẩm thấu lớn  Hoạt động của VSV đất yếu
Đất mặn
Cảnh quan chung
Mặt cắt phẫu diện
a) biện pháp cải tạo
3. Biện pháp cải tạo và hướng dẫn sử dụng
BIỆN PHÁP CẢI TẠO
Biện pháp thủy lợi
Biện pháp bón vôi
Trồng cây chịu mặn
Biện pháp thủy lợi
Đắp đê ngăn nước biển, xây dựng hệ thống mương máng tưới, tiêu hợp lý
Mục đích của biện pháp thủy lợi ?
Có 2 mục đích chính
- Nhằm ngăn nước biển tràn
- Tạo điều kiện thuận lợi cho việc rửa mặn
Biện pháp thủy lợi
Nhằm ngăn nước biển tràn
Tạo điều kiện thuận lợi cho việc rửa mặn
Một số hình ảnh về biện pháp thủy lợi
Biện pháp bón vôi


Na+
Na+
+
Ca2+
+
Qua phản ứng trên,hãy cho biết bón vôi có tác dụng gì?
Bón vôi có tác dụng đẩy ion Na+ ra khỏi bề mặt keo đất
Chú ý: sau khi bón vôi một thời gian, tiến hành tháo nước vào ruộng để rửa mặn, sau khi đã rửa mặn cần bổ sung chất hữu cơ
cho đất sau khi bón vôi.
- Làm giảm bớt Na trong đất sau đó sẽ trồng các cây trồng khác
Trồng cây chịu mặn để làm gì?
Làm tăng hiệu quả kinh tế cho sản xuất nông nghiệp
Trồng cây chịu mặn
Hãy cho biết sử dụng đất mặn như thế nào?
Đất mặn sau khi cải tạo có thể sử dụng trồng lúa, đặc biệt là các giống lúa đặc sản
b) Sử dụng đất mặn
Đất thích hợp cho trồng cói
Mở rộng diện tích nuôi trồng thủy sản
Vùng đất mặn ngoài đê cần trồng rừng để giữ đất và bảo vệ môi trường
1. Nguyên nhân hình thành
Đất phèn là loại đất được hình thành ở vùng đồng bằng ven biển có nhiều xác sinh vật chứa lưu huỳnh.
Các xác sinh vật này bị phân hủy giải phóng ra lưu huỳnh (S).

II- Cải tạo và sử dụng đất phèn
1. Nguyên nhân hình thành
Trong điều kiện yếm khí (kị khí, ngập nước), lưu huỳnh phản ứng với sắt trong phù sa theo phương trình:
2S + Fe FeS2 (pyrit)
Tầng sinh phèn
Trong điều kiện thoáng khí (thoát nước), FeS2 bị oxi hóa thành axit sunfuric
2FeS2 +7O2 + 2H2O 2 FeSO4 + 2H2SO4
Làm chua đất
H2SO4 là một axit mạnh nên đã làm cho đất chua trầm trọng. Vì vậy tầng chứa FeS2 còn được gọi là tầng sinh phèn.
II- Cải tạo và sử dụng đất phèn
Đất phèn
2. Đặc điểm, tính chất đất phèn
Kể tên một số đặc điểm, tính chất của đất phèn
- Có thành phần cơ giới nặng
- Tầng đất mặt: khi khô thì cứng, nhiều vết nứt nẻ
- Đất rất chua, pH < 4
- Trong đất có nhiều chất độc hại cho cây trồng: Al3+, Fe3+, CH4, H2S,.…
- Đất có độ phì nhiêu thấp, nghèo mùn, nghèo đạm
- Hoạt động vi sinh vật rất kém
3. Biện pháp cải tạo và hướng dẫn sử dụng
BIỆN PHÁP CẢI TẠO
Lên liếp (luống)
Biện pháp thủy lợi
Biện pháp bón vôi
Biện pháp bón phân
Cày sâu, phơi ải
Biện pháp thủy lợi
Xây dựng hệ thống kênh tưới, tiêu nước hợp lý
Nhằm thau chua, rửa mặn, xổ phèn (rửa phèn), hạ thấp mạch nước ngầm
Biện pháp bón vôi


CaO + H2O 2Ca(OH)2
H+
Al3+
+
Ca2+

Ca2+

+ H2O
+ Al(OH)3
Phản ứng bón vôi cho đất phèn
Bón vôi nhằm khử chua và giảm độc hại của nhôm tự do Al3+ vì được đẩy ra khỏi keo đất
Biện pháp bón phân
- Bón phân đạm, lân, phân hữu cơ, vi lượng để tăng độ phì nhiêu của đất.
- Cày sâu, phơi ải để quá trình chua hóa diễn ra mạnh, sau đó nước mưa, nước tưới sẽ rửa trôi phèn.
Biện pháp cày sâu, phơi ải
Biện pháp lên liếp (luống)
- Lật úp đất thành luống cao
Lớp đất phèn ở dưới được lật úp lên
- Gốc rạ, cỏ dại bị lật úp xuống
Tạo thành lớp đệm hữu cơ
Cơ chế hoạt động:
Khi cho nước ngọt vào liếp , chất phèn được hòa tan và trôi xuống rãnh tiêu
Hình: Liếp
a) Lớp đất phèn
b) Lớp đệm hữu cơ
b) Sử dụng đất phèn
Hiện nay đất phèn được sử dụng để trồng lúa.
Nhân dân phối hợp nhiều phương pháp như: cày nông, bừa sục, giữ nước liên tục, thay nước thường xuyên
Trồng cây chịu phèn (dứa, khoai mỡ, sắn, điều, tràm…)
Tác dụng của từng biện pháp là gì?
- Không chạm vào lớp đất phía dưới (vì càng xuống dưới nồng độ phèn càng lớn),
- Rửa bớt độ phèn trong đất
- Hạn chế tối đa tác hại của đất phèn khi thu hoạch, ảnh hưởng đến lợi nhuận của bà con nông dân.
TRÒ CHƠI CỦNG CỐ
THỂ LỆ TRÒ CHƠI:
Mỗi tổ cử hai đại diện: một bạn sẽ diễn tả, bạn còn lại sẽ đoán những từ khóa có liên quan đến bài học bằng ngôn ngữ được chỉ định
Tổ có nhiều từ khóa đúng và ít thời gian nhất sẽ giành chiến thắng
Chọn các gói từ khóa sau đây:
Number 1
Number 3
Number 2
Number 4
end
Number 1
Ngôn ngữ: nói
1.Trung tính
2.Thành phần cơ giới
3.Khử chua
back
Number 2
Ngôn ngữ: hình thể
1.Bón vôi
2.Lên liếp (luống)
3.Đất mặn
back
Number 3
Ngôn ngữ: nói
1.Trồng cói
2. Cày sâu, phơi ải
3. Vi sinh vật
back
Number 4
Ngôn ngữ: hình thể
1.Mạch nước ngầm
2.Hút nước
3.Rửa mặn
back
Thanks for your listening
Tổ 2 tạm biệt
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Trần Thiện Quỳnh Như
Dung lượng: | Lượt tài: 1
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)