Bài 1. Truyền thống đánh giặc giữ nước của dân tộc Việt Nam

Chia sẻ bởi Nguyễn Đặng Tấn Tài | Ngày 18/03/2024 | 5

Chia sẻ tài liệu: Bài 1. Truyền thống đánh giặc giữ nước của dân tộc Việt Nam thuộc GD QP-AN 10

Nội dung tài liệu:

Nhóm ĐÔRÊMON
Lớp:10B7
Danh sách nhóm:
1/ Trần Yến Uyên
2/ Lương Thị Thu Uyên
3/ Nguyễn Thị Mỹ Nhi
4/ Huỳnh Cẩm Hằng
5/ Nguyễn Thị Ánh Nhung
6/ Phạm Thị Mai Thu
BÀI 1,2: TRUYỀN THỐNG ĐÁNH GIẶC GIỮ NƯỚC CỦA DÂN TỘC VIỆT NAM.LỊCH SỬ VÀ TRUYỀN THỐNG CỦA QUÂN ĐỘI VÀ CÔNG AN NHÂN DÂN VIỆT NAM
I/ Lịch sử đánh giặc giữ nước của dân tộc Việt Nam
Tân Việt cách mạng đảng(7/1928):

Sau nhiều cuộc vận động hợp nhất với Việt Nam thanh niên cách mạng đồng chí hội không thành, tại một hội nghị Trung ương của Việt Nam Cách mạng đồng chí hội họp tại khách sạn Phố Hàng Bè (Huế) đã quyết định đổi tên tổ chức của mình thành Tân Việt Cách mạng đảng (gọi tắt là Tân Việt) và cải tổ lại Đảng, đặt tổng bộ tại Huế.
Sau nhiều cuộc vận động hợp nhất với Việt Nam thanh niên cách mạng đồng chí hội không thành, tại một hội nghị Trung ương của Việt Nam Cách mạng đồng chí hội họp tại khách sạn Phố Hàng Bè (Huế) đã quyết định đổi tên tổ chức của mình thành Tân Việt Cách mạng đảng (gọi tắt là Tân Việt) và cải tổ lại Đảng, đặt tổng bộ tại Huế. Trong đường lối của mình, Tân Việt đã chịu nhiều ảnh hưởng của Việt Nam thanh niên cách mạng đồng chí hội. Đảng chương của Tân Việt ghi rõ: “Cách mạng tôn chỉ; liên hợp cả các đồng chí trong ngoài, trong thì lãnh đạo công nông binh, quần chúng, ngoài thì liên lạc với các dân tộc bị áp bức để đánh đổ đế quốc chủ nghĩa đặng kiến thiết một xã hội bình đẳng”.
Tuy nhiên, Tân Việt đã không mở rộng tổ chức của mình do ảnh hưởng ngày càng lớn của Việt Nam thanh niên cách mạng đồng chí hội lúc này đã phát triển mạnh trong nước và thu hút một số đông các đảng viên trung kiên của Tân Việt.
Sau một thời gian hoạt động, Tân Việt bị phân hóa sâu sắc, nhiều Đảng viên rời bỏ Tổng bộ để gia nhập Đông Dương Cộng sản đảng; một bộ phận tiên tiến khác trong đảng thì đứng ra thành lập những chi bộ Tân Việt Cộng sản liên đoàn (tháng 9, tháng 10-1929), sau đó đổi thành Đông Dương Cộng sản liên đoàn (năm 1930).
By lamson7313
Việt Nam Quốc Dân Đảng(25/12/1927):

Tên gọi Việt Nam Quốc Dân Đảng thành lậpNgày 25 tháng 12 năm 1927 Tôn chỉ:Dân tộc độc lập ;Dân quyền tự do ;Dân sinh hạnh phúc
Nhiệm vụCách mạng dân tộc, cách mạng xã hội, xây dựng nền dân chủ trực tiếpÝ nghĩa đảng kỳ
Mầu đỏ tượng trưng cho sức chiến đấu, lòng dũng cảm hy sinh trong công cuộc giải phóng dân tộc, bảo vệ tổ quốc.
Ngôi sao trắng, vì tinh tú soi đường, là biểu tượng của Lý Tưởng Cách Mạng của Đảng, tượng trưng cho sự lãnh đạo trong sáng và đạo đức của Đảng.
Mầu xanh là màu hy vọng, tượng trưng cho hòa bình, tự do, bình đẳng, an lạc và thịnh vượng trường tồn của dân tộc.
Lời thề đảng viên
"Trước giang sơn Tổ quốc, trước các anh em đồng chí, tôi tên là...tuổi, nguyên quán... Bí danh...hân hạnh được gia nhập Việt Nam Quốc Dân Đảng.
Tôi xin thề:
Tuyệt đối trung thành với Đảng
Tuyệt đối phục tùng mệnh lệnh của Đảng
Tuyệt đối giữ bí mật công việc của Đảng
Tuyệt đối hy sinh cho Đảng
Nếu trái lời thề, tôi xin chịu tội tử hình.
Đông Dương Cộng Sản Đảng:
Trong thập niên 1920, phong trào cách mạng phản đế phản phong phát triển mạnh mẽ ở Việt Nam. Một trong những tổ chức cách mạng tích cực nhất lúc bấy giờ là Việt Nam Thanh niên Cách mạng Đồng chí Hội, theo thiên hướng cộng sản do Nguyễn Ái Quốc tổ chức nên năm 1925 ở Quảng Châu (Trung Quốc). Cuối thập niên 1920 đã có nhiều cộng sản đoàn được thành lập trong tổ chức này. Một số thành viên cấp tiến nhất muốn thành lập một đảng cộng sản thực sự ở Việt Nam thay thế cho Việt Nam Thanh niên Cách mạng Đồng chí Hội.
Tháng 3 năm 1929, 7 đoàn viên trong Kỳ bộ Thanh niên Cách mạng Đồng chí Hội Bắc Kỳ gồm:
Ngô Gia Tự, Nguyễn Đức Cảnh Trịnh Đình Cửu, Trần Văn Cung, Đỗ Ngọc Du, Dương Hạc Đính, Nguyễn Tuân (Kim Tôn)
đã nhóm họp tại nhà 5D Hàm Long, Hà Nội, quyết định thành lập chi bộ cộng sản và bầu Trần Văn Cung (bí danh Quốc Anh) làm bí thư. Nguyễn Phong Sắc mặc dù vắng mặt do bận công tác đột xuất nhưng vẫn được công nhận là thành viên chính thức[1]. Đây là chi bộ cộng sản đầu tiên ở Việt Nam. Chi bộ này chủ trương tiến tới thành lập đảng cộng sản. Trên cơ sở đó, chi bộ tích cực chuẩn bị để đi đến thành lập một đảng cộng sản thay thế cho Việt nam Thanh niên Cách mạng Đồng chí Hội.
Tại đại hội lần thứ nhất của Việt Nam Thanh niên Cách mạng Đồng chí hội vào đầu tháng 5 năm 1929 đã xảy ra sự bất đồng giữa các đoàn đại biểu xung quanh việc xúc tiến thành lập đảng cộng sản. Đoàn đại biểu Bắc kỳ (gồm Trần Văn Cung, Ngô Gia Tự và Nguyễn Tuân) rút khỏi đại hội về nước.
Ngày 17 tháng 6 năm 1929 tại số nhà 312 Khâm Thiên, Hà Nội[2][3], đại biểu các tổ chức cơ sở cộng sản ở miền bắc họp đại hội quyết định thành lập Đông Dương Cộng sản Đảng, thông qua tuyên ngôn, điều lệ của đảng, quyết định xuất bản báo Búa Liềm, cử ra ban chấp hành trung ương lâm thời của đảng gồm: Trịnh Đình Cửu, Nguyễn Đức Cảnh, Ngô Gia Tự, Trần Vǎn Cung, Nguyễn Phong Sắc, Trần Tư Chính, Nguyên Vǎn Tuân (Kim Tôn). Tổ chức này phát triển ở Bắc kỳ và cử người vào Trung kỳ, Nam kỳ vận động thành lập đảng trong toàn thể Việt Nam.
Tháng 2 năm 1930, Đông Dương Cộng sản Đảng cùng các tổ chức cộng sản khác ở Việt Nam (An Nam Cộng sản Đảng, Đông Dương Cộng sản Liên đoàn) được thống nhất lại thành Đảng Cộng sản Việt Nam (Trịnh Đình Cửu là người đứng đầu Ban chấp hành trung ương lâm thời).
By hp571
An Nam cộng sản Đảng năm 1929:

