Bài 10. Ảnh hưởng của các nhân tố ngoại cảnh đến quang hợp

Chia sẻ bởi Nghiêm Mạnh Thắng | Ngày 09/05/2019 | 47

Chia sẻ tài liệu: Bài 10. Ảnh hưởng của các nhân tố ngoại cảnh đến quang hợp thuộc Sinh học 11

Nội dung tài liệu:

LỚP 11A2
NHIỆT LIỆT CHÀO MỪNG
CÁC THẦY CÔ VỀ DỰ
KIỂM TRA BÀI CŨ
Câu 1. Quang hợp ở thực vật gồm những pha nào ? Kể tên 3 giai đoạn của pha sáng.
Câu 2. Kể tên của 3 giai đoạn trong pha tối của Quang hợp ở thực vật C3.

Quan sát tranh và cho biết có những yếu tố nào tác động đến quá trình quang hợp ?
Tiết 9.
ẢNH HƯỞNG CỦA CÁC NHÂN TỐ NGOẠI CẢNH ĐẾN QUANG HỢP.
QUANG HỢP VÀ NĂNG SUẤT CÂYTRỒNG
HS nghiên cứu SGK bài 10 và 11 để hoàn thành các yêu cầu sau:
Nhóm 1. Nêu ảnh hưởng của cường độ ánh sáng và quang phổ đến cường độ QH ? ( I § 10)
Nhóm 2. Nêu sự phụ thuộc của cường độ QH vào nồng độ CO2?II§10
Nhóm 3. Nêu vai trò của nước đối với QH ? ( III § 10)
Nhóm 4. Trình bày ảnh hưởng của nhiệt độ đến cường độ QH ?
Nhóm 5. Lấy ví dụ về vai trò của các ion khoáng đối với QH? (V§10)
Nhóm 6. Có thể trồng cây dưới ánh sáng nhân tạo không ? Lợi ích của việc trồng cây dưới ánh sáng nhân tạo ? (VI § 10)
Nhóm 7. Tại sao nói QH quyết định năng suất của cây trồng ? (I§11)
Nhóm 8. Nêu các biện pháp nâng cao năng suất cây trồng thông qua sự điều khiển cường độ QH ? ( II § 11)
1. Cường độ ánh sáng
- Điểm bù ánh sáng: cường độ ánh sáng mà tại đó cường độ quang hợp cân bằng với cường độ hô hấp.
- Điểm bão hòa ánh sáng: là trị số ánh sáng mà từ đó cường độ quang hợp không tăng thêm (đạt cực đại) dù cường độ ánh sáng tiếp tục tăng.
- Trong khoảng giữa điểm bù ánh sáng và điểm bão hòa ánh sáng, cường độ quang hợp tăng hầu như tỉ lệ thuận với cường độ ánh sáng.
I. ÁNH SÁNG
Nhóm 1. I. Ảnh hưởng của cường độ ánh sáng và quang phổ đến cường độ quang hợp?
-Các tia sáng khác nhau ảnh hưởng không giống nhau đến quang hợp.
-Quang hợp chỉ xảy ra ở miền ánh sáng xanh tím và đỏ
+ Các tia sáng đỏ: xúc tiến quá trình hình thành cacbohidrat.
+ Các tia sáng xanh tím: kích thích sự tổng hợp các axit amin, protein.
- Thành phần ánh sáng biến động phụ thuộc : + Độ sâu (trong môi trường nước) + Thời gian của ngày + Cây mọc dưới tán rừng
2. Quang phổ của ánh sáng
Nhiều tia đỏ
Nhiều tia xanh và tia tím
II. NỒNG ĐỘ CO2
Cây QH được ở nồng độ CO2 thấp nhất là 0,008 → 0,01%
Khi tăng nồng độ CO2: lúc đầu cường độ QH tăng tỉ lệ thuận sau đó tăng chậm cho tới khi đến trị số bão hoà CO2. Vượt quá trị số đó thì cường độ QH giảm

