Bài 1. Thế giới quan duy vật và phương pháp luận biện chứng

Chia sẻ bởi Nguyễn Thị Niêm | Ngày 26/04/2019 | 91

Chia sẻ tài liệu: Bài 1. Thế giới quan duy vật và phương pháp luận biện chứng thuộc Giáo dục công dân 10

Nội dung tài liệu:

Chương trình giáo dục công dân 10
__________________________________________________________

Phần một: công dân với việc hình thành
Thế giới quan và phương pháp luận
___________________________


Ngày soạn: 20/07/2012
Tiết: 1.


Bài 1. THẾ GIỚI QUAN DUY VẬT
VÀ PHƯƠNG PHÁP LUẬN BIỆN CHỨNG
(3 Tiết )
I. Mục tiêu bài học:
Học xong bài này học sinh cần đạt được:
1. Về kiến thức:
- Nhận biết được chức năng của TGQ, PPL của Triết học.
- Nhận biết được nội dung cơ bản của chủ nghĩa duy vật và chủ nghĩa duy tâm, PPL biện chứng và PPL siêu hình.
- Nêu được chủ nghĩa duy vật biện chứng là sự thống nhất hữu cơ giữa thế giới quan duy vật và phương pháp luận biện chứng.
2. Về kỹ năng:
Nhận xét, đánh giá được một số biểu hiện của quan điểm duy vật hoặc quan điểm duy tâm, biện chứng hoặc siêu hình trong cuộc sống hàng ngày.
3. Về thái độ:
Có ý thức trau dồi TGQ duy vật và PPL biện chứng.
II/ Nội dung:
- Trong bài này GV cần chú ý một số nội dung cơ bản sau:
+ Vai trò, chức năng của TGQ .
+ Su khac biet giua the gioi quan duy vat va the gioi quan duy tam.
III/ Phương pháp:
Trên cơ sở nội dung bài học GV có thể sử dụng kết hợp PP sau:
Giảng giải, đàm thoại
Đặt vấn đề, giải quyết vấn đề
Thảo luận nhóm
Giải các BTTH- Liên hệ thực tiễn

IV/ Phương tiện dạy học:
- SGK, SGV, một số bảng so sánh và phiếu học tập để củng cố bài học.
V/ Tiến trình lên lớp:
1. Kiểm tra sự chuẩn bị sách, vở của học sinh
2. Giới thiệu bài mới
GV: cho HS đọc mẩu chuyện “Thần Trụ Trời”- sgk
Hỏi: Qua câu chuyện em có nhận xét như thế nào về quan niệm của người xưa về sự hình thành vũ trụ? Vì sao họ lại có quan niệm như vậy?
HS: trả lời.
GV:
- Dẫn câu nói của C.Mác: “Không có Triết học thì không thể tiến lên phía trước”- Trích thư của C.Mác gửi cho cha năm 1937.
- Nêu yêu cầu cần tìm hiểu của bài.
3. Nội dung bài:

Hoạt động của thầy và trò
Nội dung kiến thức cơ bản

 Hoạt động 1: Thảo luận lớp
- Gv cho học sinh nghiên cứu Sgk, liên hệ với các môn khoa học khác, trả lời câu hỏi:
- Gv đặt câu hỏi thảo luận:
+ Hãy nêu đối tượng nghiên cứu của các môn khoa học cụ thể (VD:học, văn học, sinh học
+ TH là gì ?
+ Đối tượng nghiên cứu của Triết học là gì ?
+ Tại sao TH có vai trò là TGQ, PPL của khoa học ?
- Hs thảo luận trả lời từng câu hỏi.
- Gv tóm tắt các ý kiến, nhận xét, bổ sung và kết luận
- Hs ghi bài
(Củng cố: HDHS làm bài tập so sánh đối tượng nghiên cứu của Triết học và các môn KH cụ thể.



Hoạt động 2: Học sinh thảo luận nhóm
Gv chia Hs thành 4 nhóm, hướng dẫn Hs nghiên cứu SGK và liên hệ thực tiễn, thảo luận.
- Nội dung thảo luận:
+ Thế giới quan là gì? Nêu biểu hiện của các loại thế giới quan?
+ Vấn đề cơ bản của TH là gì? Cơ sở để phân loại cá
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Nguyễn Thị Niêm
Dung lượng: | Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)