Bài 10. Ba định luật Niu-tơn

Chia sẻ bởi Winnie Pooh | Ngày 09/05/2019 | 57

Chia sẻ tài liệu: Bài 10. Ba định luật Niu-tơn thuộc Vật lý 10

Nội dung tài liệu:


LỚP: 10A7
NĂM HỌC: 2008-2009
TRƯỜNG :THPT VÕ THỊ SÁU
NHÓM 1
BA ĐINH LUÂT NIU-TƠN


II.Định luật II Niu-Tơn
III.Định luật III Niu-Tơn
I.Định luật I Niu-Tơn
I. ĐỊNH LUẬT I NIU-TƠN
2. Định luật I Niu-Tơn
3.Quán tính
1.Thí nghiệm lịch sử của Ga-li-lê
1. Thí nghiệm lịch sử của Ga-li-lê
- Ga-li-lê là người đầu tiên làm thí nghiệm để nghiên cứu chuyển động. Ông cho rằng, một hòn bi không lăn được đến độ cao ban đầu là do có ma sát. Như vậy, bằng thực nghiệm ông đã phát hiện ra một loại lực giấu mặt, đó là lực ma sát và tin rằng nếu không có lực ma sát thì không cần đến lực để duy trì chuyển động của một vật.
Trường hợp 1:


Trường hợp 2:


Trường hợp 3:
Quan sát thí nghiệm nêu nhận xét:

Góc nghiêng càng nhỏ thì quãng đường viên bi đi được càng dài

Ga-li-lê nhận xét:

Góc nghiêng càng nhỏ mặt phẳng nghiêng càng nhẵn thì quãng đường viên bi đi được càng dài

Góc nghiêng bằng không và mặt phẳng nghiêng rất nhẵn thì viên bi sẽ lăn với vận tốc không đổi mãi mãi
2. Định luật I Niu-Tơn
Nếu một vật không chịu tác dụng của lực nào hoặc chịu tác dụng của các lực có hợp lực bằng 0 thì vật đang đứng yên sẽ tiếp tục đứng yên, đang chuyển động sẽ tiếp tục chuyển động thẳng đều
3.Quán tính
Quán tính là tính chất của một vật có xu hướng bảo toàn vận tốc cả về hướng và độ lớn
Hãy giải thích hiện tượng sau:
II. ĐỊNH LUẬT II NIU-TƠN

3.Trọng lực.trọng lượng
1.Định luật II Niu-Tơn
2.Khối lương và mức quán tính
Định luật II Niu_Tơn
a) Quan sát
a) Quan sát
1.D?nh lu?t II Niu_Ton
Ta tăng lực lên
1.Định luật II Niu_Tơn
a) Quan sát
1.Định luật II Niu_Tơn
Quan sát

Giữ nguyên lực F2,tăng khối lượng
1.Định luật II Niu_Tơn
Quan sát
b)Định luật
Gia tốc của một vật cùng hướng với lực tác dụng lên vật. Độ lớn của gia tốc tỉ lệ thuận với độ lớn của lực và tỉ  lệ nghịch với khối lượng của vật.
*Công thức

                   
2.Khối lượng và mức quán tính
Định nghĩa
Khối lượng là đại lượng đặc trưng cho mức quán tính của vật

Tính chất của khối lượng
Khối lượng là một đại lượng vô hướng, dương và không đổi đối với mỗi vật.
Khối lượng có tính chất cộng: Khi nhiều vật được ghép lại thành một hệ vật thì khối lượng của hệ bằng tổng khối lượng của các vật đó.


