Bài 1. Pháp luật và đời sống
Chia sẻ bởi Nguyễn Hùng |
Ngày 26/04/2019 |
61
Chia sẻ tài liệu: Bài 1. Pháp luật và đời sống thuộc Giáo dục công dân 12
Nội dung tài liệu:
Soạn ngày : 26/8/2008 Dạy ngày:27/8/2008
Tuần 1, Tiết 1. Bài 1 (3 tiết)
PHÁP LUẬT VÀ ĐỜI SỐNG
A. PHẦN CHUẨN BỊ:
I. Mục tiêu bài học:
1.Về kiến thức:
- Nêu được khái niệm, bản chất của pháp luật ; mối quan hệ giữa pháp luật với kinh tế, chính trị, đạo đức.
- Hiểu được vai trò của pháp luật đối với đời sống của mỗi cá nhân, nhà nước vàXH
2.Về kiõ năng:
- Biết đánh giá hành vi xử sự của bản thân và của những người xung quanh theo các chuẩn mực của pháp luật.
3.Về thái độ:
- Có ý thức tôn trọng pháp luật ; tự giác sống, học tập theo quy định của PL .
II. Chuẩn bị:
1. Giáo viên: - Soạn bài
- Tài liệu tham khảo: SHD
2. Học sinh: - Học bài cũ
- ChuÈn bị bài theo câu hỏi SGK.
B. PHẦN THỂ HIỆN TRÊN LỚP:
I. Ổn định tổ chức lớp :
II. Giảng bài mới:
GTB: GV cho HS xem một đoạn phim về tình hình trật tự, an toàn giao thông ở nước ta hiện nay rất phức tạp. Từ đó giúp HS thấy được sự cần thiết của pháp luật trong đời sống. Giới thiệu bài học.
Phần làm việc của Thầy và Trò
TG
N.dung chính bài học
Hoạt động 1: GV đặt câu hỏi:
? Em hãy kể tên một số luật mà em đã được biết . Những luật đó do cơ quan nào ban hành?
? Việc ban hành luật đó nhằm mục đích gì?
? Nếu không thực hiện pháp luật có sao không?
Hiện nay, nhiều người vẫn thường nghĩ rằng pháp luật chỉ là những điều cấm đoán, là sự hạn chế tự do cá nhân, là việc xử phạt..., từ đó hình thành thái độ e ngại, xa lạ với pháp luật, coi pháp luật chỉ là việc của nhà nước...
Pháp luật không phải chỉ là những điều cấm đoán, mà pháp luật bao gồm các quy định về :
- Những việc được làm.
- Những việc phải làm.
- Những việc không được làm.
VD: Công dân có quyền tự do kinh doanh theo quay định của pháp luật đồng thời có nghĩa vụ nộp thuế.
Mục đích của nhà nước xây dựng và ban hành pháp luật chính là để quản lí đất nước, bảo đảm cho xã hội ổn định và phát triển, bảo đảm các quyền tự do dân chủ và lợi ích hợp pháp của công dân.
? Pháp luật là gì?: Pháp luật là những quy tắc xử sự chung áp dụng cho mọi đối tượng và chỉ có nhà nước mới được phép ban hành.
Hoạt động2: Thảo luận nhóm
Các đặc trưng của pháp luật
Nhãm 1,2: ? Thế nào là tính quy phạm phổ biến của pháp luật? Tìm ví dụ minh hoạ?
GV giảng:
Nói đến pháp luật là nói đến những quy phạm của nó, và những quy phạm này có tính phổ biến.
Tính quy phạm : những nguyên tắc, khuôn mẫu, quy tắc xử sự chung.
Tuy nhiên, trong xã hội không phải chỉ pháp luật mới có tính quy phạm. Ngoài quy phạm pháp luật, các quan hệ xã hội còn được điều chỉnh bởi các quy phạm xã hội khác như quy phạm đạo đức, quy phạm tập quán, tín điều tôn giáo, quy phạm của các tổ chức chính trị – xã hội, của các đoàn thể quần chúng. Cũng như các quy phạm pháp luật, các quy phạm đạo đức, tập quán, tín điều tôn giáo, quy phạm của tổ chức chính trị - xã hội đều có các quy tắc xử sự chung.
Nhưng khác với quy phạm xã hội, quy phạm pháp luật là quy tắc xử sự chung có tính phổ biến.
? Tại sao nói, pháp luật có tính quy phạm phổ biến
Pháp luật là hệ thống quy tắc xử sự, là những khuôn mẫu, được áp dụng ở mọi nơi, đối với mọi tổ chức, cá nhân và trong mọi mối quan hệ xã hội.
