Bài 10. Ba định luật Niu-tơn
Chia sẻ bởi Nguyễn Tấn Cường |
Ngày 10/05/2019 |
101
Chia sẻ tài liệu: Bài 10. Ba định luật Niu-tơn thuộc Vật lý 10
Nội dung tài liệu:
kiểm tra bài cũ
Lực là gì?
Lực là đại lượng vectơ đặc trưng cho tác dụng của vật này lên vật khác mà kết quả là gây ra gia tốc cho vật hoặc làm cho vật bị biến dạng
2. Định nghĩa tổng hợp lực? Nêu quy tắc hình bình hành.
-Tổng hợp lực là thay thế các lực tác dụng đồng thời vào cùng một vật bằng một lực có tác dụng giống hệt như những lực ấy.
kiểm tra bài cũ
-Nếu hai lực đồng quy làm thành hai cạnh của một hình bình hành, thì đường chéo kẻ từ điểm đồng quy biểu diễn hợp lực của chúng.
*LỰC CÓ CẦN THIẾT ĐỂ DUY TRÌ CHUYỂN ĐỘNG CỦA MỘT VẬT HAY KHÔNG?
*ĐỂ TRẢ LỜI CÂU HỎI NÀY, TA XÉT BÀI HỌC SAU
BÀI 10
BA ĐỊNH LUẬT NEWTON
I. Định luật I Newton
*Học sinh đọc phần mở bài và nhận xét.
-Galilê không tin lực là cần thiết để duy trì chuyển động của vật
1. Thí nghiệm lịch sử của Ga-li-lê: a) Thí nghiệm:
Có nhận xét gì về chuyển động của hòn bi?
Hòn bi không lăn tới độ cao ban đầu
CÂU HỎI
a)Ga-li-lê tiên đoán điều gì làm hòn bi không lăn tới độ cao ban đầu?
*Có một loại lực giấu mặt đó là lực ma sát.
b)Vậy nếu không có lực ma sát thì hòn bi chuyển động thế nào?
*Hòn bi sẽ lăn với vận tốc không đổi mãi mãi
c)Lúc này lực có cần để duy trì chuyển động hay không?
*Không
I. Định luật I Newton
2. ĐỊNH LUẬT I NEWTON:
Nếu một vật không chịu tác dụng của lực nào hoặc chịu tác dụng của các lực có hợp lực bằng không, thì vật đang đứng yên sẽ tiép tục đứng yên, đang chuyển động sẽ tiếp tục chuyển động thẳng đều
I. Định luật I Newton
*Định luật I Newton cho phép ta phát hiện ra rằng, mọi vật đều có tính chất mà nhờ nó vật tiếp tục chuyển động được, ngay cả khi các lực tác dụng vào vật mất đi. Tính chất ấy gọi là quán tính.
3. QUÁN TÍNH:
Quán tính là tính chất của mọi vật có xu hướng bảo toàn vận tốc cả về hướng và độ lớn
II. ĐỊNH LUẬT II NEWTON
*Hãy đọc phần mở của định luật II Newton và nhận xét?
*Lực lớn hơn gây ra cho xe một gia tốc lớn hơn.
*Khối lượng cũng ảnh hưởng tới gia tốc của xe.
-Cùng chịu một lực, vật nào có khối lượng nhỏ hơn sẽ thu được gia tốc lớn hơn và chuyển động nhanh hơn
II. ĐỊNH LUẬT II NEWTON
Định luật II Newton
Gia tốc của một vật cùng hướng với lực tác dụng lên vật. Độ lớn của gia tốc tỉ lệ thuận với độ lớn của lực và tỉ lệ nghịch với khối lượng của vật
Nếu vật chịu nhiều lực tác dụng thì F là hợp lực của các lực đó
2. Khối lượng và mức quán tính:
Định nghĩa:
Khối lượng là đại lượng đặc trưng cho mức quán tính của vật
*Học sinh thực hiện câu C2
-Theo ĐL II Newton, vật nào có KL lớn thì thu gia tốc nhỏ, tức là thay đổi vận tốc chậm hơn. Hay vật nào có khối lượng lớn thì càng khó làm thay đổi vận tốc của nó tức là có mức quán tính lớn hơn.