Đại hội thành lập An Nam cộng sản Đảng năm 1929 được tổ chức tại phòng 1, lầu 2, nhà số 1 đường Nguyễn Trung Trực (thời Pháp thuộc - năm 1929 là đường Philippini), phường Bến Thành quận 1, thành phố Hồ Chí Minh. Nơi tổ chức đại hội là căn phòng trong khách sạn của Pháp mang tên "Phong cảnh khách lầu". Khách sạn nằm ở giữa trung tâm thành phố và là nơi thường lui tới của khách vãng lai trong cả nước.
Đồng chí Châu Văn Liêm đã nghiên cứu kỹ tình hình ở khách sạn và các khu vực chung quanh nên đã thuê căn phòng trên. Nếu họp ở đây, các đại biểu từ nơi khác đến sẽ ít bị mật thám Pháp để ý. Đại hội với khoảng 30 người tham dự đã tiến hành thành công và bảo đảm an toàn. Lối đi lên căn phòng số 1, lầu 3 và cửa của nhà số 1 đường Nguyễn Trung Trực. Cửa rộng 1,2m, cầu thang bằng gỗ rộng 1,2m dẫn đến phòng số 1. Phòng có 2 buồng: buồng ngoài rộng 3,6m, dài 4,8m; buồng trong rộng 3,6m, dài 4,7m.
Khách sạn Phong cảnh khách lầu sau đó đổi tên là Bồng Lai. Chủ khách sạn đã cho thuê dài hạn. Từ sau ngày giải phóng 30/4/1975, một phần tầng trệt, một phần tầng 1 của tòa nhà được sử dụng làm nhà hàng, phần còn lại được sử dụng làm nhà tập thể của công ty Ăn uống thành phố. An Nam cộng sản Đảng ra đời trong hoàn cảnh Việt Nam đang cần có một Đảng Cộng sản để lãnh đạo Cách mạng Việt Nam tiến lên.
đại biểu An Nam Cộng sản
Các đại biểu ở lại đại hội bầu ra Tổng bộ mới và trở thành "hội trù bị thành lập Đảng Cộng sản" có nhiệm vụ cải tổ VNTNCMĐCH thành lập các chi bộ và chuẩn bị cho ra đời Đảng Cộng sản. Trong lúc đó, ở Sài Gòn (nay là Thành phố Hồ Chí Minh) có 3 tổ chức Cộng sản có lý tưởng giống nhau nhưng hoạt động không thống nhất. Sau đại hội VNTNCMĐCH, các đại biểu của Nam Kỳ cũng trở về hoạt động tích cực chuẩn bị cho việc thành lập Đảng Cộng sản.
Khi nhận được thư của Tổng bộ ở Hương Cảng đồng ý việc thành lập Đảng Cộng sản (thư của đ/c Đỗ và đ/c Lê gửi ngày 20/7/1929), đ/c Châu Văn Liêm và một số đồng chí khác đã gặp Bàng Thống (tức Trần Tư Chính) đại diện cho Đông Dương cộng sản Đảng để bàn việc hợp nhất. Nhưng việc không thành, đ/c Châu Văn Liêm cùng với một số đồng chí khác đã họp tại nhà đ/c Châu Văn Liêm tại đường Hamelin (nay là đường Lê Thị Hồng Gấm) quyết định chọn những người ưu tú trong Việt Nam Thanh niên cách mạng đồng chí Hội tổ chức ra "An Nam cộng sản Đảng" vào cuối tháng 7, đầu tháng 8 năm 1929.
An Nam cộng sản Đảng ra đời đã tuyên truyền chủ nghĩa Mác - Lê Nin trong công nhân, nông dân, phát động phong trào đấu tranh chống khủng bố, chống chiến tranh đế quốc, ủng hộ Liên Xô và lãnh đạo nhiều cuộc đấu tranh ở Nam Kỳ. An Nam cộng sản Đảng là một trong 3 tổ chức tiền thân của Đảng Cộng sản Việt Nam. Sự ra đời của An Nam cộng sản Đảng có ý nghĩa lớn lao đối với cách mạng Việt Nam. Vì vậy di tích nơi thành lập An Nam cộng sản Đảng được Bộ Văn hóa ký quyết định số 1288 - VH/QĐ ngày 16/11/1988 công nhận là di tích lịch sử.
Đông Dương Cộng sản Liên đoàn:

Năm 1925, một tổ chức yêu nước, tiến bộ, thành lập ở Trung Kỳ giữa năm 1925, lấy tên là Tân Việt cách mạng Đảng, sau lại đổi tên là Đông Dương Cộng sản Liên đoàn (1-1930). Những cơ sở của Tân Việt được chuyển sang Đông Dương Cộng sản liên đoàn. Các đảng viên Tân Việt cách mạng đảng chịu ảnh hưởng của Việt Nam thanh niên cách mạng đồng chí Hội đã tiến hành Đại hội thành lập Đông Dương cộng sản liên đoàn vào ngày 1 tháng 1 nǎm 1930, gồm Trần Hữu Chương, Nguyễn Khoa Vǎn (tức Hải Triều), Nguyễn Xuân Thanh, Trần Đại Quả, Ngô Đức Đề, Ngô Đình Mãn, Lê Tiềm, Lê Tốn. Đại hội chưa kết thúc thì các đại biểu đã bị chính quyền Pháp bắt.
Do vậy, Đông Dương cộng sản liên đoàn ra đời nhưng chưa có Ban chấp hành trung ương.
Khi thành lập đảng cộng sản Việt Nam (1930), Tân Việt mới chuyển thành cộng sản không kịp cử đại diện đi dự đại hội gia nhập Đảng Cộng sản Việt Nam. Ngày 24 tháng 2 nǎm 1930, hai ông Châu Văn Liêm, Nguyễn Thiệu thay mặt đại biểu quốc tế, các ông Phạm Hữu Lầu, Hoàng Quốc Việt thay mặt Ban chấp hành trung ương lâm thời cùng với Ngô Gia Tự, Bí thư lâm thời chấp uỷ của Đảng bộ Nam Kỳ đã họp và quyết định chấp nhận Đông Dương cộng sản liên đoàn gia nhập Đảng Cộng sản Việt Nam.
Đảng Cộng sản Việt Nam (3/2/1930):

Đảng Cộng sản Việt Nam(ĐCSVN) là đảng cầm quyền tại Việt Nam theo Hiến pháp, đồng thời cũng là đảng duy nhất được phép hoạt động. Đảng cộng sản Việt Nam lấy chủ nghĩa Marx-Lenin (Marxism-Leninism) và Tư tưởng Hồ Chí Minh làm kim chỉ nam cho mọi hoạt động của Đảng. Tại Việt Nam, trong các ngữ cảnh không chính thức, các phương tiện truyền thông, các nhà lãnh đạo, và đại bộ phận người dân thường dùng một từ "Đảng" (hoặc "Đảng ta") để nói về Đảng Cộng sản Việt Nam.
Điều 4 của Hiến pháp Việt Nam (1992, sửa đổi) viết:
Đảng Cộng sản Việt Nam, đội tiên phong của giai cấp công nhân Việt Nam, đại biểu trung thành quyền lợi của giai cấp công nhân, nhân dân lao động và của cả dân tộc, theo chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh, là lực lượng lãnh đạo Nhà nước và xã hội.
Đảng Cộng sản Việt Nam đã ba lần công bố cương lĩnh chính trị của mình. Lần thứ nhất tại Hội nghị lần thứ nhất của TW Đảng năm 1930. Bản Cương lĩnh năm 1930 tuyên bố Đảng sẽ tiến hành cách mạng giải phóng dân tộc, cách mạng dân chủ tư sản, cách mạng ruộng đất. Lần thứ hai công bố cương lĩnh chính trị là tại Đại hội toàn quốc lần thứ II năm 1951 và lần thứ ba tại Đại hội VII của Đảng năm 1991. Bản Cương lĩnh 1991 tuyên bố Đảng sẽ lãnh đạo Việt Nam quá độ lên chủ nghĩa xã hội và khẳng định các đặc trưng của xã hội xã hội chủ nghĩa mà Đảng muốn xây dựng ở Việt Nam.
Những cuộc kháng chiến
chống thực dân Pháp
Xô Viết- Nghệ Tĩnh(1930-1931):

Xô Viết Nghệ Tĩnh là tên gọi cho phong trào đấu tranh của công nhân - nông dân Nghệ An và Hà Tĩnh trong năm 1930 - 1931. Tên gọi Xô viết Nghệ Tĩnh xuất phát từ sự hình thành các "xã bộ nông" mà các nhà lãnh đạo lãnh đạo Đảng Cộng sản Việt Nam gọi là "Xô viết"[1].
Xô Viết Nghệ Tĩnh mở đầu bằng cuộc biểu tình ngày 1.5.1930 của công nhân khu công nghiệp Bến Thuỷ và nông dân 5 xã ven thành phố Vinh, dưới sự lãnh đạo của Xứ uỷ Trung Kỳ của Đảng Cộng sản Việt Nam. Từ đó đến tháng 8.1930, ở Nghệ Tĩnh có đến 97 cuộc bãi công và biểu tình của công nông, nổi bật là cuộc bãi công của công nhân Nhà máy Diêm kéo dài đã dẫn đến cuộc tổng bãi công của toàn thể công nhân khu công nghiệp Bến Thuỷ. Từ tháng 9/1930, các cuộc biểu tình vũ trang tự vệ quy mô lớn kết hợp với các yêu sách chính trị liên tiếp nổ ra của nông dân các huyện Nam Đàn, Thanh Chương, Can Lộc, Hưng Nguyên... làm cho bộ máy chính quyền đế quốc và tay sai ở cơ sở tê liệt, tan rã. Dưới sự lãnh đạo của các chi bộ đảng, tổ chức nông hội (xã bộ nông) ở những nơi đó đã nắm chính quyền với hình thức Xô viết. Chính quyền Xô viết đầu tiên được hình thành hàng loạt tại nhiều xã thuộc các huyện, thị xã: Thanh Chương, Nam Đàn, Anh Sơn, Nghi Lộc, Vinh - Bến Thuỷ, Can Lộc, Thạch Hà, Đức Thọ, Hưng Nguyên... Các chính quyền xô viết một mặt thi hành các chính sách mới, mặt khác phá bỏ hệ thống chính quyền cũ, trưng thu đất, thóc gạo, tiền bạc của các địa chủ, đồng thời đòi yêu sách với các chủ xưởng, chủ tàu. Nhưng những chính quyền chỉ tồn tại sau bốn, năm tháng do bị chính quyền của Pháp đàn áp và dập tắt.
Xô Viết Nghệ Tĩnh được coi là đỉnh cao của phong trào Cách mạng trong những năm 1930 - 1931 và là cuộc khởi nghĩa đầu tiên dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam kể từ khi ra đời

