Bài 1. Truyền thống đánh giặc giữ nước của dân tộc Việt Nam

Chia sẻ bởi Lê Văn Hùng | Ngày 18/03/2024 | 23

Chia sẻ tài liệu: Bài 1. Truyền thống đánh giặc giữ nước của dân tộc Việt Nam thuộc GD QP-AN 10

Nội dung tài liệu:

BÀI 1. TRUYỀN THỐNG ĐÁNH GIẶC GIỮ NƯỚC CỦA DÂN TỘC VIỆT NAM
NỘI DUNG – THỜI GIAN
Tiết 1&2:
I. Lịch sử đánh giặc giữ nước của dân tộc Việt Nam
Tiết 3 & 4:
II. Những truyền thống vẻ vang của dân tộc ta trong sự nghiệp đánh giặc giữ nước.
I. Lịch sử đánh giặc giữ nước của dân tộc Việt Nam
1. Những cuộc chiến tranh giữ nước đầu tiên:
a) Cuộc kháng chiến chống quân Tần (214 – 208 Tr. CN):
Thục Phán lãnh đạo nhân dân đánh tan 50 vạn quân Tần, sau đó lên làm vua lấy hiệu An Dương Vương, đặt tên nước là Âu Lạc, xây dựng thành Cổ Loa.
Nhà nước đầu tiên của nước ta?
Nhà nước Văn Lang ra đời vào khoảng thế kỉ VII – VI tr. CN do Vua Hùng đứng đầu
I. Lịch sử đánh giặc giữ nước của dân tộc Việt Nam
1. Những cuộc chiến tranh giữ nước đầu tiên:
b) Đánh quân Triệu Đà (184 – 179 Tr. CN):
- An Dương Vương chủ quan, mắc mưu Triệu Đà, Cổ Loa thất thủ.
- Từ đây, nước ta bị phong kiến phương bắc đô hộ hơn 1000 năm (từ năm 179 Tr.CN đến năm 938)
I. Lịch sử đánh giặc giữ nước của dân tộc Việt Nam
2. Những cuộc đấu tranh giành độc lập (Từ TK I đến TK X):
- Cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng (năm 40):
+ Mùa Xuân năm 40, Hai Bà Trưng lãnh đạo nghĩa quân lật đổ ách đô hộ của Đông Hán,
+ Thành lập nhà nước độc lập: từ năm 40 – năm 43
+ Năm 43 bị giặc đàn áp, hai Bà nhảy xuống sông Hát tự vẫn.
" Bà Trưng quê ở Châu Phong
Giận loài tham bạo thù chồng chẳng quên
Chị, em nặng một lời nguyền
Phất cờ nương tử thay quyền tướng quân
Ngàn Tây nổi áng phong trần
Ầm ầm binh mã tới gần Long Biên
Hồng quần nhẹ bước chinh yên
Đuổi ngay Tô định dẹp yên biên thành
Đô kì đóng cõi Mê Linh
Lĩnh Nam riêng một triều đình nước ta"
Một xin rửa sạch nước thù
Hai xin dựng lại nghiệp xưa họ Hùng
Ba kêu oan ức lòng chồng
Bốn xin vẻn vẹn sở công lệnh này
I. Lịch sử đánh giặc giữ nước của dân tộc Việt Nam
2. Những cuộc đấu tranh giành độc lập (Từ TK I đến TK X):
 - Cuộc khởi nghĩa Bà Triệu (năm 248):
+ Năm 19 tuổi, Triệu Thị Trinh cùng anh trai Triệu Quốc Đạt, lên núi xây dựng căn cứ, chiêu mộ nghĩa quân đánh giặc
+ Sau nhiều trận thắng, cuối cùng nghĩa quân bị quân Ngô đàn áp.
“Muốn coi lên núi mà coi
Có Bà Triệu tướng cưỡi voi đánh cồng"
“Tôi chỉ muốn cưỡi cơn gió mạnh, đạp luồng sóng dữ, chém cá trường kình ở biển Đông, lấy lại giang sơn, dựng nền độc lập, cởi ách nô lệ, chứ đâu chịu khom lưng làm tì thiếp cho người”
I. Lịch sử đánh giặc giữ nước của dân tộc Việt Nam
2. Những cuộc đấu tranh giành độc lập (Từ TK I đến TK X):
 - Cuộc khởi nghĩa Lý Bí (năm 542):
+ Mùa xuân 542 Lý Bí lãnh đạo nghĩa quân đánh đổ ách thống trị của nhà Lương.
+ Năm 544, Lý Bí tự xưng Hoàng đế, lấy hiệu Lý Nam Đế, đặt quốc hiệu Vạn Xuân. Đến năm 548 thì qua đời. Quyền lãnh đạo trao cho Triệu Quang Phục (546 – 571), sau đó bị Lí Phật Tử (hậu Lý Nam Đế 571 – 602) chiếm đoạt toàn bộ quyền hành.
+ Nhà nước Vạn Xuân tồn tại đến năm 602 thì bị nhà Tùy xâm lược và đô hộ trở lại.
I. Lịch sử đánh giặc giữ nước của dân tộc Việt Nam
2. Những cuộc đấu tranh giành độc lập (Từ TK I đến TK X):
 - Cuộc khởi nghĩa của Mai Thúc Loan (năm 722):
+ Năm 722, Mai Thúc Loan hiệu triệu dân phu nổi dậy khởi nghĩa chống lại nhà Đường
+ Nghĩa quân bị đàn áp  thất bại.