*Học sinh thực hiện C3
-Vì máy bay có KL rất lớn nên có mức quán tính rất lớn. Do đó phải có thới gian tác dụng lực khá dài thì mới đạt vận tốc lớn để cất cánh. Vì vậy đường băng phải dàiđể máy bay có đủ thời gian tăng vận tốc
2. Tính chất của khối lượng
Khối lượng là đại lượng vô hướng
Khối lượng có tính chất cộng
3. Trọng lực. Trọng lượng
Trọng lực: Trọng lực là lực của trái đất tác dụng vào vật, gây ra cho chúng gia tốc rơi tự do.
Trọng lượng: Là độ lớn của trong lực tác dụng lên một vật
Công thức của trọng lực:
Học sịnh thực hiện C4:
Hãy giải thích tại sao ở cùng một nơi ta luôn có P1/P2 = m1/ m2
Tại cùng một nơi thì có cùng gia tốc rơi tự do.
III. ĐỊNH LUẬT III NEWTON
1. Sự tương tác giữa các vật: SGK)
Bắn hòn bi A vào hòn bi B ?
Bi B lăn đi, đồng thời chuyển động bi A thay đổi
b) Vợt đang đập vào quả bóng tennis?
Quả bóng và mặt vợt đều bị biến dạng
c) Một người dùng tay đẩy người kia chuyển động về trước thì thấy mình cũng bị đẩy về phía sau
2. Định luật:
Trong mọi trường hợp, khi vật A tác dụng lên vật B một lực, thì vật B cũng tác dụng lại vật A một lực. Hai lực này có cùng giá, cùng độ lớn, nhưng ngược chiều
3. Lực và phản lực
Đặc điểm:
*Lực và phản lực luôn xuất hiện(hoặc mất đi) đồng thời
*Lực và phản lực là hai lực trực đối
*Lực và phản lực không cân bằng nhau vì chúng đặt vào hai vật khác nhau
Bài tập về nhà
Trả lời các câu hỏi từ 1 6 SGK / Tr64
Làm các bài tập từ 7 đến 15 SGK
Lực là gì?
Lực là đại lượng vectơ đặc trưng cho tác dụng của vật này lên vật khác mà kết quả là gây ra gia tốc cho vật hoặc làm cho vật bị biến dạng
2. Định nghĩa tổng hợp lực? Nêu quy tắc hình bình hành.
-Tổng hợp lực là thay thế các lực tác dụng đồng thời vào cùng một vật bằng một lực có tác dụng giống hệt như những lực ấy.
kiểm tra bài cũ
-Nếu hai lực đồng quy làm thành hai cạnh của một hình bình hành, thì đường chéo kẻ từ điểm đồng quy biểu diễn hợp lực của chúng.
*LỰC CÓ CẦN THIẾT ĐỂ DUY TRÌ CHUYỂN ĐỘNG CỦA MỘT VẬT HAY KHÔNG?
*ĐỂ TRẢ LỜI CÂU HỎI NÀY, TA XÉT BÀI HỌC SAU
BÀI 10
BA ĐỊNH LUẬT NEWTON
I. Định luật I Newton
*Học sinh đọc phần mở bài và nhận xét.
-Galilê không tin lực là cần thiết để duy trì chuyển động của vật
1. Thí nghiệm lịch sử của Ga-li-lê: a) Thí nghiệm:
Có nhận xét gì về chuyển động của hòn bi?
Hòn bi không lăn tới độ cao ban đầu
CÂU HỎI
a)Ga-li-lê tiên đoán điều gì làm hòn bi không lăn tới độ cao ban đầu?
*Có một loại lực giấu mặt đó là lực ma sát.
b)Vậy nếu không có lực ma sát thì hòn bi chuyển động thế nào?
*Hòn bi sẽ lăn với vận tốc không đổi mãi mãi
c)Lúc này lực có cần để duy trì chuyển động hay không?
