Bài 10. Ảnh hưởng của các nhân tố ngoại cảnh đến quang hợp

Chia sẻ bởi Duy Tuong | Ngày 09/05/2019 | 118

Chia sẻ tài liệu: Bài 10. Ảnh hưởng của các nhân tố ngoại cảnh đến quang hợp thuộc Sinh học 11

Nội dung tài liệu:

KIỂM TRA BÀI CŨ
1. Sản phẩm của pha sáng? Chúng được sử dụng trong pha tối như thế nào?

2. Điểm giống nhau và khác nhau giữa các con đường C3, C4 và CAM?
Bài 10:

ĐẾN QUANG HỢP
NỘI DUNG BÀI HỌC:
Ánh sáng.
Nồng độ CO2
Nước
Nhiệt độ.
Các nguyên tố khoáng.
Trồng cây dưới ánh sáng nhân tạo.
THẢO LUẬN NHÓM
Quan sát hình 10.1 và trả lời câu hỏi:
- Cường độ ánh sáng ảnh hưởng như thế nào đến cường độ quang hợp khi nồng độ CO2 bằng 0,01 và 0,32 ?
- Nêu khái niệm về điểm bù ánh sáng và điểm no ánh sáng.
- Ảnh hưởng của quang phổ AS đến QH?
- Nhân tố nào trong hình 10.1 là tác nhân hạn chế quang hợp?
- Vận dụng những kiến thức nầy trong việc tăng năng suất cây trồng?
I. ÁNH SÁNG
Cường độ ánh sáng:
a. Điểm bù ánh sáng: là cường độ ánh sáng mà tại đó cường độ QH cân bằng với cường độ hô hấp.
b. Điểm no ánh sáng: là trị số ánh sáng mà từ đó cường độ quang hợp không tăng thêm dù cho cường độ ánh sáng tiếp tục tăng.
Khi nồng độ CO2 tăng thì tăng cường độ ánh sáng sẽ làm tăng cường độ quang hợp (trong giới hạn điểm bù AS đến điểm no AS)
Sự ảnh hưởng của cường độ ánh sáng đến quang hợp không tác động riêng lẽ mà nằm trong mối tương tác với các yếu tố khác của môi trường.
Có thể trồng cây trong nhà kính đối với những vùng ôn đới.
2. Quang phổ ánh sáng:
Thành phần ánh sáng biến động theo:
* Độ sâu (trong môi trường nước)
* Thời gian trong ngày
- Cường độ QH mạnh nhất ở tia đỏ và yếu nhất ở tia xanh tím, và hoàn toàn không hấp thu tia lục.
Quang phổ của ánh sáng ảnh hưởng đến phẩm chất của sản phẩm QH.
Tia xanh tím kích thích sự hình thành các acid amin, prôtêin. Còn tia đỏ thuận lợi cho quá trình tổng hợp carbohydrat.
THẢO LUẬN NHÓM
Quan sát hình 10.2 và nhận xét về sự phụ thuộc của QH vào nồng độ CO2 ở các loài cây.
Nước và muối khoáng có vai trò gì đối với QH?
Quan sát hình 10.2 và nhận xét về sự phụ thuộc của QH vào nhiệt độ ở các loài cây.

II. NỒNG ĐỘ CO2
Nồng độ CO2 trong tự nhiên trung bình là 0,03%
QH tỷ lệ thuận với nồng độ CO2 cho tới trị số bảo hòa (Ngưỡng QH: 0,008 – 0,01%)
Vượt quá trị số bảo hòa cường độ QH giảm.
Trị số tuyệt đối của QH biến đổi tùy thuộc vào cường độ chiếu sáng, nhiệt độ vàcác điều kiện khác.
Nguồn cung cấp CO2: hoạt động của các SV, VSV và sự hô hấp của rễ cây.
III. NƯỚC
Thiếu nước: cây chịu hạn có thể duy trì quang hợp ổn định hơn cây trung sinh và cây ưa ẩm.

Vai trò của nước:
Là nguồn nguyên liệu sử dụng trong quang hợp (cung cấp H+ và e- , là nguyên liệu tham gia vào các phản ứng tối của QH)
Nước ảnh hưởng đến tốc độ sinh trưởng và kích thước của lá.
Nước ảnh hưởng đến tốc độ vận chuyển các sản phẩm quang hợp.



Hàm lượng nước trong tế bào ảnh hưởng đến tốc độ hydrat của chất nguyên sinh do đó ảnh hưởng đến điều kiện làm việc của hệ thống enzym.
Quá trình thoát hơi nước đều hòa nhiệt độ của lá, ảnh hưởng đến QH.

IV. NHIỆT ĐỘ
Cường độ QH tăng theo nhiệt độ đến giá trị tối ưu (25o – 35oC) tuỳ loài cây và htời gian tác động.
Nhiệt độ cực tiếu, tối hảo và cực đại khác nhau ở từng loại cây, tuỳ thuộc vào đặc điểm sinh thái, xuất xứ giai đoạn sinh trưởng, phát triển của từng loài cây.
Trong giới hạn chịu nhiệt tăng nhiệt độ lên 10oC cường độ QH tăng 2 – 2,5 lần.
V. NGUYÊN TỐ KHOÁNG
Tham gia thành phần của enzym quang hợp (N, P, S) và diệp lục (Mg, N)
Điều tiết độ đóng mở khí khổng (K)
Liên quan đến quang phân ly nước (Mn, Cl …)

VI. TRỒNG CÂY DƯỚI ÁNH SÁNG NHÂN TẠO
Sử dụng ánh sáng của các loại đèn thay cho ASMT để trồng cây trong nhà.
Lợi ích: Khắc phục điều kiện bất lợi của môi trường.
Ứng dụng:
- Tránh giá rét, sâu bệnh.
- Sản xuất rau sạch, nhân giống cây trồng …
KIỂM TRA CUỐI BÀI
Câu 1: Điểm bù và điểm no ánh sáng ở cây trên đồi trọc và cây dưới tán rừng có gì khác nhau?
Cây trên đồi trọc có điểm bù và điểm no ánh sáng cao hơn cây dưới tán rừng.
Câu 2: Bằng hình vẽ, em hãy mô tả ảnh hưởng của nhiệt độ, nồng độ CO2 và ánh sáng tới quang hợp của thực vật.
Cường độ QH (mg CO2/dm2/giờ)
Nồng độ CO2 (ppm)
Cường độ QH (mg CO2/dm2/giờ)
Cường độ ánh sáng (lux)
Cường độ QH (mg CO2/dm2/giờ)
Nhiệt độ (oC)
Câu 3: Điểm bù ánh sáng là:
Cường độ ánh sáng mà tại đó cường độ quang hợp lớn hơn cường độ hô hấp.
b. Cường độ ánh sáng mà tại đó cường độ quang hợp bằng cường độ hô hấp.
c. Cường độ ánh sáng mà tại đó cường độ quang hợp nhỏ hơn cường độ hô hấp.
d. Cường độ ánh sáng mà tại đó cường độ quang hợp lớn gấp 2 lần cường độ hô hấp.
HẾT
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Duy Tuong
Dung lượng: | Lượt tài: 1
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)