Mặt trận Tổ quốc Việt Nam:


Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên là cơ sở chính trị của chính quyền nhân dân. Mặt trận phát huy truyền thống đoàn kết toàn dân, tăng cường sự nhất trí về chính trị và tinh thần trong nhân dân, tham gia xây dựng và củng cố chính quyền nhân dân, cùng Nhà nước chăm lo và bảo vệ lợi ích chính đáng của nhân dân, động viên nhân dân thực hiện quyền làm chủ, nghiêm chỉnh thi hành Hiến pháp và pháp luật, giám sát hoạt động của cơ quan Nhà nước, đại biểu dân cử và cán bộ, viên chức Nhà nước.
Nhà nước tạo điều kiện để Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức thành viên hoạt động có hiệu quả.


Trong các cuộc bầu cử quốc hội tại Việt Nam, các ứng cử viên đều phải được Mặt trận Tổ quốc phê chuẩn để đưa vào danh sách ứng cử viên. Đồng thời, Mặt trận Tổ quốc còn đảm nhiệm việc giám sát cuộc bầu cử.
Mặt trận Dân tộc thống nhất Việt Nam là tên chung cho nhiều hình thức tổ chức được thành lập trong những giai đoạn khác nhau.
- Ngày 18/11/1930, chỉ thị của Ban Thường vụ Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương thành lập Hội Phản đế Đồng minh - hình thức đầu tiên của Mặt trận Dân tộc Thống nhất Việt Nam.
- Tháng 11/1936, Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương chủ trương tạm thời chưa nêu khẩu hiệu "đánh đổ đế quốc Pháp" và "tịch thu ruộng đất của địa chủ chia cho dân cày", quyết định thành lập Mặt trận Thống nhất Nhân dân Phản đế Đông Dương.
- Tháng 6/1938, đổi tên thành Mặt trận Thống nhất Dân chủ Đông Dương, gọi tắt là Mặt trận Dân chủ Đông Dương.
- Tháng 11/1939, với chủ trương tạm gác khẩu hiệu ruộng đất, Mặt trận Dân tộc Thống nhất Phản đế Đông Dương được thành lập.
- Ngày 19/5/1941, Việt Nam Độc lập Đồng minh Hội, gọi tắt là Mặt trận Việt Minh, được thành lập với mục tiêu cách mạng giải phóng dân tộc .
- Ngày 29/5/1946, Hội Liên hiệp Quốc dân Việt Nam gọi tắt là Hội Liên Việt được thành lập nhằm thu hút nhiều tầng lớp nhân dân tham gia. Hội trưởng danh dự: Hồ Chí Minh. Hội trưởng: Huỳnh Thúc Kháng (1946-1947), Bùi Bằng Đoàn (1947-1951). Hội phó: Tôn Đức Thắng.
- Ngày 7/3/1951, Mặt trận Liên Việt được thành lập từ sự thống nhất của hai tổ chức Mặt trận Việt Minh và Hội Liên Việt. Ủy ban toàn quốc gồm 53 thành viên do Tôn Đức Thắng làm Chủ tịch. Chủ tịch danh dự: Hồ Chí Minh.
- Ngày 10/9/1955, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam được thành lập nhằm tập họp các lực lượng nhân dân cho cuộc chiến tranh chống Mỹ và "cách mạng xã hội chủ nghĩa" ở miền Bắc. Chủ tịch danh dự: Hồ Chí Minh, Chủ tịch Đoàn Chủ tịch Ủy ban Trung ương: Tôn Đức Thắng.
- Ngày 20/12/1960, Mặt trận Dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam được thành lập với mục tiêu chống chính phủ Việt Nam Cộng hoà và sự can thiệp của Mỹ. Chủ tịch: Nguyễn Hữu Thọ. Phó Chủ tịch: Võ Chí Công, Phùng Văn Cung, Huỳnh Tấn Phát, Ybih Aleo, Đại đức Sơn Vọng
- Ngày 20/4/1968, sau Sự kiện Tết Mậu Thân, Liên minh các Lực lượng Dân tộc, Dân chủ và Hoà bình Việt Nam được thành lập nhằm tập họp dân thành thị ra đời, cũng với mục tiêu chống chính phủ Việt Nam Cộng hoà và sự can thiệp của Mỹ. Chủ tịch: Trịnh Đình Thảo.
- Ngày 31/1 đến 4/2/1977, Đại hội Mặt trận Dân tộc Thống nhất Việt Nam tại Thành phố Hồ Chí Minh thống nhất 3 tổ chức Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Mặt trận Dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam, Liên minh các Lực lượng Dân tộc, Dân chủ và Hoà bình Việt Nam thành Mặt trận Tổ quốc Việt Nam (mới).
Khởi Nghĩa Bắc Sơn(27/9/1940):
Châu Bắc Sơn nằm ở phía Tây Nam tỉnh Lạng Sơn, với diện tích khoảng 800km2, phía Đông giáp huyện văn quán, phía Tây giáp huyện Võ Nhai, phía Nam giáp huyện Hữu Lũng và phía Bắc giáp huyện Bình Gia.
Bắc Sơn địa thể hiểm trở. Núi cao, lắm hang động kỳ vĩ, có hang rộng tới 12.000m2 dài hàng kilômét với nhiều di tích khảo cổ. Giữa rừng núi trùng điệp là những thung lũng rộng, những vạt ruộng khá phì nhiêu. Bắc Sơn có 5 dân tộc: Tày, Nùng, Dao, Hoa và Kinh. Người Tày đông nhất, chiếm tới 80% dân số.
Bắc Sơn là quê hương của đồng chí Hoàng Văn Thụ, một trong những người lãnh đạo xuất sắc của Đảng lúc ấy.
Năm 1933, từ Lũng Nghìu (một làng nhỏ huyện Long Châu, Trung Quốc) cách biên giới không xa, đồng chí Hoàng Văn Thụ đã về quê hương gây dựng cơ sở từ Na Sầm, Khe Da đến Đồng Đăng, Kỳ Lừa. Ngày 25 tháng 9 năm 1936, chi bộ Đảng đầu tiên ở Bắc Sơn xuất hiện ở Mỏ Tát, xã Vũ Lăng.
Bắc Sơn lúc ấy nằm trên con đường chiến lược Lạng Sơn-biên giới Việt-Trung, vì thế tháng 8-1938, Xứ ủy Bắc Kỳ cử cán bộ về củng cố. Tháng 5-1939, Ban cán sự châu Bắc Sơn thành lập ở đồi Nà Kheo, xã Vũ Lăng. Từ đó nhân dân Bắc Sơn luôn gắn mình với phong trào cách mạng chung của cả nước: chống phát- xít, chống bắt phu, đòi bán muối, đòi tự do đi lại...
Tháng 9 năm 1939, Hội nghị Trung ương lần thứ VI họp ở Bà Điểm (Sài Gòn) chỉ rõ: "Bước đường sinh tồn của các dân tộc Đông Dương không có con đường nào khác hơn là đánh đổ đế quốc Pháp và chống tất cả mọi ách ngoại xâm vô luận da trắng hay da vàng".
Tháng 6-1940, nước Pháp của tên phản bội Pê-tanh đầu hàng Hít-le. Đón trước tình hình mới, Đảng ta rất chú trọng đến tình hình biên giới phía Bắc.
Quả vậy, ở Đông Dương, phát xít Nhật bắt đầu thực hiện kế hoạch xâm lược của chúng. Ngày 22-9-1940, quân Nhật vượt biên giới đánh vào Lạng Sơn. Quân Pháp chống cự yếu ớt rồi rút chạy qua Điểm He, Bình Gia, Bắc Sơn, Thái Nguyên. Ngày 25-9-1940, tại cầu Rá Riềng, tên đại úy đồn Bình Gia bỏ chạy vứt lại cả ô-tô và súng đạn. Quân lính cởi bỏ quân phục cho dễ lẫn trốn. Chính quyền địa phương của giặc rệu rã.
Khởi nghĩa Nam Kì (23-11-1940):

