Bài 1. Pháp luật và đời sống
Chia sẻ bởi Vũ Quốc Thanh |
Ngày 26/04/2019 |
105
Chia sẻ tài liệu: Bài 1. Pháp luật và đời sống thuộc Giáo dục công dân 12
Nội dung tài liệu:
NHỮNG CÂU CHUYỆN KỂ VỀ BÁC HỒ - KỲ 1
1. ĐÂY LÀ CÁNH CỬA HOÀ BÌNH
Năm 1958, Bác đi thăm Ấn Độ, Người rời Thủ đô Niu Đêli bằng xe lửa đặc biệt để thăm thành phố Bombay. Đông đảo đại diện ngoại giao các nước và quần chúng Thủ đô Niu Đêli ra tiễn Bác. Các thành viên của đoàn ta lên các toa trước để khi Bác đến là tàu có thể chuyển bánh được ngay.
Bác đến, rồi đi chào các đại diện ngoại giao đang xếp hàng ngang trong phòng khách của nhà ga. Khi ra sân ga chỉ có Bác, Thủ tướng Ấn Độ Nêru và ông Vụ trưởng Vụ lễ tân của Ấn Độ. Bước đến toa dành riêng cho Bác, Bác không vào ghế ngồi ngay mà đứng lại ở cửa, nói một vài câu chuyện với Thủ tướng Nêru. Khi còi tàu nổi lên báo hiệu tàu sắp chuyển bánh, Thủ tướng Nêru thân mật và ân cần nói với Bác:
- Chủ tịch hãy cẩn thận, tàu sắp chuyển bánh đó.
Tươi cười và rất hiền hoà, Bác Hồ nói với Thủ tướng Nêru:
- Ông bạn thân mến cứ yên tâm, đây là cửa của hoà bình.
Nghe Bác nói, Thủ tướng Nêru cười vui vẻ, cảm kích và trả lời Bác:
- Thưa Chủ tịch, cửa hoà bình luôn luôn rộng mở.
Câu chuyện rất thân mật này diễn ra giữa hai người đứng đầu hai quốc gia, đồng thời cũng là hai người bạn yêu chuộng hoà bình, luôn luôn đấu tranh cho hoà bình, hữu nghị, hợp tác giữa các dân tộc đã làm cho các nhà báo Ấn Độ và nước ngoài có mặt hôm ấy rất chú ý.
Sáng hôm sau các báo lớn của Ấn Độ đăng lại cuộc đối thoại lý thú này và đã tạo dư luận rất tốt trong quần chúng. Nhiều báo nhắc lại câu nói của Bác: đây là cánh cửa hoà bình.
2. TẤM VÁN LÁT ĐƯỜNG
Hôm ấy, một buổi chiều cuối hè 1958. Sau cơn mưa giông ngày hôm trước, trời vén mây cao tít, để lộ ra từng khoảng trời xanh biếc, đôi lúc có những lớp mây trắng bạc bập bềnh đuổi nhau. Đó là một buổi chiều đẹp trời, mát mẻ.
Lúc bấy giờ, khu tập thể của Nhà máy Cơ khí Hà Nội còn nghèo, chưa có nhà ba tầng, đường chưa lát đá như bây giờ. Trận mưa còn để lại những vũng lầy lội. Một chiếc ô tô màu xám nhạt đi rất êm, nhẹ, dừng lại bên hàng rào nứa cạnh chiếc quán lá bán quà sáng cho công nhân. Bác đến! Lúc đó nhiều anh chị em công nhân trông thấy Bác reo ầm lên, đổ xô cả lại. Vẫn bộ ka ki bạc màu, đôi dép cao su đen, quai to bản, đế mỏng, Bác nhanh nhẹn bước vào khu tập thể. Anh chị em công nhân theo Bác rất đông, trong đó có một số đồng chí lãnh đạo nhà máy. Khi sắp đến một vũng nước ngay giữa lối đi, đồng chí thư ký công đoàn nhà máy vội vàng đi lấy một tấm ván kê vào chỗ lội để Bác bước lên thềm hội trường. Bác xua tay, vén quần và cứ thế lội xuống nước cùng anh chị em công nhân bước lên thềm nhà. Sau đó, Bác dừng lại, quay về phía anh em công nhân, rồi nói với đồng chí thư ký công đoàn nhà máy:
- Các chú là người phụ trách, các chú cần phải để ý đến nơi ăn, chốn ở của công nhân hơn nữa. Không phải bắc ván chỉ cốt để Bác đi, mà phải làm sao đường sá được sạch sẽ, để khi anh chị em công nhân đi làm về khỏi phải đi vào chỗ lầy lội, bẩn thỉu…
3. LỜI KHUYÊN CỦA MỘT “LÃO NÔNG”
Tháng 8-1958, với cương vị Trưởng ban Tuyên huấn tỉnh Nam Định, tôi được cùng các đồng chí trong Thường vụ tỉnh ủy lãnh đạo Hội nghị phát động phong trào sản xuất đông xuân họp tại xã Yên Tiến (Ý Yên).
