Bài 1. Sự hình thành và phát triển của xã hội phong kiến ở châu Âu
Chia sẻ bởi Hoàng Anh Tuấn |
Ngày 10/05/2019 |
45
Chia sẻ tài liệu: Bài 1. Sự hình thành và phát triển của xã hội phong kiến ở châu Âu thuộc Lịch sử 7
Nội dung tài liệu:
ĐỘI THIẾU NIÊN TIỀN PHONG HỒ CHÍ MINH
HỘI ĐỒNG ĐỘI TRUNG ƯƠNG
SỔ CHI ĐỘI
Chi đội: TRẦN VĂN ƠN Lớp 9/3
Liên đội: Trường THCS Hòa Bình
Huyện: Tân Phú
Tỉnh: Đồng Nai
Phụ trách chi đội: Phạm Thị Tiệp
Đăng ký danh hiệu thi đua: Chi đội mạnh
Năm học: 2015 – 2016
ĐỘI THIẾU NIÊN TIỀN PHONG HỒ CHÍ MINH
HỘI ĐỒNG ĐỘI TRUNG ƯƠNG
***
SỔ
CHI ĐỘI
Chi đội: TRẦN VĂN ƠN Lớp 9/3
Liên đội: Trường THCS Hòa Bình
Huyện: Tân Phú
Tỉnh: Đồng Nai
Phụ trách chi đội: Phạm Thị Tiệp
Đăng ký danh hiệu thi đua: Chi đội mạnh
Năm học: 2015 – 2016
TIÊU CHUẨN
DANH HIỆU CHI ĐỘI MẠNH
(5 tiêu chuẩn )
***
1. Có chương trình công tác cụ thể và thực hiện có chất lượng cao chương trình kế hoạch đề ra.
2. Ban chỉ huy Chi đội có các nhóm nòng cốt hoạt động có hiệu quả. Có đủ sổ sách và những phương tiện cần thiết phục vụ hoạt động Đội.
3. Có nhiều hình thức động viên đội viên học tập, có ít nhất 30% số đội viên xếp loại văn hoá từ khá, giỏi trở lên, không có đội viên nào xếp loại văn hoá yếu kém.
4. Tập thể đoàn kết thân ái, có nhiều biện pháp giúp nhau tu dưỡng, rèn luyện ;có số đội viên xếp loại đạo đức khá, tốt từ 80% trở lên. Không có đội viên xếp loại đạo đức yếu kém.
5. Duy trì nề nếp sinh hoạt Chi đội, có quỹ Chi đội, lập quỹ “Vì bạn nghèo ”, có ít nhất 1 tờ báo Thiếu niên Tiền phong. Huy động đông đảo đội viên tham gia công tác sao nhi đồng, các hoạt động nhân đạo từ thiện và các hoạt động trên địa bàn dân cư, tích cực than gia công tác phong trào của Liên đội và nhà trường, làm tốt công tác phát triển đội viên mới, đội viên lớn lên Đoàn Có ít nhất 50% đội viên đạt danh hiệu “Cháu ngoan Bác Hồ ”
TIỂU SỬ ANH HÙNG , DANH NHÂN
HOẶC LỊCH SỬ ĐỊA DANH CHI ĐỘI ĐỘI MANG TÊN
SƠ LƯỢC TIỂU SỬ
…………………………………..
TRẦN VĂN ƠN: Sinh ngày: 29/05/1931, tại Bến Tre là con thứ 11trong gia đình, cha là Trần Văn Nghĩa quê ở Tân Mỹ, Phường Bửu Hòa, thành Phố Biên Hòa tỉnh Đồng Nai. Từ nhỏ anh đã nuôi dưỡng trong mình tinh thần yêu nước, khát khao độc lập tự do.
- Năm 1948 giới thiệu vào đoàn thể học sinh kháng chiến nội thành
- Ngày 23/11/1949 đúng vào dịp kỉ niệm lần thứ 8 ngày Nam Kì khởi nghĩa, tại Sài Gòn đã diễn ra cuộc bãi khóa của học sinh sinh viên “phản đối bắt bớ học sinh”đòi chính quyền bù nhìn phải “ trả tự do cho học sinh bị bắt”
- Ngày 09/01/1950 cả biển học sinh tại Sài Gòn kéo đến sở giáo huấn ( giáo dục). Trước thế tức nước vỡ bờ của cuộc biểu tình, thực dân pháp ra lệnh tìm mọi cách đàn áp học sinh, xả súng váo đoàn người. Trần Văn Ơn lăn xả trong cuộc chiến đấu, xông lên phía trước đỡ cho các học sinh bé. Trong khi anh đang dìu một bạn học sinh bị thương thì ngay trước mặt một nữ sinh bị tên giặc nắm tóc giật đầu xuống đất. Phẫn nộ, Trần Văn Ơn xông lên hất tên giặc ra và ế xốc bạn toan chạy. Nhưng một tên cảnh sát Pháp đứng gần đó chĩa súng lục vào mặt anh. Súng nổ và Trần Văn Ơn ngã xuống.
- Chính cái chết dũng cảm của Trần Văn Ơn đã dấy lên tinh thần đoàn kết của nhân dân Sài Gòn – Chợ lớn mà trước đây chưa bao giờ có.
- Ngày 11/01/1950 năm mươi vạn nhân dân đã đoàn kết, xuống đường đưa đám tang Trần Văn Ơn.
CHƯƠNG TRÌNH CÔNG TÁC ĐỘI
VÀ PHONG TRÀO THIẾU NHI
*Chủ đề:
“Thiếu nhi Tân Phú
Phát huy truyền thống
Hiếu học, chăm ngoan
Tiến bước lên Đoàn”
I. Nội dung:
Tự hào truyền thống – Tiếp bước cha anh.
Nội dung và giải pháp
- Tuyên truyền, giáo dục cho Đội viên hiểu biết về lịch sử, truyền thống của dân tộc, của Đảng, của Đoàn TNCS Hồ Chí Minh và Đội TNTP Hồ Chí Minh
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Hoàng Anh Tuấn
Dung lượng: |
Lượt tài: 1
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)