Bài 1. Từ máy tính đến mạng máy tính

Chia sẻ bởi Hồ Đình Bắc | Ngày 29/04/2019 | 69

Chia sẻ tài liệu: Bài 1. Từ máy tính đến mạng máy tính thuộc Tin học 9

Nội dung tài liệu:

tin học lớp 9
Bài 1:
mạng máy tính
Trường THCS xuân phương
Chương I : mạng máy tính và Internet
MẠNG MÁY TÍNH
Tại sao lại phải nối mạng máy tính ?
Sao chép, truyền dữ liệu
Chia sẻ tài nguyên (thông tin, thiết bị, ...)
Tạo thành hệ thống tính toán lớn.
tin học lớp 9
Bài 1: mạng máy tính
1. Kết nối các máy tính
- Kết nối các máy tính là tổ chức việc truyền thông giữa các máy tính.
- Truyền tải khối lượng lớn thông tin từ máy này sang máy khác trong thời gian ngắn mà việc truyền tải thông tin qua đĩa mềm hoặc đĩa compact là không đáp ứng được.
Chương I : mạng máy tính và Internet
Kết nối các máy tính
Chia sẻ tài nguyên
(Thiết bị, thông tin, dữ liệu và phần mềm ...)
Sao chép, truyền dữ liệu
Tạo thành hệ thống tính toán lớn
tin học lớp 9
Bài 1: mạng máy tính
2. Khái niệm mạng máy tính
Chương I : mạng máy tính và Internet
Mạng máy tính là hệ thống trao đổi thông tin giữa các máy tính.
Các thành phần cơ bản của mạng máy tính:
+ Mạng truyền tin (gồm các kênh truyền tin và các phương tiện truyền thông)
+ Các máy tính được kết nối với nhau.
+ Hệ điều hành mạng.
- Người sử dụng mạng máy tính có khả năng sử dụng các tài nguyên chung như chương trình, các thiết bị kĩ thuật, các thông tin...
Em đã được sử dụng mạng máy tính chưa?
Em sử dụng mạng để làm gì?
Vậy theo em mạng máy tính là gì ?
tin học lớp 9
Bài 1: mạng máy tính
2. Khái niệm mạng máy tính
Chương I : mạng máy tính và Internet
- Mạng máy tính bao gồm các nút (các máy tính, các trạm làm việc,...) và các kênh nói chung. Kênh nối là đường nối trực tiếp hai nút.
tin học lớp 9
Bài 1: mạng máy tính
2. Khái niệm mạng máy tính
Chương I : mạng máy tính và Internet
- Các máy tính có thể nối thành mạng theo 3 dạng cơ bản:
+ Mạng đường thẳng: là mạng máy tính được nối liên tiếp nhau trên một đường thẳng.
+ Mạng vòng: máy tính được nối liên tiếp nhau trên một đường tròn .
+ Mạng hình sao: mạng máy tính được nối với nhau chung quang một máy tính nào đó được gọi là mạng hình sao.
Theo em, mạng máy tính có bao nhiêu dạng,
Đó là những dạng nào?
Kiểu đường thẳng (Bus)
Kiểu vòng (Ring)
Kiểu hình sao (Star)
Với mỗi kiểu cần có thiết bị mạng khác nhau  chi phí xây dựng, sự phát triển mạng, cách thức quản lí mạng cũng khác nhau.
tin học lớp 9
Bài 1: mạng máy tính
2. Khái niệm mạng máy tính
Chương I : mạng máy tính và Internet
- Để nối mạng cần có các thiết bị đặc chủng như: Cáp mạng, Giắc cắm, Card mạng và Bộ chuyển mạch (Hub - Switch).
- Các kiểu cấu trúc mạng có ảnh hưởng đến khả năng của mạng:
+ Loại thiết bị mạng cần.
+ Các khả năng của thiết bị.
+ Sự phát triển của mạng.
+ Cách quản lí mạng.
Theo em, có những loại thiết bị nối mạng nào?
Các phương tiện truyền thông (media) kết nối máy tính
Kết nối có dây
Kết nối không dây
Dùng sóng radio, bức xạ hồng ngoại hay sóng truyền qua vệ tinh
tin học lớp 9
Bài 1: mạng máy tính
Chương I : mạng máy tính và Internet
- Có các loại mạng sau đây:
+ Mạng cục bộ (LAN-Loca Area NetWord): Là mạng kết nối các máy tính ở gần nhau (VD:Các máy tính trong 1 phòng, trong 1 công ty, trường học….).
3. Phân loại các mạng máy tính
+ Mạng cục bộ (LAN-Loca Area NetWord):
Theo em có những loại mạng nào?
* Mạng cục bộ
tin học lớp 9
Bài 1: mạng máy tính
Chương I : mạng máy tính và Internet
- Có các loại mạng sau đây:
+ Mạng cục bộ (LAN-Loca Area NetWord): Là mạng kết nối các máy tính cách nhau một khoảng cách lớn trong vùng lãnh thổ quốc gia.
