Bài 10. Ba định luật Niu-tơn

Chia sẻ bởi Lê Hà Quốc Trị | Ngày 09/05/2019 | 49

Chia sẻ tài liệu: Bài 10. Ba định luật Niu-tơn thuộc Vật lý 10

Nội dung tài liệu:

Vì sao quả táo rơi xuống ?
Hãy cho biết độ lớn của lực tác dụng lên vật, biết vật nặng 250g và rơi với gia tốc 10m/s2 ?
Vậy trọng lực là gì ?
Trọng lượng là gì ?
II. Định luật II Niuton
3. Trọng lực. Trọng lượng.
a. Trọng lực( tác dụng lên vật).
+ Điểm đặt: tại trọng tâm của vật.
+ Phương: thẳng đứng.
+ Chiều: từ trên xuống.
b. Trọng lựợng( của vật).
- Là độ lớn của trọng lực tác dụng lên vật, kí hiệu là P.
- Theo định luật II Niuton thì P = mg.
Mời các em xem clip sau và giải thích vì sao ?
1. Sự tương tác giữa các vật:
A
B
Viên bi A và B thay đổi vận tốc là do nguyên nhân nào?

Các thay đổi đó xảy ra đồng thời không và có ý nghĩa gì ?
Xem vài ví dụ sau đây
III. Định luật III Niutơn:
Quả bóng và mặt vợt bị biến dạng là do nguyên nhân nào ?

Các biến dạng đó xảy ra đồng thời không và có ý nghĩa gì ?

Một người dùng tay đẩy người kia chuyển động về phía trước thì thấy chính mình cũng bị đẩy về phía sau là do nguyên nhân nào?
Tuy nhiên hai lực tương tác giữa hai vật có mối liên hệ gì thì chỉ có theo định luật III Niuton mới biết.
Vậy theo em sự tương tác giữa các vật như thế nào ?
1. Sự tương tác giữa các vật: khi va chạm các vật tác dụng lẫn nhau.
2. Định luật:
Trong mọi trường hợp, khi vật A tác dụng lên vật B một lực, thì vật B cũng tác dụng lại vật A một lực. Hai lực này cùng giá, cùng độ lớn, nhưng ngược chiều.
Một trong hai lực tương tác giữa hai vật gọi là lực tác dụng còn lực kia gọi là phản lực.
3. Lực và phản lực:
- Luôn xuất hiện hoặc mất đi đồng thời.

- Có cùng giá, cùng độ lớn nhưng ngược chiều nhau. Hai lực trực đối.

- Không cân bằng nhau vì chúng đặt vào hai vật khác nhau.

Lực tương tác giữa hai vật có tên gọi không ?
a. Có đặc điểm gì ?
b. Ví dụ:
c. Ghi chú: sgk
Bài 13/tr.65sgk: Trong 1 tai nạn giao thông, 1 ôtô tải đâm vào 1 ôtô con đang chạy ngược chiều. Ôtô nào chịu lực lớn hơn ? Ôtô nào nhận được gia tốc lớn ? Giải thích ?

Đáp án:
- Hai Ôtô chịu lực bằng nhau ( theo định luật III NiuTơn )
- Ôtô tải thu gia tốc nhỏ hơn ôtô con ( vì theo định luật II NiuTơn ôtô tải có khối lượng lớn nên thu gia tốc nhỏ hơn)
Củng cố:
Đáp án:
a. độ lớn của phản lực là 40N
b. hướng của phản lực là hướng xuống
c. phản lực tác dụng lên tay
d. túi thức ăn gây ra phản lực
Bài 14/tr.65sgk: Để xách 1 túi đựng thức ăn,1 người tác dụng vào túi 1 lực là 40N hướng lên. Hãy chỉ ra:
a. độ lớn của phản lực ?
b. hướng của phản lực ?
c. phản lực tác dụng lên vật nào ?
d. vật nào gây ra phản lực ?
Bài 15/tr.65sgk: Hãy chỉ ra cặp” lực và phản lực” trong các tình huống sau:
a. ô tô đâm vào thanh chắn đường.
b. thủ môn bắt bóng.
c. gió đập vào cánh cửa.
Đáp án:
a. ô tô gây ra lực tác dụng, thanh chắn đường gây ra phản lực.
b. thủ môn gây ra lực tác dụng, bóng gây ra phản lực.
c. gió gây ra lực tác dụng, bóng gây ra phản lực.
- Học bài và làm bài tập SGK trang 65.

Xem trước bài mới:
Lực hấp dẫn. Định luật vạn vật hấp dẫn
Dặn dò:
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Lê Hà Quốc Trị
Dung lượng: | Lượt tài: 1
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)