Bài 10. Ba định luật Niu-tơn

Chia sẻ bởi Nguyễn Văn Cương | Ngày 09/05/2019 | 49

Chia sẻ tài liệu: Bài 10. Ba định luật Niu-tơn thuộc Vật lý 10

Nội dung tài liệu:

Tiết 17 : Bài 10:
I. ĐỊNH LUẬT I NIU-TƠN
1. Thí nghiệm lịch sử của Ga- li - lê:
Kết luận: - Lực “giấu mặt” là lực ma sát
- Khi không có lực ma sát và nếu máng nghiêng 2 nằm
ngang thì viên bi chuyển động mãi mãi.
BA ĐỊNH LUẬT NIU-TƠN
Nếu máng nghiêng bên phải nhẵn, nằm ngang thì viên bi cuyển động như thế nào?
Độ cao viên bi đạt được khi lăn qua máng bên phải như thế nào?
Vật đứng yên có chịu tác dụng lực hay không ?
Vật đứng yên chịu tác dụng của các lực cân bằng
2. Định luật I Niu-tơn:
Nếu một vật không chịu tác dụng của lực nào hoặc chịu tác dụng của các lực có hợp lực bằng không, thì vật đang đứng yên sẽ tiếp tục đứng yên, đang chuyển động sẽ tiếp tục chuyển động thẳng đều.
I. ĐỊNH LUẬT I NIU-TƠN
1. Thí nghiệm lịch sử của Ga- li - lê:
Quan sát và giải thích hiện tượng sau:
Chú ý: Định luật I Niu-tơn còn được gọi là định luật quán tính. Chuyển động thẳng đều còn được gọi là chuyển động theo quán tính.
2. Định luật I Niu-tơn:
3. Quán tính:
I. ĐỊNH LUẬT I NIU-TƠN
1. Thí nghiệm lịch sử của Ga- li - lê:
Quán tính là tính chất của mọi vật có xu hướng bảo toàn vận tốc cả về hướng và độ lớn.
Pb: Gia tốc của một vật cùng hướng với lực tác dụng lên vật. Độ lớn của gia tốc tỉ lệ thuận với độ lớn của lực và tỉ lệ nghịch với khối lượng của vật.
II. ĐỊNH LUẬT II NIU-TƠN :
1. Định luật II Niu-tơn:
Chú ý: Trường hợp vật chịu tác dụng của nhiều lực
thì:
Bt
I. ĐỊNH LUẬT I NIU-TƠN
II. ĐỊNH LUẬT II NIU-TƠN
1. Định luật II Niu-tơn:
2. Khối lượng và mức quán tính:
a) Định nghĩa:
Khối lượng là đại lượng đặc trưng cho mức quán tính của vật.
b) Tính chất của khối lượng:
- Khối lượng là một đại lượng vô hướng, dương và không đổi đối với mỗi vật.
- Khối lượng có tính chất cộng.
I. ĐỊNH LUẬT I NIU-TƠN
II. ĐỊNH LUẬT II NIU-TƠN
1. Định luật II Niu-tơn:
2. Khối lượng và mức quán tính:
3. Trọng lực. Trọng lượng:
a.Trọng lực:
Là lực hút của Trái Đất tác dụng vào các vật, gây ra cho chúng gia tốc rơi tự do, kí hiệu
+ Điểm đặt: Tại trọng tâm của vật.
+ Phương: thẳng đứng
+ Chiều : từ trên xuống
Là độ lớn của trọng lực : P = mg
b.Trọng lượng:
Củng cố bài học
- Định luật I Newton: Nếu một vật không chịu tác dụng của lực nào hoặc chịu tác dụng của các lực có hợp lực bằng không, thì vật đang đứng yên sẽ tiếp tục đứng yên, đang chuyển động sẽ tiếp tục chuyển động thẳng đều.
- Định luật II Newton: Gia tốc của một vật cùng hướng với lực tác dụng lên vật. Độ lớn của gia tốc tỉ lệ thuận với độ lớn của lực và tỉ lệ nghịch với khối lượng của vật.
Khái niệm: Khối lượng và tính chất của khối lượng.
- Khái niệm: Quán tính: là tính chất của mọi vật có xu hướng muốn bảo toàn vận tốc cả về hướng và độ lớn.
Câu 1. Khi một xe buýt tang tốc đột ngột thỡ các hành khách
Dừng lại ngay.
B. Chúi người về phía trước.
C. Ngả người về phía sau
D. Ngả người sang bên cạnh.
Câu 2. Ví dụ nào kể sau là biểu hiện của quán tính?
Rũ mạnh quần áo cho sạch bụi.
Khi đang chạy nếu bị vướng chân thỡ sẽ luôn ngã về phía trước.
Vận động viên nhảy xa phải chạy lấy đà.
D. Cả 3 ví dụ trên.
Chú ý :- bạn nào đao bài này cần chú ý nếu dạy máy chiếu thì có véc tơ phản lực cấn chọn màu khác đậm hơn,
- phải nắm được nội dung bài học nhất là chuyển động của các hình ảnh chuyển động dẫn dắt đưa ra định luật I,II niu tơn và quán tính.
- cần lấy ví dụ thực tế về quán tính như kéo tờ giấy trên bàn học thất nhanh nhưng vật ở trên tơ giấy không chuyển động theo.
- cần tham khao rbaif day trên mạng những tai nạn quay được qua camera

Bài 10 Ba định luật Niu-tơn với nhiều ứng dụng thực tế.(youtube)
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Nguyễn Văn Cương
Dung lượng: | Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)