Bài 1. Thành phần nguyên tử

Chia sẻ bởi Trần Linh Khang | Ngày 10/05/2019 | 39

Chia sẻ tài liệu: Bài 1. Thành phần nguyên tử thuộc Hóa học 10

Nội dung tài liệu:

CHƯƠNG I: NGUYÊN TỬ
Bài 1: THÀNH PHẦN NGUYÊN TỬ
NỘI DUNG
I Thành phần cấu tạo nguyên tử

II Kích thước, khối lượng, điện tích của nguyên tử và các hạt cấu tạo nên nó
I. Thành phần cấu tạo nguyên tử
I Thành phần cấu tạo nguyên tử:

Lớp vỏ
Hạt nhân nguyên tử
1.1 Lớp vỏ nguyên tử

Hạt electron (Thomson - 1897):
Có khối lượng
Chuyển động với vận tốc lớn xung quanh hạt nhân tạo nên lớp vỏ nguyên tử
Mang điện tích âm
I Thành phần cấu tạo nguyên tử
Hạt eletron
Hạt nhân
1.2 Hạt nhân nguyên tử
Phần mang điện tích dương
Có kích thước rất nhỏ so với kích thước của nguyên tử
cấu tạo: proton (P) + nơtron (n)
Proton: (1918) mang điện tích dương
Nơtron: (1932) không mang điện
I Thành phần cấu tạo nguyên tử

II.
Kích thước, khối lượng và điện tích của nguyên tử và các hạt cấu tạo nên nó
II.1 Kích thước

Đơn vị đo: nanomet (nm) hoặc A˚
1 nm = 10 A˚ = 10-9 m
Nguyên tử: đường kính khoảng 10-¹º m
Nguyên tử nhỏ nhất: nguyên tử hidro có bán kính khoảng 0,053nm
Đường kính của hạt nhân nguyên tử: 10-5 nm, nhỏ hơn đường kính nguyên tử 10.000 lần  nguyên tử có cấu tạo rỗng
Đường kính của các hạt cấu tạo nên nguyên tử: khoảng 10-8nm
II.2 Khối lượng: u hay đvC

1u= 1/12 khối lượng của 1 nguyên tử đồng vị C12
= 1,6738 . 10-27kg

me = 9,1094 . 10-31kg = 1/1840u
mp = 1,6726.10-27kg = 1u
mn = 1,6748.10-27kg = 1u

Khối lượng của lớp vỏ electron rất nhỏ so với khối lượng của proton và nơtron , vậy khối lượng của nguyên tử chủ yếu nằm ở hạt nhân
II.3 Điện tích
Nguyên tử trung hòa điện.
Lớp vỏ electron mang điện tích âm
qe= - 1,602.10-19 C (Culong)
Người ta chưa tìm ra điện tích nào nhỏ hơn 1,602.10-19 C nên nó được dùng làm đơn vị điện tích, kí hiệu là eo
qe= -eo = 1-
Hạt nhân nguyên tử:
qp=1,6726. 10-19C = eo = 1+
qn= 0
CỦNG CỐ BÀI HỌC
1. Các hạt cấu tạo nên hạt nhân của hầu hết các nguyên tử là:
electron và proton.
proton và nơtron.
nơtron và electron
electron, proton và nơtron.
2. Các hạt cấu tạo nên hầu hết các nguyên tử là:
proton và nơtron.
nơtron và electron.
nơtron và proton
nơtron, proton và electron
3. Nguyên tử có đường kính lớn gấp khoảng 10.000 lần đường kính hạt nhân. Nếu ta phóng đại hạt nhân lên thành một quả bóng có đường kính 6cm thì đường kính nguyên tử sẽ là:

200 m
300 m
600 m
1200 m
BÀI 2: HẠT NHÂN NGUYÊN TỬ
NGUYÊN TỐ HÓA HỌC
ĐỒNG VỊ
CHƯƠNG I: NGUYÊN TỬ
NỘI DUNG
I. Hạt nhân nguyên tử
II. Nguyên tố hóa học
III. Đồng vị
VI. Nguyên tử khối và nguyên tử khối trung bình của các nguyên tố hóa học












