Bài 1. Thế giới quan duy vật và phương pháp luận biện chứng

Chia sẻ bởi Đỗ Thị Thu Hương | Ngày 26/04/2019 | 112

Chia sẻ tài liệu: Bài 1. Thế giới quan duy vật và phương pháp luận biện chứng thuộc Giáo dục công dân 10

Nội dung tài liệu:

Ngày soạn: 1/8/2016 Tiết 1,2 PPCT
BÀI 1
THẾ GIỚI QUAN DUY VẬT
VÀ PHƯƠNG PHÁP LUẬN BIỆN CHỨNG
( TIẾT 1)
I.MỤC TIÊU BÀI HỌC
1.Về kiến thức
-Hiểu rõ được các khái niệm : triết học ,thế giới quan.
-Nhận thấy được mối quan hệ giữa triết học và các môn khoa học khác.
-Hiểu được chức năng thế giới quan và phương pháp luận của triết học.
-Nắm được nội dung cơ bản bản chất của thế giới quan duy vật và thế giới quan duy tâm. Từ đó phân biệt được sự khác nhau giữa chúng.
2.Về kỹ năng
-Đánh giá được những biểu hiện của duy vật và duy tâm trong thực tiễn.
3.Về thái độ
-Trân trọng ,ủng hộ,và học tập ý nghĩa của triết học biện chứng và khoa học.
-Có ý thức trau dồi thế giới quan duy vật và phương pháp luân biện chứng, đồng thời phê phán triết học duy tâm.
II. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh.
1.Phương pháp dạy học
Các phương pháp đàm thoại như giảng giải, thuyết trình, vấn đáp, đặt vấn đề, thảo luận nhóm …
2.Phương tiện dạy học
-Học sinh:SGK, vở ghi
-Giáo viên: SGK, SGV, giáo án

D. Tiến trình giờ dạy
1.Ổn định tổ chức
2. Kiểm tra bài cũ: Không. (Kiểm tra SGK).
3. Bài mới
*Giới thiệu bài mới
Đặt ra tình huống :
Lan là một học sinh giỏi toàn diện và được gia đình đặt rất nhiều kỳ vọng. Trong đó, Lan đặc biệt yêu thích môn Văn để mai kia thi vào trường ĐHSP. Nhưng bố mẹ Lan lại muốn Lan học khối A để sau này thi vào một trường kinh tế. Lan rất băn khoăn không biết giải quyết như thế nào, nên làm theo ý bố mẹ hay tiếp tục theo đuổi ước mơ của mình.
Nếu em là Lan em sẽ giải quyết như thế nào?
Sau khi học sinh trả lời, GV đưa ra kết luận : Đứng trước một tình huống, sự việc trong cuộc sống mỗi người đều có những cách nhìn nhận và giải quyết riêng. Vậy muốn có một cách nhìn nhận và giải quyết đúng đắn cần có nền tảng khoa học. Đó chính là thế giới quan duy vật và phương pháp luận biện chứng.










HOẠT ĐỘNG CỦA
GIÁO VIÊN – HỌC SINH

NỘI DUNG CẦN ĐẠT


Hoạt động 1: Tìm hiểu khái niệm và vai trò của triết học
-GV cho HS lấy VD về đối tượng nghiên cứu của các môn khoa học cụ thể.
- HS: Trả lời theo gợi ý của GV
? Khoa học tự nhiên gồm những môn khoa học nào?(nghiên cứu những gì)
? Khoa học xã hội bao gồm những môn khoa học nào?
- HS: Trả lời, nhận xét, bổ sung.
- GV: Nhận xét, kết luận.
- GV: Giảng giải: Triết học chi phối các môn khoa học cụ thể nên nó trở thành thế giới quan, phương pháp luận của khoa học. Do đối tượng nghiên cứu của Triết học là những quy luật chung nhất, phổ biến nhất về sự vận động, phát triển của tự nhiên, xã hội và con người nên Triết học có vai trò là thế giới quan, phương pháp luận cho mọi hoạt động thực tiễn và hoạt động nhận thức của con người

-GV: Triết học có giúp ích gì cho con người hay không?
- HS: Suy nghĩ. Trả lời.
-GV: Nhận xét. Kết luận.


Hoạt động 2:
-GV: Lấy VD về truyện “Thần trụ trời” và truyện “Thầy bói xem voi”.Sau đó diễn giảng.
=>GV: Em hiểu, thế giới quan là gì?
- HS: Suy nghĩ. Phát biểu ý kiến.
- GV: Nhận xét. Kết luận.

- GV: Trong lịch sử hình thành và phát triển, triết học cũng đã tồn tại rất nhiều quan điểm khác nhau về cách nhìn nhận và giải thích thế giới. Song nhìn chung có 2 quan điểm lớn: Đó là quan điểm duy vật và quan điểm duy tâm.
-GV: Vậy vấn đề cơ bản của triết học là gì?
-HS: Suy nghĩ. Trả lời.
- GV: Nhận xét. Kết luận.
(Tùy cách trả lời mặt thứ nhất vấn đề cơ bản của triết học mà các hệ thống thế giới quan được xem là duy vật hay duy tâm.)

- Vậy em hãy chỉ ra sự khác nhau giữa thế giới quan duy vật và thế giới quan duy tâm. Lấy ví dụ cụ
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Đỗ Thị Thu Hương
Dung lượng: | Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)