   Sau Hội nghị Trung ương lần thứ 6 của Đảng, phong trào cách mạng ở Nam Kì phát triển nhanh chóng. Mặt trận dân tộc phản đế thành lập ở khắp nơi, một số địa phương đã thành lập các đội tự vệ. Phong trào lan rộng cả trong một số binh lính người Việt trong quân đội Pháp.
    Trước tình hình đó, Xứ ủy Nam Kì đề ta chủ trương chuẩn bị khởi nghĩa. Tới tháng 7-1940 thì quyết địng cụ thể kế hoạch tiến hành khởi nghĩa…
Hội nghị trung ương lần thứ 7, sau khi cân nhắc tình hình đã quyết định đình chỉ cuộc khởi nghĩa.  Nhưng do bị thôi thúc bởi tình hình, một số binh lính người Việt trong quân đội Pháp chuẩn bị nổi dậy chống lại việc điều họ đi đánh nhau ở biên giới Thái Lan – Lào và Campuchia, nên Xứ ủy đã ban hành lệnh khởi nghĩa…
    Lệnh khởi nghĩa đã ban hành…, cơ quan đầu não của Xứ ủy ở Sài Gòn bị lộ và bị bắt, kế hoạch khởi nghĩa bị lộ. Phan Đăng Lưu ủy viên trung ương Đảng về đến Sài Gòn cũng bị bắt…
    Và ngày 23-11-1940 khởi nghĩa nổ ra ở hầu hết các tỉnh Nam Bộ,  mạnh nhất là ở Mỹ Tho. Quần chúng nhiều nơi đã thành lập chinh quyền cách mạng, tịch thu ruộng đất của địa chủ phản động chia cho dân cày nghèo, lập tòa án trừng trị bọn phản động v.v…
   Hoảng hốt trước tình hình, thực dân Pháp tập trung toàn lực lượng để đàn áp, giết hại hàng nghìn người rất rã man, dìm cuộc khởi nghĩa trong biển máu. Cách mạng Nam Kì bị tổn thương rất nặng nề. Viện cớ cuộc khởi nghĩa, thực dân Pháp đã giết hại nhiều chiến sĩ cách mạng ưu tú của dân tộc như Nguyễn Văn Cừ, Hà Huy Tập, Nguyễn Thị Minh Khai v.v…
Cuộc binh biến Đô Lương(13-1-1941):



  Dưới sự chỉ huy của Đội Cung, binh lính Việt Nam yêu nước nổi dậy đánh đồn chợ Rạng (Đô Lương) và tiến về định chiếm thành phố Vinh, nhưng bị thực dân Pháp dập tắt rất nhanh chóng. Cuộc binh biến Đô Lương là hành động hoàn toàn tự phát của binh lính, không có quần chúng tham gia.
Mặt trận Việt Minh(19/5/1941):

