Bài 10. Ba định luật Niu-tơn

Chia sẻ bởi Trần Thiên Kim | Ngày 09/05/2019 | 35

Chia sẻ tài liệu: Bài 10. Ba định luật Niu-tơn thuộc Vật lý 10

Nội dung tài liệu:

I.Định luật I Niu-Tơn.
II. Định luật II Niu-Tơn.
III.Định luật III Niu-Tơn.
1. Thí nghiệm lịch sử của Ga-li-lê.

O
O
O
Nếu không có ma sát và nếu máng 2 nằm ngang thì hòn bi sẽ lăn với vận tốc không đổi mãi mãi.

2
1
I.Định luật I Niu-Tơn.
HÃY DỰ DOÁN BI NÀO LĂN ĐƯỢC ĐOẠN ĐƯỜNG DÀI HƠN.
VÌ SAO THÍ NGHIỆM 1,2 BI KHÔNG LĂN ĐẾN ĐỘ CAO BAN ĐẦU.
TL: DO MA SÁT
Ở THÍ NGHIỆM 3,NẾU KHÔNG CÓ MA SÁT THÌ CHUYỂN ĐỘNG CỦA BI THẾ NÀO?
?
.
?
2. Định luật I Niu-tơn.
Nếu một vật không chịu tác dụng của lực nào hoặc chịu tác dụng của các lực có hợp lực bằng không, thì vật đứng yên sẽ tiếp tục đứng yên, đang chuyển động sẽ tiếp tục chuyển động thẳng đều.
I.Định luật I Niu-Tơn.
3. Quán tính.
Quán tính là tính chất của mọi vật có xu hướng bảo toàn vận tốc cả về hướng và độ lớn
ĐIỀU GÌ XẢY RA ĐỐI VỚI HÀNH KHÁCH NGỒI TRÊN XE ĐANG CHUYỂN ĐỘNG BỔNG XE THẮNG LẠI ĐỘT NGỘT ?
Hành khách bỊ ngã về phía trước.
Thí nghiệm 1:

II. Định luật II Niu-Tơn.
TÌM MỐI QUAN HỆ GiỮA a VÀ F ?
XE NÀO DI CHUYỂN NHANH HƠN ?
Thí nghiệm 2.
II. Định luật II Niu-Tơn.
XE NÀO DI CHUYỂN NHANH HƠN ?
TÌM MỐI QUAN HỆ GiỮA a VÀ m ?
Gia tốc của một vật cùng hướng với lực tác dụng lên vật. Độ lớn của gia tốc tỉ lệ thuận với độ lớn của lực và tỉ lệ nghịch với khối lượng của vật.
1. Định luật II Nui-tơn.
II. Định luật II Niu-Tơn.
2. Khối lượng và quán tính.
Định nghĩa:
Khối lượng là đại lượng đặc trưng cho mức quán tính của vật.
b) Tính chất của khối lượng:
- Khối lượng là đại lượng vô hướng, dương không đổi đối với mỗi vật.
- Khối lượng có tính chất cộng: khi nhiều vật được ghép thành hệ vật thì khối lượng của hệ bằng tổng khối lượng của các vật.
II. Định luật II Niu-Tơn.
3. Trọng lực. Trọng lượng.
a) Trọng lực là lực hút của trái đất tác dụng vào vật, gây cho chúng gia tốc rơi tự do.
Trọng lực kí hiệu là: P
-Trọng lực có phương thẳng đứng, chiều từ trên xuống.
-Điểm đặc là trọng tâm của vật.
b) Độ lớn trọng lực gọi là trọng lượng.
c) Công thức của trọng lực
II. Định luật II Niu-Tơn.
1. Sự tương tác giữa các vật
Hiện tượng vật A và B tác dụng vào nhau, gây ra gia tốc hoặc biến dạng cho nhau gọi là hiện tượng tương tác.
III.Định luật III Niu-Tơn
Nhận xét chuyển động của 2 bi trước và sau va chạm.
Nhận xét hình dạng của mặt vợt và quả bóng.
Dự đoán chuyển động của 2 HS, sau khi HS 2 đẩy HS 1 về phía trước.
+ Lúc đầu: bi A chuyển động, bi B đứng yên.
Sau va chạm: bi B chuyển động, đồng thời chuyển động của bi A cũng bị thay đổi.
+ Cả bóng và mặt vợt đều bị biến dạng.
+ HS 1 bị đẩy về trước, đồng thời HS 2 thấy chính mình cũng bị đẫy về phía sau.
2. Định luật.
Trong mọi trường hợp, khi vật A tác dụng lên vật B một lực, thì vật B cũng tác dụng lại vật A một lực. Hai lực này cùng giá, cùng độ lớn nhưng ngược chiều.
III.Định luật III Niu-Tơn
3. Lực và phản lực
Một trong hai lực tương tác giữa 2 vật gọi là lực tác dụng còn lực kia là phản lực.
a) Lực và phản lực có những đặc điểm
Lực và phản lực luôn luôn xuất hiện (hoặc mất đi) đồng thời.
Lực và phản lực có cùng giá, cùng độ lớn, nhưng ngược chiều. Hai lực có đặc điểm như vậy gọi là hai lực trực đối.
Lực và phản lực không cân bằng nhau vì chúng đặt vào hai vật khác nhau.
II. Định luật II Niu-Tơn.
Lực có xuất hiện đơn lẻ được hay không ?
Khi dùng búa đóng đinh, búa tác dụng lực lên đinh, còn đinh có tác dụng lực lên búa không ?
Nếu đinh tác dụng lên búa 1 lực có độ lớn bằng lực mà búa tác dụng lên đinh, thì 2 lực này có cân bằng nhau không ?
Khi búa tác dụng lực lên đinh thì đinh cũng tác dụng lực lên búa.
Lực búa tác dụng lên đinh và lực đinh tác dụng lên búa có độ lớn, chiều như thế nào ?
b) Ví dụ
Câu 1: Cho 2 vật chịu tác dụng của những lực có độ lớn bằng nhau. Hãy vận dụng định luật II Niuton để suy rằng, vật nào có khối lượng lớn hơn thì khó làm thay đổi vật tốc của nó hơn, túc là có mức quán tính lớn hơn ?
Câu 2: Tại sao máy bay phải chạy một quãng đường dài trên băng mới cất cách ?
Nếu một vật không chịu ………………….của lực nào hoặc chịu ……………….của các lực có ………………..bằng không, thì vật đứng yên sẽ tiếp tục………………….., đang chuyển động sẽ tiếp tục……………………………………………….
Gia tốc của một vật………………… với lực tác dụng lên vật. Độ lớn của gia tốc ………………………….với độ lớn của lực và……………….. với khối lượng của vật.
Trong mọi trường hợp, khi vật A ………………….lên vật B một lực, thì vật B cũng ……………………….. lại vật A một lực. Hai lực này cùng………., cùng ……………….nhưng ngược………..
tác dụng
tác dụng
hợp lực
đứng yên
chuyển động thẳng đều.
cùng hướng
tỉ lệ thuận
tỉ lệ nghịch
tác dụng
tác dụng
giá
độ lớn
chiều
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Trần Thiên Kim
Dung lượng: | Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)