Bai 1- Tieng- Tach loi thanh tieng
Chia sẻ bởi Nguyễn Thị Thu Thuỷ |
Ngày 07/05/2019 |
55
Chia sẻ tài liệu: Bai 1- Tieng- Tach loi thanh tieng thuộc Học vần 1
Nội dung tài liệu:
Bài 1
tiếng
Cấu trúc
Phần 1: Giới thiệu chung
phần 2: Các Tiết m?u
1.tách lời thành từng tiếng
2. tách tiếng thành 2 phần
Phần 1: Giới thiệu chung bài Tiếng
1. Về chất liệu ( tri thức)
- Lời nói( câu nói) của con người có thể tách ra thành các tiếng.
- Nhờ phát âm chúng ta nhận ra tiếng giống nhau, tiếng khác nhau.
- Thanh của tiếng ( 6 thanh)
- Tách tiếng ra thành 3 phần: phần đầu, phần vần, thanh.
Phần 1: Giới thiệu chung bài Tiếng
2. Về thao tác
- Thao tác phân tích: phân tích câu nói thành tiếng, phân tích tiếng thành các phần.
- Thao tác ghi mô hình: mô hình tách lời thành tiếng, mô hình tiếng nguyên, mô hình 2 phần của tiếng.
-Thao tác vận dụng mô hình:
+Vận dụng theo chiều thuận: lời nói ghi lại mô hình
+Vận dụng theo chiều ngược: từ mô hình đến lời nói.
3. Về vật liệu
Vật liệu mẫu là hai câu thơ:
Tháp mười đẹp nhất bông sen
Việt Nam đẹp nhất có tên Bác Hồ.
V m?t s? cõu tho khỏc
Một Số điều cần lưu ý khi dạy bài tiếng
1. Bài học đầu tiên vô cùng quan trọng nhằm huấn luyện các em biết cách làm việc trí óc: biết nhận nhiệm vụ, biết thực hiện từng thao tác. Do vậy T cần làm kĩ từng tiết, từng việc làm, từng thao tác. Có như vậy tiết học sau mới dễ dàng.
2. T tuyệt đối không giảng giải nghĩa của câu thơ sử dụng làm vật liệu mẫu.Làm như vậy khiến tư duy của trẻ rối thêm, không đạt được đích của bài học.
Phần II:Tiết Mẫu
Tách Lời thành
các tiếng
Quy trình tiết dạy
Việc 1: Tiếp cận đối tượng - Lời nói
Việc 2: Dùng đồ vật thay cho các tiếng
Việc 3: Đọc
Việc 1: Tiếp cận đối tượng - Lời nói
1a.Giao việc
1b.Học thuộc 2 câu ca
- học thuộc câu 1
- học thuộc câu 2
( bằng cách học thuộc dần 2 – 4 - 6 tiếng)
1c. Học nói to, nói nhỏ, nói nhẩm, nói thầm
Việc 2: Dùng đồ vật thay cho các tiếng
2a. T làm mẫu
2b. H tự làm
Vi?c 3: D?c
T hu?ng d?n H d?c SGK tr 7
Việc 1. Tiếp cận Đối tượng - Lời nói
1a. Thầy nêu việc. (đứng trước lớp, nói ngắn gọn:) Hôm nay các em bắt đầu học Tiếng Việt (ngừng)... Tiết này, các em học 2 câu ca về Bác Hồ. (ngừng)... Em nào nhắc lại nhiệm vụ: tiết này các em sẽ học gì?
H: Nhắc lại ( cá nhân 3-4 H)
T: củng cố, cho H nói lại tập thể
(gõ rất khẽ nhịp thước ra lệnh bắt đầu)...
H: cả lớp đồng thanh nhắc lại vài lần.
1b. Thầy giao việc. Em học thuộc 2 câu ca về Bác Hồ. (12 phút)
a./ Học câu 1
T: (đứng trước lớp, nói ngắn gọn:)
Cô dạy các em 2 câu ca về Bác Hồ:
Tháp Mười đẹp nhất bông sen
Việt Nam đẹp nhất có tên Bác Hồ.
T: (dạy dần) Bây giờ cô dạy cho các em học thuộc :
Tháp Mười... Cả lớp nhắc lại! Nói to!
H: (nhắc lại đồng thanh) Tháp Mười…
T: Các em học tiếp:
Tháp Mười đẹp nhất... Cả lớp nhắc lại, nói to!