3.Trọng lực.Trọng lượng
a) Trọng lực
Trọng lực là lực của Trái Đất tác dụng vào các vật, gây ra cho chúng gia tốc rơi tự do.Trọng lực được
kí hiệu là P
Ở gần Trái Đất, trọng lực có phương thẳng đứng, có chiều từ trên xuống và đặt vào một điểm đặc biệt của mỗi vật, gọi là trọng tâm của vật

b)Trọng lượng
Ta có độ lớn của trọng lực tác dụng lên một vật gọi là trọng lượng của vật kí hiệu là . Trọng lượng của vật được đo bằng lực kế.
c) Công thức của trọng lực
Áp dụng định luật II Niu-Tơn vào trường hợp một vật rơi tự do, ta tìm được cộng thức của trọng lực:


P = mg
III. Định luật Niu-Tơn



1.Sự tương tác giữa các vật
2.Định luật III Niu-Tơn
3.Lực và phản lực
1.Sự tương tác giữa các vật
2.Định luật III Niu-Tơn

Trong mọi trường hợp, khi vật A tác dụng lên vật B một lực, thì vật B cũng tác dụng lại vật A một lực. hai lực này có cùng giá, cùng độ lớn, nhưng ngược chiều
               
3.Lực và phản lực

Một trong hai lực tương tác giữa hai vật gọi là lực tác dụng còn lực kia là phản lực

a)Lực và phản lực có những đặc điểm gì ?

Lực và phản lực luôn luôn xuất hiện (hoặc mất đi) đồng thời.
Lực và phản lực có cùng giá, cùng độ lớn, nhưng ngược chiều. Hai lực có đặc điểm như vậy gọi là hai trực đối.
Lực và phản lực không cân băng nhau vì chúng đặt vào hai vật khác nhau.

b) Ví dụ
Ghi chú: Khi xét tương tác giữa 2 vật thì 2 vật đó tạo thành 1 hệ.Lực tương tác giữa 2 vật gọi là nội lực.,Các lực khác tác dụng lên hai vật gọi là ngoại lực
b) Ví dụ
Khi ta muốn bước chân phải về phía trước thì chân trái đạp vào mặt đất một lực F   hướng về

phía sau. Ngược lại đất cũng đẩy lại chân ta một phản lực F = - F hướng về phía

trước (h.10.6/SGK). Vì trái đất có khối lượng rất lớn nên lực của ta không gây ra cho Trái Đất một gia tốc nào đáng  kể. Còn ta có khối lượng nhỏ hơn trái đất rất nhiều, nên phản lực của mặt đất gây ra cho ta một gia tốc, làm ta chuyển động về phía trước.
ÔN TẬP
A
B
C
D
A,B,C,D…
Chọn đi nha
Khi một xe bus tăng tố đột ngột thì các hành khách?

A.Dừng lại ngay
B.Ngả người về phía sau
C.Chúi người về phía trước
D.Ngả người sang bên cạnh
Nếu một vật đang chuyển động có gia tốc mà lực tác
dụng lên vật giảm đi thì vật sẽ thu được gia tốc thế nào?

A.Lớn hơn

B.Nhỏ hơn

C.Không thay đổi

D.Bằng không
Khi một con ngựa kéo xe,lực tác dụng vào con
ngựa làm nó chuyển động bề phía trước là?

A.Lực mà ngựa tác dụng vào xe

B.Lục mà xe tác dụng vào ngựa

C.Lực mà ngựa tác dụng vào mặt đất

D.Lực mà mặt đất tác dụng vào ngựa
Nối các nội dung sao cho phù hợp
A.Lực là
B.Khối lượng là
C.Đơn vị của lực là
2.Niu-Tơn
1.Đại lượng đặc trưng cho mức quán tính của 1 vật
3.Nguyên nhân làm thay đồi của 1 vật đang chuyển động
VIP là tui nhá ^^!!
Đừng nói những điều hiển nhiên thế
Sai rùi…ứ chịu đâu >_<
Chẹp chẹp…
Oh yeah!!
Chúc mừng đại ka đi kưng
Sai rồi …..
Về méc má cho koi
Sự thật phủ phàng
THE END
CÁM ƠN CÁC BAN ĐÃ THAM GIA
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Winnie Pooh
Dung lượng: | Lượt tài: 3
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)