Bài 1. Từ và cấu tạo của từ tiếng Việt

Chia sẻ bởi Nguyễn Hoàng Long | Ngày 21/10/2018 | 31

Chia sẻ tài liệu: Bài 1. Từ và cấu tạo của từ tiếng Việt thuộc Ngữ văn 6

Nội dung tài liệu:

TRƯỜNG THCS HỒNG BÀNG
GV THỰC HIỆN: NGÔ THỊ AN
NGỮ VĂN 6
BÀI 1-TiẾT 3
TỪ VÀ CẤU TẠO CỦA TỪ TIẾNG VIỆT
KiỂM TRA BÀI CŨ
Hãy trình bày những đặc điểm tiêu biểu của truyền thuyết.
Là loại truyện dân gian truyền miệng kể về các nhân vật và sự kiện có liên quan đến lịch sử thời quá khứ.
_ Có yếu tố tượng tưởng ,kỳ ảo.
- Thể hiện thái độ và cách đánhgiá của nhân dân đối với sự kiện và nhân vật lịch sử được kể.












Em hiểu thế nào là chi tiết tượng tưởng kỳ ảo?Nêu vai trò của các chi tiết này
Là những chi tiết lạ lùng,khác thường,không có trong thực tế mà do con người tượng tưởng,sáng tạo ra.
Có vai trò tô đậm hình ảnh,tính cách của nhân vật trở nên đẹp và kỳ vĩ lạ thường,giúp câu chuyện trở nên sinh động,hấp dẫn,lôi cuốn người nghe.
Trong truyền thuyết “Con RồngCháu Tiên” em thích chi tiết nào nhất? Vì sao?
TiẾT 3
TỪ VÀ CẤU TẠO CỦA TỪ TiẾNG ViỆT
II/TỪ ĐƠN VÀ TỪ PHỨC:
III/ LUYỆN TẬP:
I/TỪ LÀ GÌ:
I/ Từ là gì?
1/ Lập danh sách các từ và tiếng trong câu:
Thần/dạy/dân/cách/trồng trọt/chăn nuôi/và/cách/ăn ở
PHÂN TÍCH
Câu trên có :
12 tiếng: khi nói mỗi tiếng phát ra có ranh giới rõ ràng.
12 chữ: mỗi tiếng được viết rời thành một chữ.
9 Từ : được phân cách bằng dấu gạch chéo.
2/ Các đơn vị được gọi là Tiếng và Từ có gì khác nhau?
Tiếng là đơn vị cấu tạo nên từ.
Khi nói mỗi tiếng phát ra thành một âm,khi viết mỗi tiếng phát ra thành một chữ.
Từ là đơn vị ngôn ngữ nhỏ nhất dùng để tạo câu.
Khi một Tiếng có thể dùng để tạo câu,tiếng ấy có thể trở thành Từ.
ll/ TỪ ĐƠN VÀ TỪ PHỨC
Điền các từ trong câu dưới đây vào bảng phân loại
Từ/đấy/nước/ta/chăm/nghề/trồng trọt/Chănnuôi/và/có/tục/ngày/Tết/làm/bánh chưng/bánh giầy.
BẢNG PHÂN LOẠI
VÍ DỤ
Từ,đấy,nước,ta,chăm,nghề, và,có,tục,ngày,Tết,làm
Chăn nuôi,bánh chưng,bánh giầy.
Trồng trọt
-Từ chỉ gồm một tiếng là từ đơn.

-Từ gồm 2 hoặc nhiều tiếng là từ phức
Cấu tạo từ ghép và từ láy có gì giống và khác nhau?
Giống nhau:
Đều là từ phức
Khác nhau:
Từ ghép
Các tiếng có quan hệ với nhau về nghĩa.
vd: Cha mẹ,bàn ghế,đất nước
Từ Láy
các tiếng có quan hệ láy âm
vd: Thướt tha,róc rách,xanh xanh
III/ LUYỆN TẬP
BÀI TẬP 1: ( Trang 14/SGK)
a/ Các từ: Nguồn gốc,con cháu thuộc kiểu từ ghép.
b/Từ đồng nghĩa với nguồn gốc:
Cội nguồn,gốc rễ,gốc gác.
c/Từ ghép chỉ quan hệ thân thuộc:
Cô dì,Chú bác,ông bà,cha mẹ,dì dượng…

Các bài tập 2,3,4,5 học sinh làm việc theo nhóm.
Củng cố bài
1/Từ là đơn vị ngôn ngữ:
a/Nhỏ nhất dùng để tạo câu.
b/Lớn nhất dùng để đặt câu.
c/Lớn nhất dùng để giao tiếp.
d/Lớn nhất dùng tạo văn bản
2/Tiếng là đơn vị:
a/Cấu tạo nên ngữ.
b/Cấu tạo nên câu.
c/Cấu tạo nên văn bản.
d/Cấu tạo nên từ
3/ Chọn cách chia từ phức đúng :
a/Từ phức và từ láy.
b/Từ phức và từ ghép.
c/Từ láy và từ ghép.
d/Từ đơn và từ phức
4/ Tìm từ ghép:
a/ Khấp khểnh.
b/ Trồng trọt.
c/ Mặt mũi
d/ Líu lo
Dặn dò
Học phần ghi nhớ trong sách GK trang 13 và 14.
Làm bài tập 2,3,4,5 /SGK trang 14,15.
Xem trước bài :Giao tiếp, văn bản và phương thức biểu đạt.
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Nguyễn Hoàng Long
Dung lượng: | Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)