I. Hạt nhân nguyên tử
1. Điện tích hạt nhân
Điện tích của proton là 1+
Hạt nhân có Z hạt proton → điện tích của hạt nhân nguyên tử là Z+
số đơn vị điện tích là Z
Nguyên tử trung hòa điện, lớp vỏ electron mang điện tích âm nên hạt nhân phải mang điện tích dương
Nơtron không mang điện ,proton mang điện tích dương nên số hạt proton = số hạt electron
Số đơn vị điện tích hạt nhân = số proton = số nơtron
2. Số khối
Kí hiệu: A
A = Z+ N
Ví dụ: hạt nhân nguyên tử Na có 11 hạt proton và có 12 hạt nơtron vậy số khối của hạt nhân nguyên tử Na là
A =11+12
= 23
Số đơn vị điện tích hạt nhân Z và số khối A là đặc trưng cho nguyên tử. Khi biết A và Z của một nguyên tử sẽ suy ra được số electron, số proton và số nơtron của nguyên tử đó
II NGUYÊN TỐ HÓA HỌC
Định nghĩa:
Nguyên tố hóa học là những nguyên tử có cùng điện tích hạt nhân


Ví dụ: Tất cả những nguyên tử có điện tích hạt nhân là 11 đều là thuộc nguyên tố Natri (Na)



2. Số hiệu nguyên tử
Số đơn vị điện tích hạt nhân nguyên tử của một nguyên tố được gọi là số hiệu nguyên tử của nguyên tố đó


Ký hiệu: Z
II. NGUYÊN TỐ HÓA HỌC
II. NGUYÊN TỐ HÓA HỌC
3. Kí hiệu nguyên tử


X: Ký hiệu hóa học
A: Số khối
Z: Số hiệu nguyên tử

Ví dụ

A: ?
Z= ?
P = ?
e = ?
n= ?
Trả lời


A: 23
Z= P = e = 11
n= 23 -11 =12
ĐỒNG VỊ
Các đồng vị của một nguyên tố hóa học là những nguyên tử có cùng số proton nhưng khác nhau về số nơtron, do đó số khối A của chúng khác nhau
+
-
+
-
+
-
Ví dụ
+
IV. nguYấN TU? KHễ?I VA` NGUYấN TU? KHễ?I TRUNG BI`NH CU?A CA?C NGUYấN Tễ? HO?A HO?C
Nguyên tử khối

Cho biết khối lượng của nguyên tử đó nặng gấp bao nhiêu lần đơn vị khối lượng nguyên tử
mnguyêntử = mproton + mnơtron + melectron
Do khối lượng của electron quá nhỏ bé so với khối lượng của hạt nhân nên người ta coi khối lượng của nguyên tử bằng khối lượng của hạt nhân

Khi không cần độ chính xác cao:
nguyên tử khối = số khối
Ví dụ

Xác định nguyên tử khối của P biết P có Z= 15 và N=16
Trả lời:
A = Z+ N = 15 + 16 =31
2. Nguyên tử khối trung bình

Ā =
Ví dụ: Clo là hỗn hợp của 2 đồng vị bền
X,Y: 2 đồng vị của một nguyên tố
a: % của đồng vị X
b: % của đồng vị Y
Ā: nguyên tử khối trung bình

Trả lời



Ā =

= 35,5
Củng cố kiến thức
ĐTHN Z+ ; Số đvđt hạt nhân Z
Z số hiệu nguyên tử
Số khối A: A = Z + n (Z = Số P = Số tt)
Ký hiệu nguyên tử
1. Nguyên tố hóa học là những nguyên tử có cùng
Số khối
Số proton
Số nơtron
Số proton và số nơtron
Câu 2: Kí hiệu nguyên tử biểu thị đầy đủ đặc trưng cho một nguyên tử của một nguyên tố hóa học vì nó cho biết:
Số khối A
Số hiệu nguyên tử Z
Nguyên tử khối của 1 nguyên tố
Số khối A và số hiệu nguyên tử Z
Câu 3 Xác định điện tích hạt nhân , số proton, số nơtron, số electron, nguyên tử khối của nguyên tử
A=7, Z = 3, P = 3, e = 3, N = 4
A = 4, Z = 3, P = 3, e = 7, N = 7
A = 4, Z = 3, P = 3, e = 3, N = 4
A = 7, Z = 3, P = 4, e = 4, N =3
Câu 4: Đồng vị cuả một nguyên tố hóa học là những nguyên tử có cùng
Số khối A
Số hạt proton
Số hạt nơtron
Không câu nào đúng
Bài tập về nhà
Về nhà làm bài tập 3,5,6,7,8 trang 14.
Xem trước bài luyện tập
BÀI 3: LUYỆN TẬP
CHƯƠNG I: NGUYÊN TỬ
1.Nguyên tử được tạo nên bởi lớp vỏ electron và hạt nhân.