Pháp luật được áp dụng ở phạm vi rộng hơn, bao quát hơn, với nhiều tầng lớp, đối tượng khác nhau, với mọi thành viên trong xã hội. Trong khi đó, các quy phạm xã hội khác chỉ được áp dụng đối với từng tổ chức (ví dụ: Điều lệ Đoàn thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, Điều lệ công đoàn…). Đây chính là ranh giới để phân biệt pháp luật với các loại quy phạm xã hội khác của các tổ chức chính trị - xã hội, bởi vì các quy phạm xã hội chỉ được áp dụng đối từng tổ chức riêng biệt. Chẳng hạn, Điều
Tuần 1, Tiết 1. Bài 1 (3 tiết)
PHÁP LUẬT VÀ ĐỜI SỐNG
A. PHẦN CHUẨN BỊ:
I. Mục tiêu bài học:
1.Về kiến thức:
- Nêu được khái niệm, bản chất của pháp luật ; mối quan hệ giữa pháp luật với kinh tế, chính trị, đạo đức.
- Hiểu được vai trò của pháp luật đối với đời sống của mỗi cá nhân, nhà nước vàXH
2.Về kiõ năng:
- Biết đánh giá hành vi xử sự của bản thân và của những người xung quanh theo các chuẩn mực của pháp luật.
3.Về thái độ:
- Có ý thức tôn trọng pháp luật ; tự giác sống, học tập theo quy định của PL .
II. Chuẩn bị:
1. Giáo viên: - Soạn bài
- Tài liệu tham khảo: SHD
2. Học sinh: - Học bài cũ
- ChuÈn bị bài theo câu hỏi SGK.
B. PHẦN THỂ HIỆN TRÊN LỚP:
I. Ổn định tổ chức lớp :
II. Giảng bài mới:
GTB: GV cho HS xem một đoạn phim về tình hình trật tự, an toàn giao thông ở nước ta hiện nay rất phức tạp. Từ đó giúp HS thấy được sự cần thiết của pháp luật trong đời sống. Giới thiệu bài học.
Phần làm việc của Thầy và Trò
TG
N.dung chính bài học
Hoạt động 1: GV đặt câu hỏi:
? Em hãy kể tên một số luật mà em đã được biết . Những luật đó do cơ quan nào ban hành?
? Việc ban hành luật đó nhằm mục đích gì?
? Nếu không thực hiện pháp luật có sao không?
Hiện nay, nhiều người vẫn thường nghĩ rằng pháp luật chỉ là những điều cấm đoán, là sự hạn chế tự do cá nhân, là việc xử phạt..., từ đó hình thành thái độ e ngại, xa lạ với pháp luật, coi pháp luật chỉ là việc của nhà nước...
Pháp luật không phải chỉ là những điều cấm đoán, mà pháp luật bao gồm các quy định về :
- Những việc được làm.
- Những việc phải làm.
- Những việc không được làm.
VD: Công dân có quyền tự do kinh doanh theo quay định của pháp luật đồng thời có nghĩa vụ nộp thuế.
Mục đích của nhà nước xây dựng và ban hành pháp luật chính là để quản lí đất nước, bảo đảm cho xã hội ổn định và phát triển, bảo đảm các quyền tự do dân chủ và lợi ích hợp pháp của công dân.
? Pháp luật là gì?: Pháp luật là những quy tắc xử sự chung áp dụng cho mọi đối tượng và chỉ có nhà nước mới được phép ban hành.
Hoạt động2: Thảo luận nhóm
Các đặc trưng của pháp luật
Nhãm 1,2: ? Thế nào là tính quy phạm phổ biến của pháp luật? Tìm ví dụ minh hoạ?
GV giảng:
Nói đến pháp luật là nói đến những quy phạm của nó, và những quy phạm này có tính phổ biến.
Tính quy phạm : những nguyên tắc, khuôn mẫu, quy tắc xử sự chung.
Tuy nhiên, trong xã hội không phải chỉ pháp luật mới có tính quy phạm. Ngoài quy phạm pháp luật, các quan hệ xã hội còn được điều chỉnh bởi các quy phạm xã hội khác như quy phạm đạo đức, quy phạm tập quán, tín điều tôn giáo, quy phạm của các tổ chức chính trị – xã hội, của các đoàn thể quần chúng. Cũng như các quy phạm pháp luật, các quy phạm đạo đức, tập quán, tín điều tôn giáo, quy phạm của tổ chức chính trị - xã hội đều có các quy tắc xử sự chung.
Nhưng khác với quy phạm xã hội, quy phạm pháp luật là quy tắc xử sự chung có tính phổ biến.
? Tại sao nói, pháp luật có tính quy phạm phổ biến
Pháp luật là hệ thống quy tắc xử sự, là những khuôn mẫu, được áp dụng ở mọi nơi, đối với mọi tổ chức, cá nhân và trong mọi mối quan hệ xã hội.
Pháp luật được áp dụng ở phạm vi rộng hơn, bao quát hơn, với nhiều tầng lớp, đối tượng khác nhau, với mọi thành viên trong xã hội. Trong khi đó, các quy phạm xã hội khác chỉ được áp dụng đối với từng tổ chức (ví dụ: Điều lệ Đoàn thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, Điều lệ công đoàn…). Đây chính là ranh giới để phân biệt pháp luật với các loại quy phạm xã hội khác của các tổ chức chính trị - xã hội, bởi vì các quy phạm xã hội chỉ được áp dụng đối từng tổ chức riêng biệt. Chẳng hạn, Điều
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Nguyễn Hùng
Dung lượng: |
Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)