Bài 10. Ba định luật Niu-tơn

Chia sẻ bởi Trần Việt Giang | Ngày 09/05/2019 | 54

Chia sẻ tài liệu: Bài 10. Ba định luật Niu-tơn thuộc Vật lý 10

Nội dung tài liệu:

Bài 14: Định luật I Niu-tơn
SV: Lê Thanh Bình
Lớp: Lý 4A
1.Quan niệm của A-ri-xtốt
NỘI DUNG BÀI HỌC
2.Thí nghiệm lịch sử của Ga-li-lê
3. Định luật I Newton
4.Ý nghĩa của định luật I Newton
* Trong thực tế đời sống, nếu ta kéo một cái xe chuyển động, ngừng kéo thì nó lăn bánh tiếp một lát rồi dừng lại.
* Muốn cho một vật duy trì vận tốc không đổi thì phải có vật khác tác dụng lên nó.
* Quan niệm sai lầm này đã thống trị trong suốt nhiều thế kỷ.
1. Quan niệm của A-ri-xtốt
NHÀ TRIẾT HỌC CỔ ĐẠI ARIXTỐT
- Nhà bác học Ga-li-lê người Italia nghi ngờ quan niệm trên và đã làm thí nghiệm kiểm tra
- Ông dùng hai máng nghiêng, rất trơn và nhẵn.
-Ông lần lượt thay đổi độ nghiêng của máng 2 thì thấy rằng càng hạ thấp độ cao thì hòn bi lăn được quãng đường dài hơn.
NHÀ BÁC HỌC NGƯỜI Ý
GALILEO
2. Thí nghiệm lịch sử của Ga-li-lê.
A
A
A
B
B
B
Thí nghiệm Ga-li-lê
Thí nghiệm lịch sử của Galileo cho thấy rằng, nếu ta có thể loại trừ được các tác dụng cơ học lên một vật thì vật sẽ chuyển động thẳng đều với vận tốc vốn có của nó.
3.Định luật I Niu-tơn
Nếu một vật không chịu tác dụng của lực nào hoặc chịu tác dụng của các lực có hợp lực bằng 0, thì nó giữ nguyên trạng thái đứng yên hoặc chuyển động thẳng đều.
Ta gọi vật không chịu tác dụng của vật nào khác là vật cô lập. Trên thực tế không có vật nào hoàn toàn cô lập
Thí nghiệm minh họa
Để tạo ra vật gần như cô lập, ta sử dụng thiết bị đệm không khí như hình vẽ. Vật C, phía trên có gắn tấm chắn sáng AB đặt trên đệm không khí MN. Trên MN có hai cổng quang Q và R. Mỗi khi AB đi qua một ống, nó chắn chùm sáng ở cổng đó, đồng hồ điện tử sẽ ghi lại các khoảng thời gian và mà AB đi qua.
4.Ý nghĩa của định luật I Niu-tơn
Định luật I Niu-tơn nêu lên một tính chất quan trọng của các vật, đó là xu hướng bảo toàn vận tốc của mọi vật. Tính chất đó gọi là quán tính.
Quán tính là tính chất của mọi vật có xu hướng bảo toàn vận tốc cả về hướng và độ lớn.
Biểu hiện của quán tính:
Xu hướng giữ nguyên trạng thái đứng yên. Ta nói các vật có “tính ì”
Xu hướng giữ nguyên trạng thái chuyển động thẳng đều. Ta nói các vật chuyển động có “đà”.
Định luật I Niu tơn gọi là định luật quán tính và chuyển độn thẳng đều được gọi là chuyển động theo quán tính.
Hệ quy chiếu quán tính là hệ quy chiếu trong đó định luật I được nghiệm đúng. Hệ quy chiếu gắn với mặt đất hoặc chuyển động thẳng đều so với mặt đất là hệ quy chiếu quán tính
Video minh họa
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Trần Việt Giang
Dung lượng: | Lượt tài: 1
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)