Đầu năm 1941, Nguyễn Ái Quốc về Pác Bó (Cao Bằng) xây dựng thí điểm các đoàn thể cứu quốc để tiến tới thành lập Mặt trận Việt Minh. Hội nghị cán bộ tỉnh Cao Bằng của Đảng Cộng sản Đông Dương, họp vào cuối tháng 4 năm 1941, dưới sự chủ tọa của Hoàng Văn Thụ và Vũ Anh, đã khẳng định công tác xây dựng thí điểm các đoàn thể cứu quốc đạt kết quả tốt, chứng tỏ chủ trương thành lập Mặt trận Việt Minh của Nguyễn Ái Quốc là hoàn toàn đúng đắn.
Hội nghị Ban chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương, họp từ ngày 10 đến ngày 19 tháng 5 năm 1941 trong rừng Khuổi Nậm, thuộc Pác Bó, huyện Hà Quảng, tỉnh Cao Bằng, dưới sự chủ tọa của Nguyễn Ái Quốc, đã quyết định thành lập Việt Nam Độc lập Đồng minh, gọi tắt là Việt Minh. Các tổ chức quần chúng trong Việt Minh đều lấy tên là Hội cứu quốc (như Hội công nhân cứu quốc, Hội nông dân cứu quốc, Hội phụ nữ cứu quốc, Hội quân nhân cứu quốc...).
Mặt trận Việt Minh tuyên bố chủ trương gồm 2 điều:
Làm cho nước Việt Nam được hoàn toàn độc lập
Làm cho dân Việt Nam được sung sướng tự do
Chương trình của Việt Minh được Nguyễn Ái Quốc soạn thành một bài thơ dài theo thể song thất lục bát gồm 212 câu và được Bộ tuyên truyền Việt Minh xuất bản.
Năm 1945, Việt Minh là lực lượng chính trị quan trọng, giành chính quyền về tay người Việt Nam từ tay phát xít Nhật. Quốc dân Đại hội do Tổng bộ Việt Minh triệu tập họp ở Tân Trào trong 2 ngày 16 và 17 tháng 8 năm 1945 đã thông qua lệnh tổng khởi nghĩa, quyết định quốc kỳ, quốc ca, cử ra Uỷ ban giải phóng dân tộc tức là Chính phủ lâm thời do Hồ Chí Minh làm Chủ tịch. Ngày 2 tháng 9 năm 1945, Hồ Chí Minh, tuyên bố thành lập chính phủ lâm thời của Việt Minh, khai sinh nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa.
Sau khi người Pháp tái chiếm Đông Dương, Việt Minh chuyển mục tiêu sang đấu tranh giành lại toàn vẹn chủ quyền và lãnh thổ cho Việt Nam từ tay của thực dân Pháp.
Cách mạng tháng Tám(8/1945):
Cách mạng tháng Tám là cuộc cách mạng thắng lợi của Việt Minh với quân Pháp, Nhật Bản và chính phủ Trần Trọng Kim do vua Bảo Đại phê chuẩn. Kết quả chính phủ cũ giải tán và sau đó đến ngày 2 tháng 9 năm 1945 Hồ Chí Minh đọc bản Tuyên ngôn Độc lập Việt Nam khai sinh nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa.

Với thắng lợi của Cách mạng tháng Tám năm 1945, nhân dân Việt Nam đã đập tan xiềng xích nô lệ của Pháp trong gần một thế kỉ tại Việt Nam, chấm dứt sự tồn tại của chế độ quân chủ chuyên chế gần một nghìn năm, lập nên nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Đảng Cộng sản Việt Nam từ chỗ phải hoạt động bí mật, bất hợp pháp trở thành một đảng cầm quyền và hoạt động công khai.
Tuyên ngôn Độc lập bất hủ 2-9-1945 đã mở ra một kỷ nguyên mới, lần đầu tiên người dân Việt Nam có quyền ngẩng cao đầu, tự hào mình đã trở thành công dân của một nước tự do và độc lập. Cũng với Tuyên ngôn 2-9, nhiều dân tộc bị áp bức trên thế giới đã nhìn thấy con đường mà mình dân tộc mình có thể lựa chọn trong sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc.
Chiến dịch Việt Bắc Thu - Đông 1947:

Chiến dịch Việt Bắc 1947 (tên thường gọi tại Việt Nam) là một chiến dịch quân sự do quân đội Pháp thực hiện tại Việt Nam trong Chiến tranh Đông Dương.
Chiến dịch này bắt đầu ngày 7 tháng 10 năm 1947 khi 1.200 lính nhảy dù Pháp đổ bộ lên Bắc Kạn. Nhiều người bị đâm chết bởi những chiếc cọc chông dày dặc. Cùng lúc các lực lượng khác theo hai đường thủy-bộ, một cánh từ hướng Tây tiến dọc sông Hồng và sông Lô, cánh kia tiến dọc Đường số 4 vây Chiến khu Việt Bắc từ hướng Đông. Khi tàu chiến Pháp đổ bộ lên bờ sông thì bị bộ đội Việt Minh phục kích bằng vũ khí hạng nặng.[cần dẫn nguồn] Nhiều tàu chiến bị bắn cháy. Tại đèo Bông Lau, quân Pháp lọt vào ổ phục kích của bộ đội và chịu thương vong khá lớn.[cần dẫn nguồn] Do sự chống trả quyết liệt của Việt Minh mà cuộc tiến công diễn ra không thuận lợi, hai mũi tiến công đã không hợp vây được với quân nhảy dù.
Sau khi không thể hợp vây, các chỉ huy Pháp quyết định rút lui khỏi Việt Bắc trong tháng 12. Chiến dịch kết thúc.
Chiến dịch Biên giới Thu đông 1950:
Chiến dịch Biên giới Thu đông 1950 là một chiến dịch trong Chiến tranh Đông Dương do quân đội Việt Minh thực hiện từ ngày 16 tháng 9 đến 17 tháng 10 năm 1950, nhằm phá thế bị cô lập của căn cứ địa Việt Bắc, khai thông biên giới Việt - Trung để mở đầu cầu tiếp nhận viện trợ. Một mục tiêu khác nữa là mở rộng căn cứ địa và tiêu diệt một phần sinh lực quân đồn trú của Pháp, thử nghiệm các phương pháp đánh lớn
Chiến Dịch Hoà Bình (10.12.1951 - 25.2.1952):


Chiến dịch hoà bình :chiến dịch tiến công do 3 đại đoàn chủ lực của Bộ đội Việt Nam cùng lực lượng vũ trang địa phương tiến hành ở khu vực Hoà Bình - Sơn Tây (cách Hà Nội khoảng 40 - 60 km về phía tây). Lực lượng Pháp gồm 4 binh đoàn cơ động (GM): 2, 3, 5, 7 và sau được tăng cường 2 binh đoàn cơ động (GM): 1, 4. Mục đích: diệt sinh lực địch, giải phóng thị xã Hoà Bình, phá phòng tuyến Sông Đà (hướng chủ yếu) và tạo điều kiện phát triển chiến tranh du kích ở đồng bằng Bắc Bộ (hướng phối hợp). Đợt 1 (10.12.1951 - 7.1.1952) diễn ra bằng các trận chiến đấu công kiên [x. Trận Tu Vũ (10.12.1951)], phục kích giao thông đường sông (Lạc Song; 23.12), vận động tiến công (Ninh Mít; 10.12)... đã đập tan phòng tuyến Sông Đà, triệt đường giao thông đường sông đến Hoà Bình. Đợt 2 (8.1 - 25.2.1952) diễn ra bằng các trận chiến đấu công kiên (Pheo; 7.1.1952 – không thành công), phục kích giao thông đường 6 (tập kích thị xã Hoà Bình; 7.1.1952), vv. Đường sông bị cắt đứt, đường 6 bị uy hiếp, thị xã bị tập kích, chiến tranh du kích phát triển mạnh ở vùng trung du và đồng bằng Bắc Bộ; Hoà Bình đứng trước nguy cơ bị cô lập và tiêu diệt, quân Pháp buộc phải rút chạy (22 - 24.2.1952). Kết quả: trên 20 nghìn quân bị loại khỏi vòng chiến đấu, 3 máy bay bị rơi, 23 tàu chiến và ca nô bị đắm, 17 xe tăng và xe bọc thép bị phá huỷ. Riêng hướng đồng bằng (hướng phối hợp), bộ đội Việt Nam tiến hành cuộc chiến tranh nhân dân rộng lớn, đã loại khỏi vòng chiến đấu trên 10 nghìn quân, bức hàng và bức rút khoảng 1 nghìn đồn bốt, tháp canh, giải phóng trên 2 triệu dân. Sự phối hợp tác chiến giữa bộ đội chủ lực trên hướng chủ yếu với lực lượng vũ trang trên hướng phối hợp vùng sau lưng địch làm phong phú thêm kinh nghiệm của nghệ thuật chiến dịch Việt Nam.
Chiến Dịch Tây Bắc (14.10 - 10.12.1952):

