Bài 1. Từ và cấu tạo của từ tiếng Việt

Chia sẻ bởi Đinh Thủy | Ngày 21/10/2018 | 51

Chia sẻ tài liệu: Bài 1. Từ và cấu tạo của từ tiếng Việt thuộc Ngữ văn 6

Nội dung tài liệu:

Bài 1 – Tiết 3
Từ và cấu tạo của từ tiếng Việt
Trong ngôn ngữ giao tiếp thường ngày chúng ta thường sử dụng từ ngữ để có thể trò chuyện, trao đổi thông tin nhưng liệu trong số các em ngồi dưới đây có hiểu được “từ” là gì? Cấu tạo của từ như thế nào ?
Chính vì thế chúng ta sẽ đi sâu tìm hiểu bài “Từ và cấu tạo của từ tiếng Việt”

Từ là gì ?
Ví dụ
“ Thần dạy dân cách trồng trọt, chăn nuôi và cách ăn ở ”
Từ : thần, dạy, dân, cách, trồng trọt, chăn nuôi, và, cách, ăn ở.
Tiếng : thần, dạy, dân, cách, trồng , trọt, chăn , nuôi, và , cách, ăn, ở.
Nhận xét : Trong ví dụ trên có 9 từ.9 từ này tạo thành câu.
Ghi nhớ : SGK trang 13
Cách nhận diện tiếng trong từ.
Tiếng là đơn vị cấu tạo nên từ
Có từ có 1 tiếng, 2 tiếng ( hoặc 2 tiếng trở lên )
Khi 1 tiếng có thể dùng để tạo câu, tiếng đó trở thành từ.
Ví dụ :
Từ 1 tiếng : ăn, ngủ, học,…
Từ 2 tiếng : quần áo, sách vở,…
Từ 3 tiếng : câu lạc bộ, hợp tác xã…
Từ đơn và từ phức
Ví dụ
“Từ đấy, nước ta chăm nghề trồng trọt, chăn nuôi và có tục ngày Tết làm bánh chưng,bánh giày”
Từ đơn : từ chỉ có 1 tiếng ( từ, đấy, nước, ta, chăm, nghề, và, có, tục, ngày, tết )
Từ phức : từ có 2 hoặc nhiều tiếng trở lên ( trồng trọt, chăn nuôi, bánh chưng, bánh giầy )

Từ đơn – Từ phức
Từ đơn - từ phức
Giống : đều được cấu tạo từ tiếng
Khác : từ đơn là từ chỉ có 1 tiếng ; từ phức là từ gồm có 2 hoặc nhiều tiếng trở lên.
Từ ghép – Từ láy
Giống : là từ phức có cấu tạo từ 2 hoặc nhiều tiếng trở lên.
Khác :
Từ ghép là những từ được cấu tạo bằng cách ghép các tiếng có quan hệ với nhau về nghĩa.
Từ láy là những từ có quan hệ láy âm giữa các tiếng
Ghi nhớ : SGK trang 14
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Đinh Thủy
Dung lượng: | Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)