Bài 1. Sự hình thành trật tự thế giới mới sau Chiến tranh thế giới thứ hai (1945 - 1949)

Chia sẻ bởi Than Tuan | Ngày 09/05/2019 | 245

Chia sẻ tài liệu: Bài 1. Sự hình thành trật tự thế giới mới sau Chiến tranh thế giới thứ hai (1945 - 1949) thuộc Lịch sử 12

Nội dung tài liệu:

CHƯƠNG I
Bài 1
SỰ HÌNH THÀNH TRẬT TỰ THẾ GIỚI MỚI
SAU CHIẾN TRANH THẾ GIỚI THỨ HAI
(1945 - 1949)
I. HỘI NGHỊ IANTA (2 - 1945) VÀ NHỮNG THỎA THUẬN CỦA BA CƯỜNG QUỐC
1. Hoàn cảnh lịch sử:

Đầu năm 1945, CT TG II sắp kết thúc, nhiều vấn đề quan trọng và cấp bách đặt ra trước các cường quốc Đồng minh:
+ Việc nhanh chóng đánh bại phát xít.
+ Tổ chức lại thế giới sau chiến tranh.
+ Việc phân chia thành quả chiến thắng.
- Từ ngày 4 đến 11/2/1945, Mỹ, Anh, Liên Xô họp hội nghị quốc tế ở I-an-ta (Liên Xô) để thỏa thuận việc giải quyết những vấn đề bức thiết sau chiến tranh và hình thành một trật tự thế giới mới.
2. Noäi dung cuûa hoäi nghò :

- Xác định mục tiêu quan trọng là tiêu diệt tận gốc chủ nghĩa phát xít Đức và chủ nghĩa quân phiệt Nhật, nhanh chóng kết thúc chiến tranh.
- Thành lập tổ chức Liên hiệp quốc để duy trì hòa bình, an ninh thế giới.

- Thỏa thuận việc đóng quân, gi?i giáp quân đội phát xít và phân chia phạm vi ảnh hưởng của các cường quốc thắng trận ở châu Âu và Á.
+ Ở châu Âu: Liên Xô chiếm Đông Đức, Đông Âu; Mỹ, Anh, Pháp chiếm Tây Đức, Tây Âu.
+ Ở châu Á:

Vùng ảnh hưởng của Liên Xô: Mông Cổ, Bắc Triều Tiên, Nam Xa-kha-lin, 4 đảo thuộc quần đảo Cu-rin;


* Vùng ảnh hưởng của Mỹ và phương Tây: Nhật Bản, Nam Triều Tiên; Đông Nam Á, Nam Á, Tây Á .

Những quyết định của hội nghị Yalta (I-an-ta) đã trở thành khuôn khổ của trật tự thế giới mới, thường được gọi là "Trật tự hai cực Ianta".


II. SỰ THÀNH LẬP LIÊN HIỆP QUỐC(UN)

1. Hoàn cảnh lịch sử:.
Từ 25/4 đến 26/6/1945, đại biểu 50 nước họp tại San Francisco (Mỹ), thông qua Hiến chương thành lập tổ chức Liên hiệp quốc (United Nation).

2. Mục đích :

Duy trì hòa bình và an ninh thế giới.

Phát triển mối quan hệ hữu nghị, hợp tác giữa các nước trên cơ sở tôn trọng nguyên tắc bình đẳng và quyền tự quyết của các dân tộc.

3. Nguyên tắc hoạt động:

Bình đẳng chủ quyền giữa các quốc gia và quyền tự quyết của các dân tộc.

Tôn trọng toàn vẹn lãnh thổ và độc lập chính trị của các nước.

Không can thiệp vào nội bộ các nước.

Giải quyết tranh chấp, xung đột quốc tế bằng phương pháp hòa bình.

Chung sống hòa bình và sự nhất trí giữa 5 cường quốc: Liên Xô, Mỹ, Anh, Pháp, Trung Quốc.




4. Các cơ quan chính: Có 6 cơ quan chính

Đại hội đồng: Gồm tất cả các nước thành viên, mỗi năm họp một lần.
Hội đồng bảo an: Là cơ quan chính trị quan trọng nhất, chịu trách nhiệm duy trì hòa bình và an ninh thế giới, hoạt động theo nguyên tắc nhất trí cao của 5 ủy viên thường trực là Nga, Mỹ, Anh, Pháp và Trung Quốc.

Ban thư ký: Cơ quan hành chính - tổ chức của Liên hiệp quốc, đứng đầu là Tổng thư ký có nhiệm kỳ 5 năm

Các tổ chức chuyên môn khác: Hội đồng kinh tế và xã hội, Tòa án quốc tế, Hội đồng quản thác..
5. Vai trò:

Là diễn đàn quốc tế, giữ vai trò quan trọng trong việc giải quyết các tranh chấp và xung đột khu vực.

Thúc đẩy mối quan hệ hữu nghị và hợp tác quốc tế về kinh tế, văn hóa, giáo dục, y tế. giữa các quốc gia thành viên.

Hiện nay(2006) Liên hiệp quốc có 192 thành viên, Việt Nam gia nhập Liên hiệp quốc tháng 9/1977.

III. SỰ HÌNH THÀNH HAI HỆ THỐNG XÃ HỘI ĐỐI LẬP.

Sau chiến tranh thế giới thứ hai, trên thế giới đã hình thành hai hệ thống - XHCN và TBCN.
1. Về địa lý - chính trị.
Tháng 9/1949, Mỹ, Anh, Pháp đã hợp nhất các vùng chiếm đóng thành lập nước CHLB Đức (T�y Đức).
Để đối phó, tháng 10/1949 Liên Xô giúp các lực lượng dân chủ tiến bộ ở Đông Đức thành lập nước CHDC Đức.(Đông Đức )
Từ 1945 - 1947, Liên Xô giúp nhân dân Đông Âu đã hoàn thành cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân, thiết lập liên minh chặt chẽ với Liên Xô, hình thành hệ thống các nước dân chủ nhân dân - XHCN Đông Âu.
2. Về kinh tế:

Liên Xô thiết lập quan hệ kinh tế chặt chẽ với các nước Đông Âu thông qua tổ chức SEV (Hội đồng tương trợ kinh tế) thành lập 1.1949.

Ở Tây Âu, Mỹ giúp các nước Tây Âu phục hồi kinh tế qua "Kế hoạch phục hưng châu Âu",
* Như vậy, sau CTTG II, ở châu Âu đã hình thành thế đối lập cả về địa lý chính trị lẫn kinh tế giữa hai khối Đông Âu xã hội chủ nghĩa và Tây Âu tư bản chủ nghĩa.


* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Than Tuan
Dung lượng: | Lượt tài: 2
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)