Bài 1 (PPCT 02)

Chia sẻ bởi Phạm Anh Tùng | Ngày 25/04/2019 | 65

Chia sẻ tài liệu: Bài 1 (PPCT 02) thuộc Tin học 11

Nội dung tài liệu:

Giáo án chi tiết lớp 11
Bài 2: Các thành phần của ngôn ngữ lập trình
Tiết theo PPCT: 02.
Người soạn: GV Phạm Anh Tùng.
Ngày soạn: 15 tháng 08 năm 2011.
Mục đích, yêu cầu:
Mục đích:
Nắm được các thành phần của ngôn ngữ lập trình nói chung.
Biết một số khái niệm như: tên, tên chuẩn, tên dành riêng, tên do người dùng khai báo, ….
Giúp học sinh biết cách đặt tên đúng, nắm được các quy định về tên, biến và hằng.
Yêu cầu:
Giáo viên:
Soạn giáo án trước khi lên lớp.
Học sinh:
Đọc trước sách giáo khoa ở nhà.
Làm bài tập trước khi đến lớp.
Sách giáo khoa và vở ghi chép bài.
Thiết bị dạy học:
- Máy chiếu đa năng, bảng đen, sách giáo khoa, phiếu học tập và các tài liệu khác.
Tiến trình lên lớp:
A. định lớp: - Sĩ số: ……
- Số học sinh có mặt: …..
B. Kiểm tra bài cũ:
Câu hỏi 1: Em hãy cho biết có mấy loại ngôn ngữ dùng để lập trình. Người lập trình hay sử dụng loại ngôn ngữ nào nhất, vì sao?
Đáp án câu 1:
Có 3 loại ngôn ngữ lập trình: Ngôn ngữ máy, hợp ngữ và ngôn ngữ lập trình bậc cao. Người lập trình hay xử dụng ngôn ngữ lập trình bậc cao để lập trình vì đây là loại ngôn ngữ có cấu trúc gần gủi với ngôn ngữ tự nhiên, dễ trình bày các thuật toán nên dễ sử dụng.
Câu hỏi 2: Em hãy cho biết chương trình dịch là nhiệm vụ gì? Chương trình dịch có mấy loại và hãy nêu đặc điểm của từng loại này?
Đáp án câu hỏi 2:
Chương trình dịch làm nhiệm vụ chuyển đổi một chương trình được viết bằng ngôn ngữ lập trình bậc cao thành một chương trình có thể thực hiện được trên máy tính.
Chương trình dịch có 2 loại: Biên dịch và thông dịch.
+ Biên dịch: Kiểm tra, phát hiện lỗi và dịch toàn bộ chương trình nguồn thành một chương trình có thể thực hiện được trên máy.
+ Thông dịch: Lần lượt dịch và thực hiện từng lệnh một.

C. Nội dung bài học:
Hoạt động 1: Tìm hiểu các thành phần của ngôn ngữ lập trình.
a. Mục tiêu:
- Giúp học sinh biết được ngôn ngữ lập trình gồm có ba thành phần: Bảng chữ cái, cú pháp và ngữ nghĩa.

b. Nội dung:
- Bảng chữ cái: Là tập hợp các kí tự được dùng để viết chương trình. Không được phép dùng bất kì kí tự nào ngoài các kí tự quy định trong bảng chữ cái.
- Cú pháp: Là bộ quy tắc để viết chương trình.
- Ngữ nghĩa: Xác định ý nghĩa thao tác cần phải thực hiện, ứng với mỗi tổ hợp kí tự dựa vào ngữ cảnh của nó.

c. Các bước tiến hành:
Hoạt động của Giáo viên
Hoạt động của Học sinh

1. Đặt vấn đề: Có những yếu tố nào dùng để xây dựng nên ngô
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Phạm Anh Tùng
Dung lượng: | Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)