Bài 1. Thành phần nguyên tử

Chia sẻ bởi Vũ Thị Kim Trinh | Ngày 10/05/2019 | 117

Chia sẻ tài liệu: Bài 1. Thành phần nguyên tử thuộc Hóa học 10

Nội dung tài liệu:

CHƯƠNG I. NGUYÊN TỬ
Đến thế kỉ 19, nhiều nhà bác học cho rằng mọi chất đều được tạo nên từ những phần tử cực kì nhỏ bé không thể phân chia được nữa. Đó là nguyên tử.
Vậy nguyên tử có thật không? Chúng có cấu tạo thế nào?
Nguyên tử được coi là những hạt rắn, giống như những viên bi cực nhỏ, không có cấu trúc và không thể phân chia được.
Theo tiếng Hi Lạp, nguyên tử là atomos – nghĩa là không thể phân chia.
Thỏi vàng, được tạo nên từ những nguyên tử vàng
Đến cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX, những công trình thực nghiệm mới chứng tỏ rằng: nguyên tử có thật và chúng có cấu tạo phức tạp.
Người ta không những chụp được hình nguyên tử, mà còn làm thí nghiệm với từng nguyên tử riêng lẻ.
Việc khám phá ra cấu trúc phức tạp của nguyên tử, phải kể đến công lao to lớn của 3 nhà bác học: J.J. Thomson, E. Rutherford và J. Chadwich.
Năm 1875, nhà vật lý người Anh – William Croockes, chế tạo thành công ống Croockes, là 1 ống khí phát điện. Từ đó tìm ra tia âm cực.
Đây là thí nghiệm đầu tiên chứng tỏ nguyên tử có cấu tạo từ những hạt nhỏ hơn và đơn giản hơn nữa.
Năm 1897, nhà bác học người Anh – J.J. Thomson, làm thí nghiệm đặt ống Croockes giữa 2 bản kim loại tích điện trái dấu.
Thí nghiệm này chứng tỏ hạt trong tia âm cực là hạt mang điện tích âm.
Người ta gọi những hạt tạo thành tia âm cực là electron. Ký hiệu là e.
Trên đường đi của tia âm cực, nếu ta đặt 1 chong chóng thì chong chóng sẽ bị quay.
Kết luận : Tia âm cực là chùm hạt vật chất, có khối lượng và chuyển động với vận tốc lớn.
Cho tia âm cực đi vào giữa 2 bản kim loại tích điện trái dấu, tia âm cực lệch về phía cực dương.
Kết luận : Tia âm cực là chùm hạt mang điện âm.
Năm 1911, nhà vật lý người Anh – E. Rutherford, làm thí nghiệm cho các hạt α bắn phá qua lá vàng mỏng và theo dõi đường đi của hạt α.
Thí nghiệm này chứng tỏ nguyên tử có cấu tạo rỗng, chứa phần mang điện dương gọi là hạt nhân nguyên tử.
Xung quanh hạt nhân là các electron, tạo nên vỏ nguyên tử.
Hạt α có thể đi xuyên qua → phần mang điện dương có kích thước rất nhỏ và khoảng giữa nguyên tử và phần mang điện dương là khoảng trống.
Hạt α bị bật ngược trở lại hoặc bị chệch hướng → phần mang điện dương có khối lượng rất lớn.
Năm 1918, E. Rutherford làm thí nghiệm dùng hạt α bắn phá hạt nhân nguyên tử Nitơ, tìm ra hạt mang điện dương trong nhân nguyên tử. Đó là hạt proton, ký hiệu là p.

Năm 1932, J. Chadwich làm thí nghiệm dùng hạt α bắn phá hạt nhân nguyên tử Beri, phát hiện thêm một loại hạt không mang điện trong nhân nguyên tử. Đó là hạt nơtron, ký hiệu là n.
Kết luận : - Hạt nhân nguyên tử gồm các hạt proton (p) mang điện dương và nơtron (n) không mang điện.
- Số proton = số electron
Vỏ nguyên tử
Hạt nhân
PROTON
(mang điện dương)
NƠTRON
(không mang điện)
ELECTRON
(mang điện âm)
CẤU TẠO NGUYÊN TỬ
CẤU TẠO NGUYÊN TỬ
Đường kính nguyên tử : 1Ao hay 10-10m
Đường kính hạt nhân : 10-4Ao hay 10-14m
KÍCH THƯỚC NGUYÊN TỬ
KHỐI LƯỢNG VÀ ĐIỆN TÍCH CỦA CÁC HẠT
CẤU TẠO NÊN NGUYÊN TỬ
me = 9,1095 x 10-31kg
me = 0,00055 u
-1,602.10-19 C = 1-
+1,602.10-19 C
= 1+
mp=1,6726 x 10-27kg
mp = 1 u
m n = 1 u
m n =1,6748 x 10-27kg
0
Khối lượng của 1 nguyên tử oxi ( gồm 8 electron, 8 proton và 8 notron ) là bao nhiêu?
1.
2.
3.
4.
25,69.10-27kg
26,69.10-27kg
26,79.10-27kg
25,79.10-27kg
Sai
Sai
Sai
Đáp án:
Khối lượng nguyên tử bằng tổng khối lượng của các hạt.
Tổng khối lượng electron = 8 x 9,11.10-31 kg
= 8 x 0,000911.10-27 kg
Tổng khối lượng proton = 8 x 1,673.10-27 kg
Tổng khối lượng notron = 8 x 1,675.10-27 kg
Khối lượng 1 nguyên tử oxi = 8 x 0,000911.10-27
+ 8 x 1,673.10-27 + 8 x 1,675.10-27 = 26,79.10-27 kg
GOOGBYE !!!
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Vũ Thị Kim Trinh
Dung lượng: | Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)