H: (nhắc lại đồng thanh 3 lần)
T: Các em học tiếp : Tháp Mười đẹp nhất bông sen... Cả lớp nhắc lại! Nói to.
H: (nhắc lại đồng thanh 3 lần)
T: Mời em V. nhắc lại... Nói to.
HV: nhắc lại
T: Cả lớp nhắc lại...
H: (cả lớp đồng thanh nói to 2 lần )
Tháp Mười đẹp nhất bông sen
b./ H?c cõu 2
T: Cụ d?y ti?p cõu 2 : Vi?t Nam d?p nh?t cú tờn Bỏc H?. Bõy gi? cỏc em h?c thu?c d?n:
Vi?t Nam ... C? l?p nh?c l?i! Núi to!
H: nh?c l?i
T: Cỏc em h?c ti?p:
Vi?t Nam d?p nh?t... C? l?p nh?c l?i! Núi to.
H: nh?c l?i
T: Cỏc em h?c ti?p :
Vi?t Nam d?p nh?t cú tờn Bỏc H? ... C? l?p nh?c l?i! Núi to.
H: nh?c l?i
T: (Ki?m tra cỏ nhõn H) M?i em D. nh?c l?i...
HD: nh?c l?i
T: Gi?i l?m... C? l?p nh?c l?i! Núi to.
H: (c? l?p d?ng thanh núi to 2 l?n )
c/ Học cả 2 câu
T: Các em nói cả 2 câu (nhắc lại cho H nhớ) :
Tháp Mười đẹp nhất bông sen
Việt Nam đẹp nhất có tên Bác Hồ.
Bạn nào thuộc cả 2 câu?
H: nhắc lại
1c. Thầy giao việc. Em nói to / nói thầm. (10 phút)
a./ Học nói to và nói khẽ.
T: Các em nói cả 2 câu. Nói to, vỗ tay từng tiếng. (Cô làm mẫu:)
Tháp Mười đẹp nhất bông sen
(vỗ) - - - - - -
Việt Nam đẹp nhất có tên Bác Hồ.
H: Thực hiện 3 lần theo T)
T: vừa rồi, các em đã nói to 2 câu ca. Các em nhắc lại: nói to
H: nhắc lại đồng thanh
T: Bây giờ cô dạy các em nói khẽ. Các em nhắc lại: Nói khẽ
HL (đồng thanh) Nói khẽ
T: (giải thích và làm mẫu nói khẽ từng tiếng và ngón tay phải gõ khẽ vào lòng bàn tay trái) Nói khẽ là nói cho mình nghe thôi :
Tháp Mười đẹp nhất bông sen
(gõ) - - - - - -
Việt Nam đẹp nhất có tên Bác Hồ.
- - - - - - - -
T: Các em nói khẽ cả 2 câu ca. Nói khẽ, gõ ngón tay từng tiếng .
H: (Làm lại 3 lần)
T: (Kiểm tra cá nhân H) Mời em Y, nói to 2 câu ca.
HY: Làm lại
T: Cảm ơn em ... Cả lớp nói to 2 câu ca như bạn Y đã làm.
H: (đồng thanh: nói và vỗ tay)
T: (Kiểm tra cá nhân H) Mời em Y - nói khẽ 2 câu ca
HY : (nói khẽ, gõ ngón tay)
T: Cảm ơn em ... Cả lớp nói khẽ 2 câu ca như bạn Y đã làm.
H: (đồng thanh nói khẽ, gõ ngón tay 3 lần)
b./ Học nói mấp máy môi
T: Các em nói to cả 2 câu ca. Khi nói to, các em vỗ tay theo từng tiếng.
H:( nói và vỗ tay) Tháp Mười … Bác Hồ.
T: Các em nói khẽ cả 2 câu ca. Khi nói khẽ, các em gõ ngón tay theo từng tiếng.
H: (nói và gõ tay ) Tháp Mười … Bác Hồ.
T: Bây giờ các em học cách nói mấp máy môi. Cả lớp nhắc lại: nói mấp máy môi
H: (đồng thanh 3 lần) nói mấp máy môi
T: (làm mẫu) nói mấy máy môi nói không thành tiếng. Bây giờ các em nói mấp máy môi hai câu ca và gõ khẽ ngón tay phải vào ngón tay trái
H: (nói mấy máy môi và gõ khẽ, làm 2-3 lần)
T: Mời em M. nói mấp máy môi 2 câu ca.
HM: nói lại
T: Cả lớp nói mấp máy môi 2 câu ca như bạn M đã làm.