Chiến Dịch Tây Bắc:chiến dịch tiến công của 4 đại đoàn bộ đội Việt Nam và một trung đoàn vũ trang địa phương vào Tây Bắc. Mục đích: giải phóng một bộ phận quan trọng lãnh thổ Tây Bắc; phát triển chiến tranh du kích; phá âm mưu lập "xứ Thái tự trị" của Pháp. Đợt 1 (14 - 23.10): bộ đội Việt Nam tiến công phân khu Nghĩa Lộ, tiểu khu Phù Yên, tiêu diệt và bức rút hàng loạt cứ điểm, giải phóng khu vực giữa Sông Thao và Sông Đà, từ Vạn Yên đến Phù Yên. Để giải toả bớt áp lực, quân Pháp mở cuộc hành binh Loren lên Phú Thọ (28.10) hòng kéo chủ lực Việt Nam về đối phó nhưng không thành công. Đợt 2 (7 - 22.11): trên hướng chính, bộ đội Việt Nam vượt Sông Đà tiến công hệ thống phòng ngự của Pháp trên cao nguyên Mộc Châu (19.11) và truy kích địch đến Nà Sản. Trên hướng vu hồi chiến dịch từ nam Lai Châu xuống, bộ đội Việt Nam giải phóng Thuận Châu, Tuần Giáo, Điện Biên Phủ, Mường La, thị xã Sơn La. Tại Nà Sản, quân Pháp co cụm thành tập đoàn cứ điểm. Đợt 3 (30.11 - 10.12): bộ đội Việt Nam tiến công Nà Sản, nhưng không thành công. Chiến dịch kết thúc với kết quả: tiêu diệt và bắt sống trên 6 nghìn quân của 8 tiểu đoàn cơ động và 141 đại đội chiếm đóng, giải phóng 28.500 km2 đất,   250 nghìn dân. Giữ vững thế chủ động tiến công, kết    thúc chiến dịch đúng lúc là những nét nổi bật của CDTB (14.10 - 10.12.1952).
Chiên Dịch Thượng Lào (8.4 - 3.5.1953):

Chiên Dịch Thượng Lào:chiến dịch tiến công của quân đội Việt Nam và lực lượng tại chỗ Lào, diễn ra trên 3 hướng: Sầm Nưa (hướng chính) gồm 3 đại đoàn, đường 7 (một đại đoàn) và Luông Prabăng (Luang Prabang; một trung đoàn). Mục đích: diệt sinh lực địch, giải phóng đất đai, xây dựng vùng giải phóng, phát triển cách mạng Lào. Bị tiến công rộng khắp và bất ngờ, quân Pháp và quân Viêng Chăn chống cự yếu ớt rồi rút chạy. Chiến dịch chuyển từ tiến công sang truy kích và lần lượt giải phóng Sầm Nưa (16.4), Noọng Hét (Nonghed; 17.4), Bản Ban và thị xã Xiêng Khoảng (Xieng Khouang; 19.4), Mường Khoa (24.4), Mường Ngài, Nậm Bạc (Nambak; 25.4), Pa Xay (Phaxay; 26.4). Loại khỏi vòng chiến đấu trên 2.800 quân (có 3 tiểu đoàn và 11 đại đội) bằng một phần năm tổng số lực lượng vũ trang đối phương ở Lào, giải phóng 4 vạn km2 đất với 300 nghìn dân. CDTL (8.4 - 3.5.1953) đánh dấu sự trưởng thành nhiều mặt mà nổi bật là hiệp đồng chiến đấu giữa bộ đội Việt Nam và lực lượng địa phương Lào trong truy kích đường dài ở địa hình rừng núi.
CHIẾN CỤC ĐÔNG XUÂN (1953 - 54):

