Bài 10. Ba định luật Niu-tơn

Chia sẻ bởi Vũ Tuấn Anh | Ngày 10/05/2019 | 106

Chia sẻ tài liệu: Bài 10. Ba định luật Niu-tơn thuộc Vật lý 10

Nội dung tài liệu:

Bộ Giáo dục và Đào tạo - Dự án Phát triển Giáo dục THPT
Mở bài
Kiểm tra bài cũ: Kiểm tra bài cũ
: Kiểm tra bài cũ
Bao diêm chịu tác dụng của những lực nào?
A/ Lực hút Trái Đất.
B/ Lực đàn hồi của bao diêm.
C/ Lực đẩy của mặt bàn.
D/ Cả ba lực trên.
Mở bài: Mở bài
Để duy trì chuyển động của vật có nhất thiết phải tác dụng lực hay không? I. ĐL I Niu-tơn
I. ĐL I Niu-tơn: I. Định luật I Niu-tơn
1. Thí nghiệm: 1. Thí nghiệm lịch sử của Ga-li-lê
Tại sao trong 2 thí nghiệm đầu viên bi không đạt được độ cao ban đầu? Nếu không có lực ma sát thì có cần lực để duy trì chuyển động không? 2. ĐL I Niu-tơn: 2. Định luật I Niu-tơn

Nếu một vật không chịu tác dụng của lực nào

hoặc chịu tác dụng của các lực có hợp lực bằng không,

thì vật đang đứng yên sẽ tiếp tục đứng yên,

đang chuyển động thì tiếp tục chuyển động thẳng đều.

3. Quán tính: 3. Quán tính
Tại sao khi xe ô tô phanh gấp mọi người trong xe dường như bị đẩy về phía trước?

Quán tính là tính chất của mọi vật

có xu hướng bảo toàn vận tốc về cả hướng và độ lớn.