*Không
I. Định luật I Newton
2. ĐỊNH LUẬT I NEWTON:
Nếu một vật không chịu tác dụng của lực nào hoặc chịu tác dụng của các lực có hợp lực bằng không, thì vật đang đứng yên sẽ tiép tục đứng yên, đang chuyển động sẽ tiếp tục chuyển động thẳng đều
I. Định luật I Newton
*Định luật I Newton cho phép ta phát hiện ra rằng, mọi vật đều có tính chất mà nhờ nó vật tiếp tục chuyển động được, ngay cả khi các lực tác dụng vào vật mất đi. Tính chất ấy gọi là quán tính.
3. QUÁN TÍNH:
Quán tính là tính chất của mọi vật có xu hướng bảo toàn vận tốc cả về hướng và độ lớn
II. ĐỊNH LUẬT II NEWTON
*Hãy đọc phần mở của định luật II Newton và nhận xét?
*Lực lớn hơn gây ra cho xe một gia tốc lớn hơn.
*Khối lượng cũng ảnh hưởng tới gia tốc của xe.
-Cùng chịu một lực, vật nào có khối lượng nhỏ hơn sẽ thu được gia tốc lớn hơn và chuyển động nhanh hơn
II. ĐỊNH LUẬT II NEWTON
Định luật II Newton
Gia tốc của một vật cùng hướng với lực tác dụng lên vật. Độ lớn của gia tốc tỉ lệ thuận với độ lớn của lực và tỉ lệ nghịch với khối lượng của vật
Nếu vật chịu nhiều lực tác dụng thì F là hợp lực của các lực đó
2. Khối lượng và mức quán tính:
Định nghĩa:
Khối lượng là đại lượng đặc trưng cho mức quán tính của vật
*Học sinh thực hiện câu C2
-Theo ĐL II Newton, vật nào có KL lớn thì thu gia tốc nhỏ, tức là thay đổi vận tốc chậm hơn. Hay vật nào có khối lượng lớn thì càng khó làm thay đổi vận tốc của nó tức là có mức quán tính lớn hơn.
*Học sinh thực hiện C3
-Vì máy bay có KL rất lớn nên có mức quán tính rất lớn. Do đó phải có thới gian tác dụng lực khá dài thì mới đạt vận tốc lớn để cất cánh. Vì vậy đường băng phải dàiđể máy bay có đủ thời gian tăng vận tốc
2. Tính chất của khối lượng
Khối lượng là đại lượng vô hướng
Khối lượng có tính chất cộng
3. Trọng lực. Trọng lượng
Trọng lực: Trọng lực là lực của trái đất tác dụng vào vật, gây ra cho chúng gia tốc rơi tự do.
Trọng lượng: Là độ lớn của trong lực tác dụng lên một vật
Công thức của trọng lực:
Học sịnh thực hiện C4:
Hãy giải thích tại sao ở cùng một nơi ta luôn có P1/P2 = m1/ m2
Tại cùng một nơi thì có cùng gia tốc rơi tự do.
III. ĐỊNH LUẬT III NEWTON
1. Sự tương tác giữa các vật: SGK)
Bắn hòn bi A vào hòn bi B ?
Bi B lăn đi, đồng thời chuyển động bi A thay đổi
b) Vợt đang đập vào quả bóng tennis?
Quả bóng và mặt vợt đều bị biến dạng
c) Một người dùng tay đẩy người kia chuyển động về trước thì thấy mình cũng bị đẩy về phía sau
2. Định luật:
Trong mọi trường hợp, khi vật A tác dụng lên vật B một lực, thì vật B cũng tác dụng lại vật A một lực. Hai lực này có cùng giá, cùng độ lớn, nhưng ngược chiều
3. Lực và phản lực
Đặc điểm:
*Lực và phản lực luôn xuất hiện(hoặc mất đi) đồng thời
*Lực và phản lực là hai lực trực đối
*Lực và phản lực không cân bằng nhau vì chúng đặt vào hai vật khác nhau
Bài tập về nhà
Trả lời các câu hỏi từ 1 6 SGK / Tr64
Làm các bài tập từ 7 đến 15 SGK
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Nguyễn Tấn Cường
Dung lượng: |
Lượt tài: 1
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)