Bài 10. Ba định luật Niu-tơn

Chia sẻ bởi Trần Hữu Tú | Ngày 10/05/2019 | 59

Chia sẻ tài liệu: Bài 10. Ba định luật Niu-tơn thuộc Vật lý 10

Nội dung tài liệu:

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐẮK NÔNG
TRƯỜNG THPT KRÔNG NÔ
KIỂM TRA BÀI CŨ:
Phát biểu định nghĩa của lực và điều kiện cân bằng của một chất điểm.
TRẢ LỜI:
Lực là đại lượng vectơ đặc trưng cho tác dụng của vật này lên vật khác mà kết quả là gây ra gia tốc cho vật hoặc làm cho vật biến dạng.
? Định nghĩa của lực
? Điều kiện cân bằng của một chất điểm
Muốn cho một chất điểm đứng cân bằng thì hợp lực của các lực tác dụng lên nó phải bằng không.
ĐỘNG LỰC HỌC CHẤT ĐIỂM
ISAAC NEWTON
CHƯƠNG II
Ti?t 17
II. ĐỊNH LUẬT II NIU-TƠN
1. Định luật II Niu-tơn
2. Khối lượng và mức quán tính
3. Trọng lực. Trọng lượng
 Vận dụng
 Củng cố
Dặn dò

I. ĐỊNH LUẬT I NIU-TƠN
1. Thí nghiệm lịch sử của Ga-li-lê
2. Định luật I Niu-tơn
3. Quán tính
I - ĐỊNH LUẬT I NIU-TƠN
1. Thí nghiệm lịch sử của Ga-li-lê
Tại vì có ma sát. Theo định luật bảo toàn năng lượng, năng lượng của viên bi đã phải chuyển hoá một phần để thắng lực ma sát nên không thể lăn ngược lên máng 2 đến cùng một độ cao như máng 1.
Viên bi chịu tác dụng lực hút của trái đất và phản lực của mặt sàn. Hai lực này cân bằng nhau.
Tại sao trong thí nghiệm, viên bi không lăn ngược lên máng 2 đến cùng một độ cao như máng 1? Năng lượng của viên bi đã mất mát do đâu?
Trên mặt phẳng nằm ngang, nếu không có lực ma sát thì viên bi chịu tác dụng của những lực nào? Phân tích lực?
2. Định luật I Niu-tơn
Dưới tác dụng của hai lực cân bằng, thì vật đang đứng yên sẽ tiếp tục đứng yên, đang chuyển động sẽ tiếp tục chuyển động thẳng đều.
Nếu một vật không chịu tác dụng của lực nào hoặc chịu tác dụng của các lực có hợp lực bằng không, thì vật đang đứng yên sẽ tiếp tục đứng yên, đang chuyển động sẽ tiếp tục chuyển động thẳng đều.
Hãy quan sát hiện tượng sau:
Chuyển động thẳng đều được nói đến trong định luật trên được gọi là chuyển động theo quán tính.

Vật sẽ ở trạng thái nào nếu chịu tác dụng của hai lực cân bằng?

Chuyển động thẳng đều được nói đến trong định luật trên được gọi là chuyển động gì ?

Tại sao khi xe Môtô đã dừng lại, mà người ngồi trên xe vẫn tiếp tục chuyển động về phía trước? Chuyển động đó được gọi là chuyển động gì?

Khi xe Môtô đã dừng lại, do quán tính nên người ngồi trên xe vẫn tiếp tục chuyển động về phía trước. Chuyển động đó được gọi là chuyển động theo quán tính.
Khi có lực tác dụng, mọi vật đều không thể thay đổi vận tốc đột ngột được vì mọi vật đều có quán tính.
Quán tính là tính chất của mọi vật có xu hướng bảo toàn vận tốc cả về hướng và độ lớn.
3. Quán tính
Đáp án
Điều gì chứng tỏ mọi vật đều có quán tính?

Quán tính là gì?
Haõy nghieân cöùu caâu hoûi C 1 trong saùch giaùo khoa vaø traû lôøi.
Hãy quan sát hiên tượng
Cùng chịu một lực tác dụng, vật nào có khối lượng nhỏ hơn sẽ thu được gia tốc lớn hơn và chuyển động nhanh hơn.
Với cùng một lực như nhau và trong những điều kiện như nhau:
Xe ôtô có khối lượng lớn, thu được gia tốc nhỏ nên chuyển động
chậm.
Xe đạp có khối lượng nhỏ, thu được gia tốc lớn nên chuyển động
nhanh hơn.
Người thứ nhất đẩy chiếc ôtô con và người thứ hai đẩy chiếc xe đạp với cùng một lực như nhau, trong những điều kiện như nhau thì xe ôtô và xe đạp chuyển động như thế nào?