Chiến dịch đông xuân:cuộc tiến công chiến lược lớn nhất trên toàn chiến trường Đông Dương của lực lượng vũ trang nhân dân Việt Nam phối hợp với các lực lượng kháng chiến Lào, Cămpuchia, trong Kháng chiến chống Pháp (1945 - 54). Mục đích: đánh bại Kế hoạch Nava (Navarre), làm thất bại âm mưu của Pháp và Mĩ muốn đảo ngược tình hình bằng một thắng lợi quyết định; làm thay đổi cục diện chiến tranh có lợi cho ba nước Đông Dương. Chủ trương chiến lược: tập trung lực lượng tiến công vào những hướng chiến lược quan trọng mà đối phương tương đối yếu, nhằm tiêu diệt sinh lực và giải phóng đất đai, buộc đối phương bị động phân tán lực lượng để đối phó trên những hướng xung yếu. Phương châm: tích cực, chủ động, cơ động, linh hoạt; nhấn mạnh: nắm vững tư tưởng tiêu diệt địch là chính, đánh chắc thắng. Mặc dù quân Pháp nhảy dù xuống Điện Biên Phủ để phá kế hoạch tiến công của quân đội Việt Nam, CCĐX (1953 - 54) vẫn được chủ động thực hiện theo kế hoạch tác chiến của Bộ Tổng tư lệnh Việt Nam và các lực lượng vũ trang Lào, Cămpuchia, phối hợp chặt chẽ giữa các chiến trường. Dưới sự chỉ huy thống nhất của Bộ Tổng tư lệnh một loạt các chiến dịch và đợt tác chiến đã diễn ra: giải phóng Lai Châu (10.12.1953) và bao vây Điện Biên Phủ; giải phóng Thà Khẹt, Trung Lào (21.12.1953); giải phóng cao nguyên Bôlôven (Boloven), thị xã Atôpư - Hạ Lào (30.12.1953); giải phóng Kon Tum và bắc Tây Nguyên (26.1.1954); giải phóng Phongxalì (Phôngsali; 26.1.1954) và lưu vực sông Nậm Hu, tiến sát Luông Prabăng (Luang Prabang) và kết thúc bằng chiến dịch Điện Biên Phủ (13.3 - 7.5.1954). Trong CCĐX (1953 - 54), các cuộc hành binh lớn của Pháp để giành quyền chủ động chiến lược như hành binh "Hải Âu" (cg. "Chim mòng biển"; x. "Muettơ") đánh ra tây nam Ninh Bình (15.10.1953), hành binh Atlăng (Atlante) đánh ra vùng giải phóng Phú Yên - Bình Định (20.1.1954) đã bị thất bại, không đạt được mục đích mà còn làm cho chiến tranh du kích phát triển mạnh. Kết quả: loại khỏi vòng chiến đầu khoảng 12 nghìn lính địch, phá huỷ và thu 19 nghìn súng các loại (trong đó có 81 khẩu pháo), bắn rơi và phá huỷ 177 máy bay, giải phóng nhiều vùng rộng lớn với hàng triệu dân, vv.
Chiến dịch Điện Biên Phủ(1945):

Trận Điện Biên Phủ là trận đánh lớn nhất trong Chiến tranh Đông Dương lần thứ nhất diễn ra tại lòng chảo Mường Thanh, châu Điện Biên (nay là thành phố Điện Biên Phủ), tỉnh Lai Châu (hiện nay đã tách thành tỉnh Điện Biên) giữa quân đội Pháp và Quân đội Nhân dân Việt Nam. Đây là chiến thắng quân sự lớn nhất trong cuộc kháng chiến chống Pháp 1945 – 1954 của Việt Nam.
Trên phương diện quốc tế, trận này có một ý nghĩa rất lớn: lần đầu tiên quân đội của một nước thuộc địa châu Á đánh thắng bằng quân sự một quân đội của một cường quốc châu Âu. Trận Điện Biên Phủ đã đánh bại ý chí duy trì thuộc địa Đông Dương, các khu vực thuộc địa ở Châu Phi của Pháp và buộc nước này rút ra khỏi Đông Dương. Đến năm 1967, Pháp đã buộc phải trao trả quyền độc lập cho tất cả các nước là thuộc địa của Pháp.
Bộ chỉ huy mặt trận Điện Biên Phủ
Những cuộc kháng chiến chống đế quốc Mĩ
Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam:
Trong Chiến tranh Việt Nam, Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam là một tổ chức quân sự và chính trị, hoạt động chống chính quyền Việt Nam Cộng hòa và sự hiện diện quân sự của Hoa Kỳ tại Việt Nam. Tổ chức này được thành lập trên danh nghĩa "đoàn kết toàn dân đánh bại chiến tranh xâm lược của đế quốc Mỹ, đánh đổ ngụy quyền tay sai của chúng, giải phóng miền Nam, tiến tới thống nhất Tổ quốc"[1]. Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam được cung cấp về tài chính, thiết bị và nhân sự bởi một bộ phận dân cư tại miền Nam Việt Nam cũng như của chính phủ và quân đội của Việt Nam Dân chủ Cộng hòa.
Lá cờ của Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam, sau là quốc kỳ của Cộng hòa miền Nam Việt Nam
Chiến tranh đặc biệt(1961-1965):
Staley-Taylor là tên một kế hoạch thực thi chiến lược “chiến tranh đặc biệt” của Hoa Kỳ và Việt Nam Cộng hòa trong Chiến tranh Việt Nam. Kế hoạch này được công bố tháng 5 năm 1961, mang tên hai người soạn thảo là nhà kinh tế học Eugene Staley của Viện nghiên cứu Standford - đại học Stanford và Đại tướng Maxwell D. Taylor. Theo tiến độ, kế hoạch được triển khai trong 4 năm (1961-1965). Nội dung của nó là “bình định Miền Nam” trong vòng 18 tháng, từ đó đảm bảo cho quân đội Việt Nam Cộng hòa thế chủ động trên chiến trường Miền Nam. Kế hoạch bao gồm 3 biện pháp chiến lược:
Tăng cường sức mạnh quân đội VNCH, sử dụng nhiều máy bay, xe tăng để nhanh chóng tiêu diệt các lực lượng vũ trang cách mạng, sử dụng cố vấn Mỹ trong các đơn vị chiến đấu.
Giữ vững thành thị, đồng thời dập tắt cách mạng ở nông thôn bằng "bình định" và lập "ấp chiến lược".
Ra sức ngăn chặn biên giới kiểm soát ven biển, cắt đứt nguồn chi viện từ miền Bắc vào, cô lập cách mạng miền Nam.
Tuy vậy, nó đã bị phá sản từ năm 1963 với các sự kiện trận Ấp Bắc, Đảo chính chính phủ Ngô Đình Diệm, các “ấp chiến lược” không được thực hiện theo như kế hoạch ban đầu. Mặc dù không tuyên bố, kế hoạch chính thức chấm dứt khi các đơn vị lính thủy đánh bộ Mỹ đổ bộ vào Đà Nẵng tháng 3 năm 1965 để trực tiếp tham chiến tại Miền Nam Việt Nam.
Chiến tranh cục bộ(1965-1968):
Đây là giai đoạn ác liệt nhất của Chiến tranh Việt Nam mà người Mỹ gọi là Chiến tranh cục bộ. Ngay tên gọi "chiến tranh cục bộ" đã cho thấy tính phức tạp rất dễ bùng nổ của tình hình mà Tổng thống Lyndon B. Johnson phải giải quyết. Một mặt quân đội Hoa Kỳ phải can thiệp vũ trang nhằm quét sạch lực lượng cộng sản; mặt khác, họ phải kiềm ch�
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Nguyễn Đặng Tấn Tài
Dung lượng: | Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)