Hạt nhân được tạo nên bởi Proton và nơtron.

me = 9,1094*10-31kg ; qe = 1-
mP = 1,6726*10-27kg ; qp = 1+
mn = 1,6748*10-27kg ; qn = 0
2.Trong nguyên tử:

số đvđt hạt nhân Z = Số Proton = Số electron.
(P) (e)

A = Z + n = P + n
3. Số hiệu nguyên tử Z và số khối A đặc trưng cho nguyên tử

Ký hiệu hóa học
Ví dụ
Ký hiệu sau cho biết điều gì?
Z = 20= Số P= Số e
A= Z + n = 40 → n = 40 - 20= 20
Nguyên tử khối của Ca là 40
mN= mp +mn + me
Bài 1 trang 18 sgk
Khối lượng của nguyên tử N
m 7 e = 7*9,1094*10 -31kg
=0,0064*10 -24 g
m 7P = 7*1,6726* 10 -27kg
=11,7082*10 -24 g
m 7n = 7*1,6748*10 -27kg
= 11,7236*10 -24 g
Baì tập
Bài 2 trang 18 sgk
Nguyên tử khối trung bình của Kali

ĀK =


= 39,135
CHƯƠNG 1: NGUYÊN TỬ
Bài 4: CẤU TẠO VỎ NGUYÊN TỬ
I.SỰ CHUYỂN ĐỘNG CỦA CÁC ELECTRON TRONG NGUYÊN TỬ.
Các e chuyển động rất nhanh quanh hạt nhân không theo những quỹ đạo xác định tạo nên vỏ nguyên tử

Số e ở vỏ nguyên tử = Số Proton trong hạt nhân nguyên tử = Số thứ tự Z của nguyên tử nguyên tố đó trong bảng hệ thống tuần hoàn
II.LỚP ELECTRON VÀ PHÂN LỚP ELECTRON
1.Lớp electron:
Ở trạng thái cơ bản, các e lần lượt chiếm các mức năng lượng từ thấp đến cao.
Các e trên cùng 1 lớp có mức năng lượng gần bằng nhau

2. Phân lớp electron:
Kí hiệu: Bằng chữ cái thường s,p,d,f
Các e trên cùng 1 lớp có mức năng lượng bằng nhau.
Lớp thứ 1(n=1)K: 1s
Lớp thứ 2(n=2)L: 2s 2p
Lớp thứ 3(n=3)M: 3s 3p 3d
...
III.SỐ ELECTRON TỐI ĐA TRONG
1 PHÂN LỚP, 1 LỚP :
Phân lớp s chứa tối đa 2e (ns2)
Phân lớp p chứa tối đa 6e (np6)
Phân lớp d chứa tối đa 10e (nd10)
Phân lớp f chứa tối đa 14e (nf 14)
Phân lớp electron đã có đủ số electron tối đa gọi là phân lớp electron bão hòa
*Nếu có n lớp e → Số e tối đa là : 2n2
Số electron tối đa trong 1 phân lớp
Lớp thứ nhất: Lớp K, n=1 có 1 phân lớp là 1s chứa tối đa 2 electron

Lớp thứ hai: Lớp L, n=2 có 2 phân lớp là 2s và 2p chứa tối đa 8 electron

Lớp thứ ba : Lớp N, n=3 có 3 phân lớp là 3s,3p,3d và chứa tối đa 18 electron

→Lớp thứ n có số electron tối đa là 2n2

Lớp electron đã có đủ số electron tối đa là lớp electron bão hòa


Ví dụ
Số đvđt hạt nhân là 11→ có 11 proton
vỏ nguyên tử có 11 electron

được phân bố trên 3 lớp: 2 electron ở lớp K, 8 electron ở lớp L và 1 electron ở lớp M


Củng cố:
Cấu tạo vỏ nguyên tử như thế nào?
Vỏ e cấu tạo thành lớp và phân lớp
Số e tối đa trong 1 lớp và phân lớp
1. Một nguyên tử M có 75 electron & 110 nơtron. Ký hiệu của nguyên tử sẽ là
A

B

C

D
2. Nguyên tử nào trong các nguyên tử sau đây chứa đồng thời 20 nơtron,19 proton & 19 electron
A