Khối lượng của vật có quan hệ như thế nào với gia tốc của nó thu được?

* Khi ít người cùng đẩy thì chỉ gây ra cho xe một gia tốc nhỏ nên xe chuyển động chậm.
* Khi nhiều người cùng đẩy thì gây ra cho xe một gia tốc lớn hơn nên xe chuyển động nhanh hơn.
Lực tác dụng lên vật có quan hệ với gia tốc của vật như thế nào?
- Lực tác dụng lên vật nhỏ sẽ gây ra gia tốc nhỏ.
- Lực tác dụng lên vật lớn hơn sẽ gây ra gia tốc lớn hơn.
Véctơ gia tốc của vật chuyển động có hướng và độ lớn như thế nào với lực tác dụng?
Véctơ gia tốc của vật chuyển động luôn cùng hướng và có độ lớn tỉ lệ thuận với độ lớn của lực tác dụng.
Với cùng một xe ôtô, trong những điều kiện như nhau. Khi ít người cùng đẩy và khi nhiều người cùng đẩy thì xe chuyển động như thế nào?
1. Định luật II Niu-tơn
Gia tốc của một vật cùng hướng với lực tác dụng lên vật. Độ lớn của gia tốc tỉ lệ thuận với độ lớn của lực và tỉ lệ nghịch với khối lượng của vật
Ta có hệ thức:
(10.1)
II - ĐỊNH LUẬT II NIU-TƠN
Nếu nói vật 1 có khối lượng gấp đôi vật 2 thì có nghĩa là khi ta xách vật 1 sẽ có cảm giác nặng hơn vật 2.
2. Khối lượng và mức quán tính
? Theo định luật II Niu-tơn, vật nào có khối lượng lớn hơn thì thu gia tốc nhỏ hơn nên càng khó làm thay đổi vận tốc của nó hơn, tức là có mức quán tính lớn hơn
Đáp án
Nếu nói vật 1 có khối lượng gấp đôi vật 2 thì có nghĩa là gì?
Haõy nghieân cöùu caâu hoûi C 2 trong saùch giaùo khoa vaø traû lôøi.
2. Khối lượng và mức quán tính
a) Định nghĩa
Khối lượng là đại lượng đặc trưng cho mức quán tính của vật.
Đáp án
Haõy nghieân cöùu caâu hoûi C 3 trong saùch giaùo khoa vaø traû lôøi.
b) Tính chất của khối lượng
- Khối lượng là một đại lượng vô hướng, dương và không đổi đối với mỗi vật.
- Khối lượng có tính chất cộng.
a) Trọng lực là lực hút của trái đất tác dụng vào các vật, gây ra cho chúng gia tốc rơi tự do,
ký hiệu là
b) Độ lớn của trọng lực tác dụng lên một vật gọi là trọng lượng của vật,
ký hiệu là
c) Công thức của trọng lực
(10.2)
3. Trọng lực. Trọng lượng
Đáp án
Tại cùng một nơi thì có cùng gia tốc rơi tự do.
Lập tỉ số
Haõy nghieân cöùu caâu hoûi C 4 trong saùch giaùo khoa vaø traû lôøi.
Cần nắm được các kiến thức:
Định luật II Niu-tơn, Khối lượng và mức quán tính
Định luật I Niu-tơn và quán tính
Trọng lực.
Trọng lượng
Bài tập về nhà: làm bài tập 11, 12 SGK
CỦNG CỐ VÀ DẶN DÒ
1. Các lực tác dụng vào vật cân bằng nhau khi vật chuyển động:
thẳng.
biến đổi đều.
thẳng đều.
tròn đều.
SAI
A
SAI
B
SAI
D
ĐÚNG
C
VẬN DỤNG
2. Một vật đang chuyển động với vận tốc v. Đột nhiên tất cả các lực tác dụng lên vật mất đi, vật sẽ chuyển động như thế nào?
Vật tiếp tục chuyển động với vận tốc v không đổi.
Vật sẽ đổi hướng chuyển động.
Vật chuyển động chậm đần đều rồi dừng lại.
Vật dừng lại ngay lập tức.
ĐÚNG
A
SAI
B
SAI
D
SAI
C
VẬN DỤNG
3. Khối lượng của một vật không ảnh hưởng đến:
Gia tốc của vật.
Phản lực tác dụng vào vật.
Trọng lượng của vật.
Quán tính của vật.
SAI
A
ĐÚNG
B
SAI
D
SAI
C
VẬN DỤNG
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Trần Hữu Tú
Dung lượng: | Lượt tài: 2
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)