3. Phân loại các mạng máy tính
+ Mạng diện rộng (WAN-Wide Area NetWord):
* Mạng diện rộng
Sơ đồ mạng diện rộng
tin học lớp 9
Bài 1: mạng máy tính
Chương I : mạng máy tính và Internet
- Có các loại mạng sau đây:
+ Mạng toàn cầu(BGAN -Broadband Global Area Network): Là mạng kết nối các máy tính có khoảng cách lớn từ nước này đến nước khác.
3. Phân loại các mạng máy tính
+ Mạng toàn cầu(BGAN -Broadband Global Area Network):
Bạn có thể viết bằng tiếng việt không?
4. Truyền thông trong mạng
tin học lớp 9
Bài 1: mạng máy tính
Chương I : mạng máy tính và Internet
- Việc tổ chức truyền thông giữa các máy tính có thể thực hiện thông qua các cổng của chúng bởi các kênh truyền ( Cáp nối, dây điện thoại, các vệ tinh liên lạc).
Để các máy tính có thể liên lạc(giao dịch) với nhau, cần có các quy định đặc biệt gọi là các giao thức truyền thông và máy tính cần cài đặt một số phần mềm chuyên dụng để thực hiện việc truyền dữ liệu theo các giao thức truyền thông.
4. Truyền thông trong mạng
tin học lớp 9
Bài 1: mạng máy tính
Chương I : mạng máy tính và Internet
Dữ liệu cần truyền được tổ chức thành các gói tin có kích thước xác định và được đánh số để sau có thể tập hợp lại một cách đúng đắn.
Nội dung gói tin bao gồm:
+ Địa chỉ nhận
+ Độ dài
+ Dữ liệu
+ Thông tin kiểm soát lỗi
+ Các thông tin phục vụ khác.
- Khi truyền tin, nếu có lỗi thì gói tin phải truyền lại.
4. Truyền thông trong mạng
tin học lớp 9
Bài 1: mạng máy tính
Chương I : mạng máy tính và Internet
Các mô hình thông dụng.
Mô hình khách - chủ (Client – Server):
Là mô hình khi 2 hay nhiều máy tính kết nối với nhau, một máy sẽ được chọn để đảm nhận việc cung cấp tài nguyên (chương trình, dữ liệu…) thì được gọi là máy chủ (Server), còn các máy khác đảm nhận việc sử dụng các tài nguyên này thì được gọi là máy khách (Client).
Máy chủ có thể là máy tính có công suất lớn chứa cơ sở dữ liệu trung tâm, còn máy khách là máy khi có nhu cầu có thể đòi hỏi thông tin từ máy chủ.
4. Truyền thông trong mạng
Server: Máy chủ đảm bảo phục vụ các máy khác bằng cách điều khiển việc phân bố tài nguyên .
Client: Máy khách sử dụng tài nguyên do máy chủ cung cấp
Mô hình này có ưu điểm dữ liệu được quản lí tập trung, chế độ bảo mật tốt, thích hợp với các mạng có quy mô trung bình và
Mô hình khách chủ (Client - Server)
tin học lớp 9
Bài 1: mạng máy tính
Chương I : mạng máy tính và Internet
Các mô hình thông dụng.
b. Mô hình ngang hàng (peer to peer):
Là mô hình mà tất cả các máy tính đều bình đẳng với nhau.
Mỗi máy vừa có thể cung cấp tài nguyên của mình cho máy khác, vừa có thể sử dụng tài nguyên của máy khác trong mạng.
4. Truyền thông trong mạng
Mô hình ngang hàng (Peer to Peer)
Trong mô hình này tất cả các máy đều bình đẳng với nhau, nghĩa là mỗi máy vừa có thể cung cấp tài nguyên của mình cho các máy khác, vừa có thể sử dụng tài nguyên của các máy khác trong mạng.
Mô hình này có ưu điểm là xây dựng và bảo trì đơn giản, song chỉ thích hợp với các mạng có quy mô nhỏ, dữ liệu phân tán, chế độ bảo mật kém.
Cũng cố bài học
Lợi ích của việc kết nối các máy tính thành mạng máy tính?
Mạng máy tính là gì?
Nnững thành phần của mạng máy tính?
Các máy tính thường được nối theo những dạng nào ?.
Phân loại mạng máy tính.
Cách thức truyền thông và các mô hình mạng thông dụng.


Bài học đã
KẾT THÚC
Thân ái chào tạm biệt !
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Hồ Đình Bắc
Dung lượng: | Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)