: 3. Quán tính
C1: Hiện tượng nào sau đây không giải thích bằng hiện tượng quán tính?
A. Xe đạp chạy thêm được một quãng đường nữa mặc dù đã ngừng đạp.
B. Nguời đi đường bị trượt vỏ chuối, ngã ngửa.
C. Người đi đường bị vấp ngã úp mặt về phía trước.
D. Viên bi-a bị bắn lại sau khi đập vào thành bàn.
E. Khi nhảy từ bậc cao xuống, ta phải gập chân lại.
II. ĐL II Niu-tơn
II. ĐL II Niu-tơn: II. Định luật II Niu-tơn
Nếu tổng hợp lực tác dụng lên vật khác không thì vật chuyển động thế nào? Gia tốc của vật phụ thuộc như thế nào vào lực tác dụng? Thí nghiệm: Thí nghiệm 1
Quan sát các thí nghiệm sau và cho biết gia tốc của viên bi nằm trên mặt phẳng nằm ngang thay đổi phụ thuộc vào những yếu tố gì? 1. ĐL II Niu-tơn: 1 Định luật II Niu-tơn
Gia tốc của một vật cùng hướng với lực tác dụng lên vật. Độ lớn của gia tốc tỉ lệ thuận với độ lớn của lực và tỉ lệ nghịch với khối lượng của vật. latex(veca = (vecF)/m) hay latex(vecF = m.veca) Trong đó: latex(vecF = vec(F_1) + vec(F_2) + vec(F_3) + ....) 2. KL và MQT: 2. Khối lượng và mức quán tín
Định nghĩa khối lượng: Tính chất của khối lượng: Khối lượng là đại lượng đặc trưng cho mức quán tính của vật. Khối lượng là một đại lượng vô hướng, dương và không đổi đối với mỗi vật. Khối lượng có tính chất cộng: Khi nhiều vật được ghép thành một hệ thì khối lượng của hệ bằng tổng khối lượng của các vật đó. 3. T/lực, T/lượng: 3. Trọng lực và trọng lượng
a/ Định nghĩa: a/ Định nghĩa
Tại sao quả táo trên cây lại rơi xuống đất? Trọng lực là lực của Trái Đất tác dụng vào vật, gây ra cho chúng gia tốc rơi tự do. Trọng lực được ký hiệu là latex(vecP) và đơn vị là N b/ Trọng lượng: b/ Trọng lượng
Độ lớn của trọng lực tác dụng lên một vật gọi là trọng lượng của vật c/ CT trọng lực: c/ Công thức của trọng lượng
Latex(vecP = m.vecg) Hãy giải thích tại sao ở cùng một nơi ta luôn có latex((P_1)/(P_2) = (m_1)/(m_2)). Tại cùng một nơi thì có cùng một gia tốc rơi tự do Latex((P_1)/(P_2) = (m_1 .g)/(m_2 .g) = (m_1)/(m_2)) III. ĐL III Niu-tơn
III. ĐL III Niu-tơn: III. Định luật III Niu-tơn
1. Sự TT các vật: 1. Sự tương tác giữa các vật
Đất bị lõm chứng tỏ điều gì? Quả táo bị dập chứng tỏ điều gì? a/ Bắn bi: 1. Sự tương tác giữa các vật
Viên bi đỏ lăn đi chứng tỏ điều gì? Chuyển động của viên bi xanh bị thay đổi chứng tỏ điều gì? b/ Trượt pa-tanh: 1. Sự tương tác giữa các vật
Khi người đằng sau tác dụng lực vào người đằng trước, chuyển động của hai người thay đổi như thế nào? Hiện tượng này chứng tỏ điều gì? 2. Độ lớn: 2. Độ lớn của lực và phản lực
Khi vật A tác dụng lên vật B một lực, thì vật B cũng tác dụng lại vật A một lực. Hai lực này có mối quan hệ với nhau về độ lớn không? 3. Định luật: 3. Định luật
Hai lực này có cùng giá, cùng độ lớn, nhưng ngược chiều Trong mọi trường hợp, khi vật A tác dụng lực lên vật B một lực, thì vật B cũng tác dụng lại vật A một lực. Latex(vecF_(B->A) = -vecF_(A->B)) hay: Latex(vecF_(BA) = -vecF_(AB)) 4. Lực, phản lực: 4. Lực và phản lực có đặc điểm gì?
Có phải búa tác dụng lực lên đinh, còn đinh không tác dụng lực lên búa? Hay nói cách khác, lực có thể xuất hiện đơn lẻ được không? Lực và phản lực luôn xuất hiện (hoặc mất đi) đồng thời. Nếu đinh tác dụng lên búa một lực có độ lớn bằng lực mà búa tác dụng lên đinh thì tại sao búa lại hầu như đứng yên? Nói cách khác, cặp "lực và phản lực" có cân bằng nhau không? Lực và phản lực không cân bằng nhau vì chúng có cùng giá, cùng độ lớn, ngược chiều nhau nhưng chúng được đặt lên 2 vật khác nhau. Hai lực này được gọi là hai lực trực đối. IV. Vận dụng
Bài 1: Bài 1
Bài 1: Các khẳng định sau đúng hay sai?
A. Nếu không chịu lực nào nào tác dụng thì mọi vật phải đứng yên.
B. Khi không còn lực nào tác dụng lên vật nữa, thì vật đang chuyển động sẽ lập tức dừng lại.
C. Vật chuyển động được là nhờ có lực tác dụng lên nó.
D. Khi thấy vận tốc của vật thay đổi thì chắc chắn là đã có lực tác dụng lên vật.
Bài 2: Bài 2
Trong các cách viết hệ thức của địnhluật II Niu-tơn sau đây, cách viết nào đúng?
A. latex(vecF = ma)
B. latex(vecF = -mveca)
C. latex(vecF = mveca)
D. latex(-vecF = mveca)
Bài 3: Bài 3
Một vật nhỏ lúc đầu đứng yên. Nó bắt đầu chịu tác dụng đồng thời của hai lực không đổi hướng: lực thứ nhất có độ lớn 30N, lực thứ hai có độ lớn 40N, góc giữa hai lực là 90 độ. Sau 2s vật đi được 10m. Khối lượng của vật là:
A. 10 kg.
B. 12,5 kg.
C. 20 kg.
D. 25 kg.
Bài 4: Bài 4
Câu nào sau đây không đúng? Khi chèo thuyền:
A. Muốn thuyền tiến lên, phải gạt mái chèo về phía sau.
B. Muốn thuyền lùi lại, phải gạt mái chèo về phía trước.
C. Thuyền luôn chuyển động ngược với mái chèo (do phản lực mà nước tác dụng lên mái chèo).
D. Muốn thuyền tiến lên mái chèo phải tạo ra được phản lực hướng về phía sau.
Bài 5: Bài 5
a/ Ô tô đâm vào thanh chắn đường. b/ Thủ môn bắt bóng. c/ Gió đập vào cánh cửa. Hãy chỉ ra cặp "lực và phản lực" trong các tình huống sau:
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Vũ Tuấn Anh
Dung lượng: | Lượt tài: 1
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)