H : (đồng thanh, nói mấp máy môi, gõ khẽ ngón tay)
c/ Học nghĩ thầm từng tiếng đang nói
T: (ôn nhanh) Các em nói to, nói khẽ, nói mấp máy môi cả 2 câu ca ...
H: Thực hiện lần lượt theo yêu cầu của T
T: (làm mẫu) Bây giờ các em ngậm miệng lại, nhắm mắt nghĩ tới cả 2 câu ca nhưng không nói ra... Khi nghĩ đến một tiếng thì các em gật đầu một cái (T gõ thước làm nhịp từng tiếng rất khẽ.. T: Khi nghĩ đến tiếng cuối cùng, các em cùng nói to lên...
H: ngậm miệng lại, nhắm mắt, nghĩ đến từng tiếng . Đến tiếng cuối cùng thì nói to Hồ .
T: Làm lại lần nữa... Nghĩ thầm từng tiếng theo nhịp thước gõ khẽ của cô ... Tháp ... Mười ... Bác ... Hồ.....
H: (Làm lại và đồng thanh) Hồ.
T: Làm lại ... Nghĩ thầm từng tiếng, cô không gõ nhịp thước nữa... Bắt đầu nghĩ thầm! ... Tháp ... Mười ... Bác .... Hồ ...
H: (Làm lại và đồng thanh) Hồ.
Việc 2. Dùng đồ vật thay cho các tiếng
T: (giao việc) Hôm nay các em học cách dùng các đồ vật thay cho các tiếng trong 2 câu ca. Em nào nhắc lại được nhiệm vụ?
H:nhắc lại
1.T: Các em nói to 2 câu ca
H: (đồng thanh, nói to) Tháp Mười ...Bác Hồ.
T: Nhìn cô làm mẫu, các em nói theo cô ...
+ Tháp ... (H nói, trong khi T lấy 1 mô hình đặt lên bảng)
+ Mười .. . (H nói theo, trong khi T lấy 1 mô hình nữa đặt lên bảng tiếp theo mô hình trước như thể viết chính tả)
( Lần lượt làm như thế cho đến hết câu 1)
T chú ý : Chỉ đặt các tiếng của câu 1 thôi. Đặt xong từng tiếng: T có trên bảng một “câu” theo thứ tự sau :
T: (chỉ vào từng tiếng cho H đọc to) Các em đọc to từng tiếng...
H: đọc to 2-3 lần rồi đọc khẽ 2-3 lần.
2. Các em nói khẽ 2 câu ca
T "xoá" quân nhựa trên bảng để cùng H xếp lại câu 1.
T: Các em lấy quân nhựa ra... Xếp theo cô... Tay phải cầm 1 quân nhựa, giơ cao, nói: Tháp ....
H: (Cầm 1 quân nhựa. giơ cao lên, nói) Tháp...
T: (làm mẫu xếp) Đặt quân nhựa xuống.
H: (làm theo)
Trên bảng T có và dưới bàn H có 1 quân nhựa
T: Các em cầm 1 quân nhựa nữa, giơ cao lên, nói : Mười ...
H: (Cầm 1 quân nhựa, giơ cao lên: nói) Mười ...
T: (làm mẫu xếp) Đặt quân nhựa xuống.
H: (làm theo)
Trên bảng T có và dưới bàn H có 2 quân nhựa
nhựa
( Lần lượt làm như thế cho đến hết câu 1)
T chú ý: nhắc nhở H các quân nhựa phải xếp cho thẳng hàng và khoảng cách đều nhau
Trên bảng T và dưới bàn H đều có 6 quân nhựa
T: Các em đọc từng tiếng...
H: (chỉ tay bằng ngón tay trỏ phải, đọc và đếm)
Tháp Mười đẹp nhất bông sen
1...2.... 3....4.....5....6
T: Câu này có mấy tiếng?
H: Câu này có 6 tiếng.
(Làm lại 2-3 lần)
* T hướng dẫn H làm tương tự với câu 2
cuối cùng có 2 câu trên bảng lớn và trước mặt H:
Việc 3: Đọc
Đọc sách: T cho H mở sách; cho H đặt sách trước mặt; giở từng trang theo lệnh T cho đến khi gặp trang có ảnh Bác Hồ và 2 hàng ký hiệu hình vuông. (SGK trang 7) Ra lệnh cho H dùng ngón tay trỏ bàn tay phải chỉ từng tiếng và đọc.
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Nguyễn Thị Thu Thuỷ
Dung lượng: |
Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)