Bài 1. Thành phần nguyên tử

Chia sẻ bởi Phạm Thùy Linh | Ngày 10/05/2019 | 168

Chia sẻ tài liệu: Bài 1. Thành phần nguyên tử thuộc Hóa học 10

Nội dung tài liệu:

Họ và tên: Trần Thị Kim Trang
Lớp: 4B
Bài 1:
THÀNH PHẦN NGUYÊN TỬ
Giữa thế kỷ XIX, người ta cho rằng: Các chất đều được cấu tạo nên từ những hạt cực kì nhỏ bé không thể phân chia được nữa, gọi là nguyên tử.
Điều này đúng, điều nào sai?
Nhưng đến cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX những công trình thực nghiệm đã chứng minh nguyên tử có thật và có cấu tạo phức tạp
I. THÀNH PHẦN CẤU TẠO CỦA NGUYÊN TỬ
1. Electron
a. Sự tìm ra electron:
Thí nghiệm của Thomson, năm 1897
Khi không có điện trường hay từ trường
Phóng điện qua 2 điện cực  ống thủy tinh phát sáng màu lục nhạt do những tia không nhìn thấy được phát ra từ cực âm đập vào thành ống. Người ta gọi đó là những tia âm cực.
Chong chóng bị quay  tia âm cực là 1 chùm hạt chuyển động rất nhanh.
Khi không có tác dụng của điện trường và từ trường thì tia âm cực truyền thẳng.
Tia âm cực bị lệch bởi điện trường
Nếu đặt ống thủy tinh trong điện trường, Tia âm cực bị lệch về phía điện cực dương  tia âm cực 1 chùm hạt mang điện tích âm và mỗi hạt đều có khối lượng được gọi là electron, kí hiệu là e.
 Nguyên tử có thật và có cấu tạo phức tạp
b. Khối lượng và điện tích của electron:
Khối lượng: me = 9,1094.10-31 kg
Điện tích: qe = -1,602.10-19 C ( Culông )
Điện tích của electron được quy ước là 1-
2. Sự tìm ra hạt nhân nguyên tử
Thí nghiệm của Rutherford, năm 1911
 Nguyên tử có cấu tạo rỗng, các electron chuyển động tạo ra vỏ electron bao quanh một hạt mang điện tích dương có kích thước rất nhỏ so với kích thước của nguyên tử, nằm ở tâm nguyên tứ. Đó là hạt nhân nguyên tử.
Nguyên tử gồm có hạt nhân mang điện tích dương và lớp vỏ mang điện tích âm
3. Cấu tạo của hạt nhân nguyên tử
Hạt nhân nguyên tử gồm proton và nơtron
a. Proton: (p)
Khối lượng: mp = 1,6726.10-27 kg
Điện tích : qp = 1,6.10-19 C
Điện tích của 1 proton quy ước là 1+
b. Nơtron: (n)
Khối lượng: mn = 1,6748.10-27 kg
Không mang điện
Cấu tạo nguyên tử
Proton
Nơtron
Electron
 Khối lượng của nguyên tử tập trung hầu hết ở hạt nhân, khối lượng của các electron là không đáng kể so với khối lượng của nguyên tử.
II. KÍCH THƯỚC VÀ KHỐI LƯỢNG CỦA NGUYÊN TỬ
1. Kích thước
Đường kính hạt nhân :10-5 nm hay 10-4 Ăngtron
Đường kính nguyên tử :10-10 nm hay 1 Ăngtron
2. Khối lượng
Để biểu thị khối lượng của nguyên tử, phân tử và các hạt proton, nơtron, electron người ta dùng khối lượng nguyên tử, kí hiệu là u, u còn được gọi là đvc.
=
.19,9265.10-27 kg = 1, 6605.10-27 kg
mH = 1,6738.10-27 kg ~ 1u
mc = 19,9265.10-27 kg ~ 12u
CỦNG CỐ
Các hạt cấu tạo nên hạt nhân của hầu hết
các nguyên tử là?
a. Electron và proton
b. Proton và nơtron.
c. Nơtron và electron.
d. Proton, nơtron và electron.
DẶN DÒ
Làm bài tập trong SGK.
Xem trước bài “ Hạt nhân nguyên tử - Nguyên tố hóa học
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Phạm Thùy Linh
Dung lượng: | Lượt tài: 5
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)