I. Lịch sử đánh giặc giữ nước của dân tộc Việt Nam
2. Những cuộc đấu tranh giành độc lập (Từ TK I đến TK X):
- Cuộc khởi nghĩa của Phùng Hưng (năm 766 - 791):
+ Cuộc khởi nghĩa của Phùng Hưng thắng lợi, nghĩa quân và nhân dân ta làm chủ đất nước mấy năm
+ Cuối cùng, bị nhà Đường đàn áp  thất bại.
I. Lịch sử đánh giặc giữ nước của dân tộc Việt Nam
2. Những cuộc đấu tranh giành độc lập (Từ TK I đến TK X):
- Cuộc khởi nghĩa của Khúc Thừa Dụ (năm 905):
+ TK IX, nhà Đường suy sụp  cuộc khởi nghĩa của Khúc Thừa Dụ nổ ra và thắng lợi nhanh chóng
+ Năm 906, nhà Đường buộc phải công nhận chính quyền tự chủ của KTD và phong ông làm Tĩnh hải tiết độ sứ đồng bình chương sự.
 đặt cơ sở cho nền độc lập bền lâu của dân tộc

I. Lịch sử đánh giặc giữ nước của dân tộc Việt Nam
2. Những cuộc đấu tranh giành độc lập (Từ TK I đến TK X):
- Cuộc kháng chiến chống quân Nam Hán lần thứ nhất của Dương Đình Nghệ (năm 931):
+ Năm 930, Nam Hán xâm lược nước ta, nhà Khúc sụp đổ
+ Năm 931, Dương Đình Nghệ lãnh đạo cuộc kháng chiến chống quân Nam Hán thắng lợi, tự xưng Tiết độ sứ, tiếp tục sự nghiệp họ Khúc
+ Năm 937, bị Kiều Công Tiễn sát hại, giành lấy quyền hành.
I. Lịch sử đánh giặc giữ nước của dân tộc Việt Nam
2. Những cuộc đấu tranh giành độc lập
(Từ TK I đến TK X):
- Cuộc kháng chiến chống quân Nam Hán lần thứ hai của Ngô Quyền và chiến thắng Bạch Đằng (năm 938):
+ Năm 937, vua Nam Hán cử con trai là Hoằng Tháo chỉ huy đạo binh thuyền lớn sang xâm lược nước ta
+ Mùa đông năm 938, Ngô Quyền trực tiếp chỉ huy đại quân ta đánh tan quân Nam Hán bằng trận cọc trên sông Bạch Đằng.
+ Năm 939, Ngô Quyền xưng vương, xây dựng triều đình mới, lấy Cổ Loa làm kinh đô.
Chiến thắng Bạch Đằng năm 938 được ghi vào lịch sử dân tộc như một chiến công hiển hách, đưa nước ta thoát khỏi ách thống trị hơn 1000 năm của phong kiến phương Bắc và mở ra thời kì mới; thời kì độc lập, tự chủ.
Hoằng Tháo
Ngô Quyền
HỆ THỐNG NỘI DUNG
1. Hãy kể các cuộc đấu tranh giữ nước đầu tiên của dân tộc ta, do ai lãnh đạo?
- Chống quân Tần (214 – 208 Tr. CN), do Vua Hùng và Thục Phán lãnh đạo thắng lợi
- Chống quân Triệu Đà (184 – 179 Tr. CN) do An Dương Vương lãnh đạo, cuối cùng thất bại
HỆ THỐNG NỘI DUNG
2. Hãy kể các cuộc khởi nghĩa giành độc lập của dân tộc ta từ thế kỉ I đến thế kỉ X?
Các cuộc khởi nghĩa:
Hai Bà Trưng (40)
Bà Triệu (248)
Lí Bí (544)
Mai Thúc Loan (722)
Phùng Hưng (766)
Khúc Thừa Dụ (905)
Dương Đình Nghệ (931)
Ngô Quyền (938)
HỆ THỐNG NỘI DUNG
*. Tên bài hát?
Linh thiêng Việt Nam
Sáng tác: Lê Quang
Câu hỏi về nhà.
Khái quát lịch sử đánh giặc giữ nước của dân tộc ta từ thời Văn Lang đến thế kỉ X?
Hết tiết 1
THÀNH CỔ LOA
Có 3 vòng thành:
Thành nội: chu vi 1650m, cao 5m, mặt thành rộng 6 -12m, chân rộng 20 -30m, có 1 cửa ra vào, 18 vọng gác.
Thành trung: có 5 cửa ra vào, có vọng gác
Thành ngoại: dài 8km, cao 4 -9m, chân thành rộng 12 – 20m, có 3 cửa vào
Cả 3 thành đều có hào phía ngoài, nối với nhau và nối với sông Hoàng
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Lê Văn Hùng
Dung lượng: | Lượt tài: 1
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)