Bài 1. Thành phần nguyên tử

Chia sẻ bởi Trần Thị Ni | Ngày 10/05/2019 | 47

Chia sẻ tài liệu: Bài 1. Thành phần nguyên tử thuộc Hóa học 10

Nội dung tài liệu:

TRƯỜNG THPT THƯỜNG TÍN
TỔ: HÓA – SINH
GV: TRẦN THỊ NI
CH�O M?NG C�C EM D?N V?I TRU?NG THPT THU?NG T�N
BÀI 1: THÀNH PHẦN NGUYÊN TỬ
I-THÀNH PHẦN CẤU TẠO CỦA NGUYÊN TỬ
Electron
Sự tìm ra electron
- Thí nghiệm:
- Hiện tượng TN:
+) Màn huỳnh quang phát sáng
+) Làm chong chóng nhẹ bị quay
+) Khi không có điện trường, từ trường tia âm cực truyền thẳng
- Kết luận: Do những tia phát ra từ cực âm được gọi là tia âm cực
Các đặc tính của tia âm cực:
+) Khi có hai bản điện cực trái dấu, tia âm cực lệch về phía cực dương

+) Tia âm cực là chùm hạt vật chất có khối lượng và chuyển động với vận tốc lớn
+) Tia âm cực là chùm hạt mang điện tích âm cực
Người ta gọi những hạt tạo thành tia âm cực là các eletron, kí hiệu e
Khối lượng và điện tích của các e là bao nhiêu?
b) Khối lượng và điện tích của electron
Khối lượng: me = 9,1094.10-31 kg
Điện tích: qe = -1,602.10-19 c (culong)
Quy ước: 1,602.10-19 c được dùng làm điện tích đơn vị, kí hiệu e0
Điện tích của electron được kí hiệu là –e0 và quy ước bằng 1-
2.Sự tìm ra hạt nhân nguyên tử
- Thí nghiêm
- Hiện tượng:
+) Hầu hết các hạt α đều xuyên thẳng qua lá vàng (1)
+) Có một ít hạt đi lệch hướng ban đầu (2)
+) Một số rất ít bị bật lại phía sau (3)
- Kết luận:
( 2 )→ nguyên tử phải chứa phần mang điện tích dương
(1)→ phần mang điện tích dương phải có kích thước rất nhỏ so với kích thước nguyên tử→ nguyên tử có cấu tạo rỗng
Phần mang điện tích dương là hạt nhân
Xung quanh hạt nhân có các hạt electron tạo nên lớp vỏ
Nguyên tử trung hòa về điện
Số đơn vị điện tích dương của hạt nhân đúng bằng số electron quay xung quanh hạt nhân
Khối lượng của electron rất nhỏ nên khối lượng nguyên tử hầu như tập trung ở hạt nhân.
Hạt nhân có cấu tạo như thế nào?
3. Cấu tạo của hạt nhân nguyên tử
a) Sự tìm ra proton
- Hạt proton (kí hiệu p) là một thành phần cấu tạo nên hạt nhân nguyên tử.
Khối lượng mp = 1,6726. 10-27 kg
Điện tích ep = 1,602.10-19 c = e0 = 1+
b) Sự tìm ra nơtron
- Hạt nơtron (kí hiệu n) cũng là một thành phần cấu tạo của hạt nhân nguyên tử
Khối lượng mn ≈ mp = 1,6726. 10-27 kg
Điện tích en = 0 (hạt nơtron không mang điện)
c) Cấu tạo của hạt nhân nguyên tử
Kết luận: hạt nhân nguyên tử được tạo thành bởi các hạt proton và nơtron. Vì nơtron không mang điện nên số proton trong hạt nhân phải bằng số đơn vị điện tích dương của hạt nhân và bằng số electron quay xung quanh hạt nhân
II- KÍCH THƯỚC VÀ KHỐI LƯỢNG CỦA NGUYÊN TỬ
1.Kích thước
- Đơn vị đo kích thước nguyên tử là nanomet (viết tắt là nm) hoặc angstron (viết tắt là A0 )
1nm = 10-9 m
1A0 = 10-10 m
→ 1nm = 10 A0
- Đường kính của nguyên tử khoảng 10-10 m = 1A0 = 10-1 nm
- Đường kính của hạt nhân nguyên tử khoảng 10-5 nm
→ Đường kính của nguyên tử lớn hơn đường kính của hạt nhân nguyên tử khoảng 10 000 lần
- Nguyên tử nhỏ nhất là nguyên tử hidro có bán kính khoảng 0,053 nm
- Đường kính của electron và của proton còn nhỏ hơn nhiều khoảng 10-8 nm
2. Khối lượng
Đơn vị khối lượng nguyên tử kí hiệu là u, còn được gọi là đvC
1u bằng 1/12 khối lượng của một nguyên tử đồng vị cacbon 12
1u = ? kg
1u = 1,6605.10-27 kg
→1u ≈ mp ≈ mn
me ≈ 0,00055u
- Khối lượng của 1 nguyên tử hidro là 1,6738.10-27 kg ≈ 1,008u ≈ 1u
- Khối lượng của 1 nguyên tử cacbon là 19,9265.10-27 kg ≈ 12u
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Trần Thị Ni
Dung lượng: | Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)