B

C

D
3. Số đơn vị điện tích hạt nhân của nguyên tử Flo (F)là 9. Trong nguyên tử F có số e ở phân mức năng lượng cao nhất là:


2

5

9

11
4. Các electron của nguyên tử nguyên tố X được phân bố trên 3 lớp, lớp thứ 3 có 6 electron. Số đơn vị điện tích hạt nhân nguyên tử của nguyên tố X là
6
8
14
16
Về nhà
Xem bài đọc thêm trang 22, 23 sgk
Làm bài tập 5,6 trang 22 sgk
CHƯƠNG 1: NGUYÊN TỬ
Bài 5 :
CẤU HÌNH ELECTRON CỦA NGUYÊN TỬ
I. THỨ TỰ CÁC MỨC NĂNG LƯỢNG TRONG NGUYÊN TỬ
Các e trong nguyên tử ở trạng thái cơ bản lần lượt chiếm các mức năng lượng từ thấp đến cao

Từ trong ra ngoài, mức năng lượng của các lớp tăng dần theo thứ tự từ 1 → 7
Năng lượng của phân lớp tăng theo thứ tự s,p,d,f
Khi đthn tăng, có sự chèn mức năng lượng
→ E4s < E3d
*Thứ tự sắp xếp:
1s 2s 2p 3s 3p 4s 3d 4p 5s……
II. CẤU HÌNH ELECTRON CỦA NGUYÊN TỬ
Cấu hình electron nguyên tử

Biểu diễn sự phân bố e trên các phân lớp thuộc các lớp khác nhau

Quy ước cách viết cấu hình electron nguyên tử
Số thứ tự lớp electron được ghi bằng chữ số (1,2,3…)
Phân lớp được ghi bằng các chữ cái thường ( s, p, d, f )
Số electron trong 1 phân lớp được ghi bằng số ở phía trên bên phải của phân lớp s2, p6
Có 2 cách viết cấu hình e nguyên tử:

+Cách 1: Viết cấu hình e nguyên tử dựa trên năng lượng:
1s 2s 2p 3s 3p 4s 3d 4p 5s……
Vd: Mg (Z=12): 1s22s22p63s2
Cu(Z=29):1s22s22p63s23p64s23d9
+Cách 2: Viết cấu hình e nguyên tử dựa theo lớp:
1s 2s 2p 3s 3p 3d 4s 4p 5s……
Vd:Fe(Z=26):1s22s22p63s23p63d8
Nguyên tố s: electron cuối cùng được điền vào phân lớp s
Nguyên tố p: electron cuối cùng được điền vào phân lớp p
Nguyên tố d: electron cuối cùng được điền vào phân lớp d
Nguyên tố f: electron cuối cùng được điền vào phân lớp f
Ví dụ
Nguyên tố Na có Z=11→ e = 11
Cấu hình electron: 1s22s22p63s1
Electron cuối cùng được điền vào phân lớp s → là nguyên tố s
Nguyên tố C có Z = 6 → e = 6
Cấu hình electron: 1s22s22p2
Electron cuối cùng được điền vào phân lớp p → là nguyên tố p
2.Cấu hình electron nguyên tử của 20 nguyên tố đầu
H (Z=1): 1s1

C (Z=6): 1s22s2s2p2

S (Z=16): 1s22s22p63s23p4
3. Đặc điểm của electron lớp ngoài cùng
Có nhiều nhất là 8 electron
Nguyên tử có 8 e ngoài cùng (trừ He)là khí hiếm  Không tham gia vào phản ứng hoá học.
Nguyên tử có 1,2,3 e ở lớp ngoài cùng là Kim Loại  Có khả năng nhường e.
Nguyên tử có 4 e ở ngoài cùng có thể là kim loại hoặc phi kim.
Nguyên tử có 5,6 e ở lớp ngoài cùng là Phi Kim  Có khả năng nhận e.
CỦNG CỐ
Cách viết cấu hình electron của nguyên tố