Điểm bão hòa CO2: nồng độ CO2 trong không khí ứng với lúc QH đạt cực đại.
Điểm bù CO2: nồng độ CO2 mà tại đó cường độ QH cân bằng với cường độ hô hấp.
- Ảnh hưởng đến sự đóng mở khí khổng nên ảnh hưởng tới khả năng xâm nhập CO2 vào lá để tiến hành các phản ứng quang hợp.
Nước quyết định tốc độ vận chuyển các sản phẩm quang hợp ra khỏi lá. Thiếu nước sản phẩm quang hợp bị tắc nghẽn → ức chế quang hợp
Nguyên liệu của quang hợp. Khi cây thiếu nước đến 40-60% quang hợp bị giảm mạnh hoặc ngừng.
Thực vật càng chống chịu hạn tốt thì quang hợp giảm ít hơn khi thiếu nước
III. NƯỚC
IV. NHIỆT ĐỘ
Nhiệt độ ảnh hưởng đến các phản ứng enzim chủ yếu trong pha tối của quang hợp. Đối với đa số các loài cây, quang hợp tăng theo nhiệt độ đến giá trị tối ưu (tùy loài), trên ngưỡng đó quang hợp giảm dần.
Giới hạn nhiệt độ của quang hợp: + Nhiệt độ làm QH tăng nhanh và đạt cực đại: 25-350C
+ Nhiệt độ cực tiểu làm ngừng quang hợp:
- 500C: vùng cực, núi cao và ôn đới
0-20C: á nhiệt đới
4-80C: nhiệt đới
+ Nhiệt độ cực đại làm ngừng quang hợp
Cây ưa lạnh: 120C
Cây ưa nhiệt: trên 500C
Cây ở sa mạc: trên 580 C
V. NGUYÊN TỐ KHOÁNG
Tham gia cấu thành nên enzim quang hợp (N, P, S) và diệp lục (N, Mg)
Điều tiết độ đóng mở khí khổng (K)
Liên quan đến quá trình quang phân li nước (Mn,Cl)
Sự ảnh hưởng của các nhân tố ngoại cảnh đến QH tùy thuộc vào đặc điểm của giống, loài cây.

Trong tự nhiên, các yếu tố môi trường không tác dụng riêng lẻ lên QH mà là tác động đồng thời.
CO2
Ánh sáng
Sắc tố
H2O
Nhiệt độ
Khoáng
Lưu ý:
VI. TRỒNG CÂY DƯỚI ÁNH SÁNG NHÂN TẠO
- Trồng cây dưới ánh sáng nhân tạo là sử dụng ánh sáng của các loại đèn (đèn neon, đèn sợi đốt) thay cho ánh sáng mặt trời để trồng cây trong nhà có mái che,…
- Lợi ích:
+ Khắc phục điều kiện bất lợi của môi trường
+ Sản xuất rau sạch, nhân giống cây trồng (nuôi cấy mô, tạo cành giâm…)

Nhân giống vô tính
Tạo cảnh quan
Cung cấp rau quả tươi trong mọi điều kiện
VII. QUANG HỢP QUYẾT ĐỊNH NĂNG SUẤT CÂY TRỒNG
Phân tích thành phần hoá học trong sản phẩm thu hoạch của cây trồng thu được:
C: 45% Tổng 3 nguyên tố này chiếm 90-95% O: 42-45% khối lượng chất khô. Phần còn lại: H: 6,5% 5-10% là các nguyên tố khác
Như vậy: 90-95% sản phẩm thu hoạch của cây lấy từ CO2 và H2O thông qua quang hợp → Quang hợp quyết định 90 – 95% năng suất cây trồng.
Năng suất sinh học
Ví dụ: Người ta tính được rằng: 1ha cà chua, sau 60 ngày thu được 3000 kg sinh khối. Trong đó có 2400 kg quả
Kết luận:
Năng suất sinh học (Nsh) = 3000/60 = 50 kg/ngày/ha
Năng suất kinh tế (Nkt) = 2400/60 = 40 kg/ngày/ha
Năng suất sinh học: Là tổng lượng chất khô tích luỹ được mỗi ngày trên 1 ha gieo trồng trong suốt thời gian sinh trưởng.
Năng suất kinh tế:Là một phần của năng suất sinh học được tích luỹ trong các cơ quan (lá, củ, quả, hạt..)có giá trị kinh tế đối với con người

