Bài 10. Ba định luật Niu-tơn

Chia sẻ bởi Thuy An | Ngày 10/05/2019 | 95

Chia sẻ tài liệu: Bài 10. Ba định luật Niu-tơn thuộc Vật lý 10

Nội dung tài liệu:

KIỂM TRA BÀI CŨ
Câu1: Lực là gì ?
-Lực là đại lượng đặc trưng cho tác dụng của vật này lên vật khác mà kết quả là gây gia tốc cho vật hoặc làm cho vật bị biến dạng.
Câu 2: Thế nào là các lực cân bằng ? Hai lực cân bằng có đặc điểm gì ?
-Các lực cân bằng là các lực khi tác dụng đồng thời vào cùng một vật thì không gây gia tốc cho vật.
-Hai lực cân bằng là hai lực cùng tác dụng lên một vật, cùng giá , cùng độ lớn và ngược chiều.
Câu 3: Nêu điều kiện cân bằng của chất điểm ?
-Muốn cho chất điểm đứng yên cân bằng thì hợp lực của các lực tác dụng lên nó phải bằng không.
Hỏi: Tại sao cái bàn lại đứng yên trên mặt sàn ?
Hỏi: Tại sao tàu hoả lại chuyển động thẳng đều trên đường ray ?
Hỏi: Tại sao vật rơi tự do lại chuyển động có gia tốc ?
Hỏi:Tại sao khi đi xe người ta khuyên mình không nên phanh gấp ?
Hỏi : Tại sao khi tra búa vào cán ta phải gõ mạnh cán búa xuống đất ?
Hỏi: Khi khám bệnh xong ta thường thấy các Bác Sĩ rũ mạnh ống cặp sốt, làm như vậy để làm gì để làm gì ?
BÀI 10: BA ĐỊNH LUẬT NIU-TƠN
I/ Định luật I Niu-Tơn:
Hỏi: Lực có phải là nguyên nhân gây ra sự biến đổi chuyển động hay không?
-Lực là nguyên nhân gây ra sự biến đổi chuyển động.
Hỏi: Lực có cần thiết để duy trì chuyển động hay không ?
-Lực không cần thiết để duy trì chuyển động.
I/ Định luật I Niu-Tơn:
Hỏi: Nguyên nhân cản trở chuyển động của vật là gì ?
- Do có ma sát.
Hỏi: Dự đoán nếu loại bỏ được ma sát các vật sẽ chuyển động như thế nào ?
-Các vật đang chuyển động, sẽ chuyển sang trạng thái chuyển động thẳng đều mãi mãi mà không bao giờ dừng lại.
I/ Định luật I Niu-Tơn:

Quan sát thí nghiệm của Ga-Li-Lê: Nhà vật lí học người I-ta-li-a (1564-1642)
galile n1.IP
galile n2.IP
galile n3.IP
-Nguyên nhân cản trở chuyển động của vật là do ma sát, nếu loại bỏ được ma sát thì vật sẽ chuyển động với vận tốc không đổi mãi mãi mà không cần đến lực để duy trì chuyển động.

1. Thí nghiệm lịch sử của Ga-Li-Lê:

I/ Định luật I Niu-Tơn:
2. Định luật I Niu-Tơn:
* Phát biểu: Nếu một vật không chịu tác dụng của lực nào hoặc chịu tác dụng của các lực có hợp lực bằng không, thì vật đứng yên sẽ tiếp tục đứng yên, đang chuyển động sẽ tiếp tục chuyển động thẳng đều.
Xem thí nghiệm kiểm chứng chuyển động thẳng đều của xe trên đệm không khí:
3. Quán tính:
- Quán tính là tính chất của mọi vật có xu hướng bảo toàn vận tốc cả về hướng và độ lớn.
Hỏi: Quán tính là gì ?
C1: Tại sao xe đạp lại chạy thêm được một quãng đường nửa mặc dù ta ngừng đạp ? Tại sao khi nhảy từ bậc cao xuống ta phải gập chân lại ?

-Do xe đạp có quán tính nên nó có xu hướng bảo toàn vận tốc chuyển động thẳng đều mặc dù ta đã ngừng đạp, xe chuyển động chậm dần là vì có ma sát.
-Khi nhảy từ trên cao xuống chân người dừng lại đột ngột, còn thân người thì tiếp tục chuyển động vì có quán tính nên làm cho chân gập lại.
Hỏi:Tại sao khi đi xe người ta khuyên mình không nên phanh gấp ?
-Vì theo quán tính, xe sẽ trượt một quãng đường dài nữa thì mới dừng lại nên dễ gây ra tai nạn giao thông.
Hỏi : Tại sao khi tra búa vào cán ta phải gõ mạnh cán búa xuống đất ?
-Khi gõ mạnh xuống đất cán búa dừng lại đột ngột, còn lưỡi búa thì theo quán tính sẽ chuyển động ấn sâu vào cán búa.
Hỏi: Khi khám bệnh xong ta thường thấy các Bác Sĩ rũ mạnh ống cặp sốt, làm như vậy để làm gì để làm gì ?
-Các Bác Sĩ dựa vào quán tính để đưa cột thuỷ ngân tụt xuống.
Hỏi: Định luật I Niu-Tơn cho phép ta xét các vật khi không chịu tác dụng của lực nào hoặc các vật có hợp lực bằng không thì vật đứng yên hay chuyển động thẳng đều. Nhưng nếu các lực tác dụng lên vật có hợp lực khác không thì vật sẽ chuyển động như thế nào ?
-Vật sẽ chuyển động có gia tốc.
II/ Định luật II Niu-Tơn:
Hỏi: Gia tốc của vật phụ thuộc như thế nào vào hướng và độ lớn của lực tác dụng ?
-Gia tốc của vật cùng hướng với lực tác dụng gây gia tốc cho vật .
-Gia tốc của vật tỉ lệ thuận với lực tác dụng gây gia tốc.
Hỏi: Gia tốc của vật phụ thuộc như thế nào vào khối lượng của vật ?
-Độ lớn gia tốc của vật tỉ lệ nghịch với khối lượng của vật.
II/ Định luật II Niu-Tơn:

1. Định luật II Niu-Tơn:
* Phát biểu: Gia tốc của một vật cùng hướng với lực tác dụng lên vật. Độ lớn của gia tốc tỉ lệ thuận với độ lớn lực tác dụng và tỉ lệ nghịch với khối lượng của vật.
* Biểu thức:

Hay
m: Khối lượng của vật (kg)
F: Lực tác dụng lên vật (N)
a: Gia tốc của vật (m/s2)
Hỏi: Trường hợp có nhiều lực tác dụng vào vật thì F được gọi là gì?
Chú ý:Trường hợp có nhiều lực tác dụng vào vật thì F được gọi là hợp lực của các vật tác dụng lên vật.
2. Khối lượng và mức quán tính:
Hỏi: Khối lượng là gì ?
-Khối lượng là đại lượng dùng để chỉ lượng chất chứa trong vật .
C2: Cho hai vật chịu tác dụng của những lực có độ lớn bằng nhau. Hãy vận dụng định luật II Niu-Tơn để suy ra rằng, vật nào có khối lượng lớn hơn thì khó làm thay đổi vận tốc của nó hơn, tức là có mức quán tính lớn hơn.
-Theo định luật II Niu-Tơn thì vật nào có khối lượng lớn hơn thì thu gia tốc nhỏ hơn, tức là thay đổi vận tốc chậm hơn, có quán tính lớn hơn và ngược lại.
2. Khối lượng và mức quán tính:
a. Định nghĩa: Khối lượng là đại lượng đặc trưng cho mức quán tính của vật.
C3: Tại sao máy bay phải chạy một quãng đường dài trên đường băng thì mới cất cánh được ?
-Vì máy bay có khối lượng lớn nên có mức quán tính lớn do đó cần phải có thời gian tác dụng lực khá dài thì mới đạt được vận tốc đủ lớn để cất cánh. Chính vì thế đường băng thường được làm khá dài.
b.Tính chất khối lượng:
-Khối lượng là một đại lượng vô hướng, dương và không đổi đối với mỗi vật.
-Khối lượng có tính chất cộng được.
3.Trọng lực -Trọng lượng:
a. Trọng lực là gì?
-Trọng lực là lực hút của trái đất tác dụng vào các vật, gây ra gia tốc rơi tự do.
-Trọng lực kí hiệu:
+Điểm đặt tại trọng tâm của vật.
+Phương thẳng đứng.
+Chiều từ trên xuống.
b. Trọng lượng: Độ lớn trọng lực gọi là trọng lượng. Trọng lượng được đo bằng lực kế.
c.Công thức:
-------------------------------------
Câu hỏi trắc nghiệm:
Câu1: Chọn câu đúng:
A. Khi không có lực tác dụng thì vật không thể chuyển động được.
B.Vật chuyển động nhanh dần đều khi chịu tác dụng của một vật có độ lớn tăng dần.
C.Vật chuyển động nhanh dần khi chịu tác dụng của nhiều lực.
D.Vật không thể chuyển động thẳng đều nếu chỉ có một lực tác dụng.
Câu 2: Chọn câu đúng:
A. Không có lực tác dụng thì thì các vật không thể chuyển động được.
B. Một vật bất kì chịu tác dụng của một lực có độ lớn tăng dần thì chuyển động nhanh dần.
C. Một vật chịu tác dụng đồng thời của nhiều lực mà vẫn chuyển động thẳng đều.
D. Không có vật nào có thể chuyển động nếu các lực tác dụng vào nó tự nhiên mất đi.
Câu3: Một chất điểm đang đứng yên chịu tác dụng của hợp lực F có giá trị không đổi thì:
A.Chuyển động thẳng đều.
B. Chuyển động đều.
C. Đứng yên hoặc chuyển động thẳng đều.
D.Chuyển động có gia tốc.
Câu4: Nếu một vật đang chuyển động bổng nhiên tất cả các lực tác dụng lên nó ngừng tác dụng thì:
A.Vật lập tức dừng lại ngay.
C.Vật chuyển động chậm dần rồi dừng lại.
B. Vật chuyển ngay sang trạng thái chuyển động thẳng đều.
D.Vật chuyển động chậm dần rồi sẽ chuyển động thẳng đều.
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Thuy An
Dung lượng: | Lượt tài: 1
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)