Biết được cấu hình electron thì có thể dự đoán được loại nguyên tố
Chọn đáp án đúng
1.Nguyên tố có Z = 11 thuộc loại nguyên tố

s
p
d
f
Cấu hình electron của nguyên tử lưu huỳnh (Z = 16 ) là
1s22s22p53s23p5

1s22s22p63s23p6

1s22s22p63s23p4

1s22s22p63s23p3
Cấu hình electron của nguyên tử nhôm là
1s22s22p63s23p1
Tìm câu sai
Lớp thứ nhất (lớp K) có 2 electron
Lớp thứ hai (lớp L) có 8 electron
Lớp thứ ba (lớp M) có 3 electron
Lớp ngoài cùng có 1 electron
Về nhà
Làm bài 4,5,6 trang 28
Xem trước bài luyện tập
BÀI 6: LUYỆN TẬP
CẤU TẠO VỎ NGUYÊN TỬ
A. KIẾN THỨC CẦN NẮM VỮNG:
Về mặt năng lượng, những electron như thế nào thì được xếp vào cùng 1 lớp? cùng 1 phân lớp?
- Những e có E gần bằng nhau được xếp cùng 1 lớp
- Những e có E bằng nhau được xếp cùng 1 phân lớp
Phân lớp được ký hiệu bằng gì?
s , p, d, f
Số electron tối đa ở mỗi phân lớp là bao nhiêu?

Phân lớp s có tối đa là 2e
Phân lớp p có tối đa là 6e
Phân lớp d có tối đa là 10e
Phân lớp f có tối đa là 14e
Mức E của các lớp, các phân lớp được xếp theo thứ tự như thế nào?
Trả lời:
Ở trạng thái cơ bản,các e lần lượt xếp theo thứ tự mức năng lượng từ thấp đến cao

Khi đthn tăng, có sự chèn mức năng lượng
→ E4s < E3d
*Thứ tự sắp xếp:
1s 2s 2p 3s 3p 4s 3d 4p 5s……
Có mấy cách viết cấu hình e?

Trả lời:
Có 2 cách viết cấu hình e:
->Viết cấu hình e theo năng lượng
->Viết cấu hình e theo lớp

Số electron ở lớp ngoài cùng của nguyên tử cho biết tính chất hóa học gì của nguyên tố
Nguyên tử có 1,2,3 e ở lớp ngoài cùng là kim loại
Nguyên tử có 5,6,7e ở lớp ngoài cùng là phi kim
Nguyên tử có 8e (trừ He) ở lớp ngoài cùng là khí hiếm
Nguyên tử có 4e ở lớp ngoài cùng vừa là kim loại, vừa là phi kim.
*KL có tính chất hoá học đặc trưng là tính khử (dễ cho e)
*PK có tính chất hoá học đặc trưng là tính oxi hoá (dễ nhận e)
BÀI TẬP
Bài 2/ 30
Các electron thuộc lớp K hay lớp L liên kết với hạt nhân chặt chẽ hơn? Vì sao?
Trả lời
Các e thuộc lớp K liên kết với hạt nhân chặt chẽ hơn
Vì gần hạt nhân hơn
Bài 4/ 30
Vỏ của một nguyên tử có 20 electron. Hỏi
Nguyên tử đó có bao nhiêu lớp electron
Lớp ngoài cùng có bao nhiêu electron
Nguyên tố đó là kim loại hay phi kim
Trả lời
Cấu hình e: Ca (Z=20): 1s22s22p63s23p64s2
- Nguyên tử đó có 4 lớp e
- Lớp ngoài cùng có 2 e.
- Nguyên tố đó là Kim loại.
Bài 6 trang 30
Cấu hình electron của nguyên tử phốt pho là 1s22s22p63s23p3. Hỏi
Nguyên tử phốt pho có bao nhiêu electron?
Số hiệu nguyên tử của phốt pho là bao nhiêu?
Có bao nhiêu lớp electron, mỗi lớp có bao nhiêu electron?
Lớp electron nào có mức năng lượng cao nhất?
Phốt pho là kim loại hay phi kim? Vì sao?
Trả lời
Nguyên tử phốt pho có 15 electron
Số hiệu nguyên tử của phốt pho là 15
Có 3 lớp electron, lớp K có 2e, lớp L có 8e, lớp M có 5 e
Lớp M có mức năng lượng cao nhất
Phốt pho là nguyên tố phi kim vì nguyên tử của phốt pho có 5 electron ở lớp ngoài cùng
Bài 8 trang 30
Viết cấu hình electron đầy đủ cho các nguyên tử có lớp electron ngoài cùng là:
2s1
2s22p3
2s22p6
3s23p3
e) 3s23p5
f) 3s23p6
Trả lời
1s22s1
1s22s22p3
1s22s2 2p6
1s22s22p63s23p3
1s22s22p63s23p5
1s22s22p63s23p6
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Trần Linh Khang
Dung lượng: | Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)