Hạt
Củ
Quả
VIII. TĂNG NĂNG SUẤT CÂY TRỒNG THÔNG QUA SỰ ĐIỀU KHIỂN QUANG HỢP
2. Tăng cường độ quang hợp: + Cung cấp nước, bón phân, chăm sóc hợp lí, tạo điều kiện cho bộ lá phát triển.
+ Tuyển chọn, tạo giống mới có cường độ quang hợp cao.
3. Tăng hệ số kinh tế: - Tuyển chọn các giống cây có sự phân bố sản phẩm quang hợp vào bộ phận có giá trị kinh tế với tỉ lệ cao.
- Áp dụng các biện pháp nông sinh.
1. Tăng diện tích lá
- Tăng diện tích lá hấp thụ ánh sáng => tăng tích luỹ chất hữu cơ - Tăng diện tích lá bằng cách: + Áp dụng các biện pháp nông sinh: bón phân, tưới nước hợp lí. + Thực hiện kĩ thuật chăm sóc phù hợp với từng loài cây.
HÌNH ẢNH VỀ THÀNH TỰU TĂNG HỆ SỐ KINH TẾ
Một số giống ớt và cà chua chọn, tạo mới.
Cây cà chua
Cây khoai tây
Cây khoai - cà
Tăng năng suất cây trồng thông qua sự điều khiển QH
1,849 kg
Táo thường 0,3g – 0,5 kg
Tăng năng suất cây trồng thông qua sự điều khiển QH
782 kg
Bí ngô thường: 3 - 4 kg
Tăng năng suất cây trồng thông qua sự điều khiển QH
Chanh yên: dài khoảng 0,4 m, đường kính khoảng 0,2 m cân nặng khoảng 3,5 kg
CAM NĂNG SUẤT CAO
LÚA CHỊU HẠN NĂNG SUẤT CAO
CỦNG CỐ
TÓM TẮT NỘI DUNG
1. Cường độ và quang phổ của ánh sáng ảnh hưởng đến QH, QH cực đại tại các miền tia đỏ và tia xanh tím.
2. QH tỉ lệ thuận với nồng độ CO2 cho đến trị số bão hoà CO2, trên ngưỡng đó QH giảm.
3. Nước là yếu tố rất quan trọng đối với QH (nguyên liệu, môi trường, điều tiết khí khổng và nhiệt độ của lá).
4. Đa số loài cây, QH tăng theo nhiệt độ đến giá trị tối ưu (tuỳ loài), trên ngưỡng đó QH giảm.
5. Các nguyên tố dinh dưỡng khoáng ảnh hưởng đến nhiều mặt của QH (cấu tạo, điều tiết đóng mở khí khổng, quang phân li nước).
6. Trồng cây dưới ánh sáng nhân tạo giúp khắc phục điều kiện bất lợi của điều kiện môi trường, cung cấp rau sạch, nhân giống bằng phương pháp sinh dưỡng.
7. Quang hợp quyết định khoảng 90-95% năng suất cây trồng.
8. Tăng năng suất cây trồng bằng cách: tăng diện tích lá, tăng cường độ QH, tăng hệ số kinh tế.
Câu 1. Quang hợp chỉ xảy ra ở
miền ánh sáng da cam và miền ánh sáng đỏ.
B. miền ánh sáng xanh tím và miền ánh sáng đỏ.
C. miền ánh sáng xanh tím và miền ánh sáng lục.
D. miền ánh sáng vàng và miền ánh sáng lam.
Câu 2. Thông thường, ở điều kiện cường độ ánh sáng cao, tăng nồng độ … thuận lợi cho quang hợp.
Dấu … là:
A. O2. B. H2. C. CO2. D. SO2.
Câu 3: Quang hợp quyết định bao nhiêu phần trăm năng suất cây trồng?
A. 80 – 85%
B. 70 – 75%
C. 60 – 65%
D. 90 – 95%.
A. Nhiều lá thì cây sẽ hút được nhiều nguyên liệu hơn, nhựa được chuyển nhanh hơn cho quang hợp.
Câu 4. Tăng diện tích lá của cây trồng có thể tăng năng suất vì:
B. Làm tăng cường độ quang hợp dẫn tới tăng tích luỹ chất hữu cơ trong cây => tăng năng suất cây trồng.
C. Lá thải ra ôxi nhiều hơn, từ đó thúc đẩy hô hấp làm cây xanh có nhiều năng lượng hơn nên tăng quang hợp.
D. Tán lá rộng sẽ che bớt mặt đất, nên hạn chế mất nước, tăng độ ẩm, giảm thoái hoá các hợp chất hữu cơ và khoáng trong đất.
Câu 5. Năng suất sinh học là:
A. Tổng lượng chất khô tích lũy được mỗi phút trên 1 ha gieo trồng trong suốt thời gian sinh trưởng.
B. Tổng lượng chất khô tích lũy được mỗi giờ trên 1 ha gieo trồng trong suốt thời gian sinh trưởng.
C. Tổng lượng chất khô tích lũy được mỗi ngày trên 1 ha gieo trồng trong suốt thời gian sinh trưởng.
D. Tổng lượng chất khô tích lũy được mỗi tháng trên 1 ha gieo trồng trong suốt thời gian sinh trưởng.
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Nghiêm Mạnh Thắng
Dung lượng: | Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)