Đúng ngày họp, Bác về thăm. Đồng chí Phan Điền, Bí thư Tỉnh ủy ra tận đường đón Bác. Bác mặc áo bà ba nâu, hồng hào, mạnh khoẻ, tươi cười bước vào hội trường, đi từ dưới lên bắt tay nhiều đại biểu xã, huyện rồi mới bước lên bục nói chuyện.
Bác rút từ túi áo một tờ giấy ghi chép số liệu và nói về tình hình sản xuất trong toàn tỉnh, sự sút kém trong thu hoạch vụ chiêm và mức cấy chưa đạt kế hoạch vụ mùa. Bác phê phán bệnh chủ quan của cán bộ lãnh đạo và khen ngợi ba huyện Ý Yên, Vụ Bản, Mỹ Lộc và một số bà con nông dân có nhiều cố gắng trong chăm bón lúa.
Bác dừng lại, nhìn xuống cuối hội trường và nhấn mạnh: Chúng ta làm ruộng, muốn lúa tốt, thu hoạch nhiều, phải hiểu thế nào là “nhất thì, nhì thục”, thế nào
1. ĐÂY LÀ CÁNH CỬA HOÀ BÌNH
Năm 1958, Bác đi thăm Ấn Độ, Người rời Thủ đô Niu Đêli bằng xe lửa đặc biệt để thăm thành phố Bombay. Đông đảo đại diện ngoại giao các nước và quần chúng Thủ đô Niu Đêli ra tiễn Bác. Các thành viên của đoàn ta lên các toa trước để khi Bác đến là tàu có thể chuyển bánh được ngay.
Bác đến, rồi đi chào các đại diện ngoại giao đang xếp hàng ngang trong phòng khách của nhà ga. Khi ra sân ga chỉ có Bác, Thủ tướng Ấn Độ Nêru và ông Vụ trưởng Vụ lễ tân của Ấn Độ. Bước đến toa dành riêng cho Bác, Bác không vào ghế ngồi ngay mà đứng lại ở cửa, nói một vài câu chuyện với Thủ tướng Nêru. Khi còi tàu nổi lên báo hiệu tàu sắp chuyển bánh, Thủ tướng Nêru thân mật và ân cần nói với Bác:
- Chủ tịch hãy cẩn thận, tàu sắp chuyển bánh đó.
Tươi cười và rất hiền hoà, Bác Hồ nói với Thủ tướng Nêru:
- Ông bạn thân mến cứ yên tâm, đây là cửa của hoà bình.
Nghe Bác nói, Thủ tướng Nêru cười vui vẻ, cảm kích và trả lời Bác:
- Thưa Chủ tịch, cửa hoà bình luôn luôn rộng mở.
Câu chuyện rất thân mật này diễn ra giữa hai người đứng đầu hai quốc gia, đồng thời cũng là hai người bạn yêu chuộng hoà bình, luôn luôn đấu tranh cho hoà bình, hữu nghị, hợp tác giữa các dân tộc đã làm cho các nhà báo Ấn Độ và nước ngoài có mặt hôm ấy rất chú ý.
Sáng hôm sau các báo lớn của Ấn Độ đăng lại cuộc đối thoại lý thú này và đã tạo dư luận rất tốt trong quần chúng. Nhiều báo nhắc lại câu nói của Bác: đây là cánh cửa hoà bình.
2. TẤM VÁN LÁT ĐƯỜNG
Hôm ấy, một buổi chiều cuối hè 1958. Sau cơn mưa giông ngày hôm trước, trời vén mây cao tít, để lộ ra từng khoảng trời xanh biếc, đôi lúc có những lớp mây trắng bạc bập bềnh đuổi nhau. Đó là một buổi chiều đẹp trời, mát mẻ.
Lúc bấy giờ, khu tập thể của Nhà máy Cơ khí Hà Nội còn nghèo, chưa có nhà ba tầng, đường chưa lát đá như bây giờ. Trận mưa còn để lại những vũng lầy lội. Một chiếc ô tô màu xám nhạt đi rất êm, nhẹ, dừng lại bên hàng rào nứa cạnh chiếc quán lá bán quà sáng cho công nhân. Bác đến! Lúc đó nhiều anh chị em công nhân trông thấy Bác reo ầm lên, đổ xô cả lại. Vẫn bộ ka ki bạc màu, đôi dép cao su đen, quai to bản, đế mỏng, Bác nhanh nhẹn bước vào khu tập thể. Anh chị em công nhân theo Bác rất đông, trong đó có một số đồng chí lãnh đạo nhà máy. Khi sắp đến một vũng nước ngay giữa lối đi, đồng chí thư ký công đoàn nhà máy vội vàng đi lấy một tấm ván kê vào chỗ lội để Bác bước lên thềm hội trường. Bác xua tay, vén quần và cứ thế lội xuống nước cùng anh chị em công nhân bước lên thềm nhà. Sau đó, Bác dừng lại, quay về phía anh em công nhân, rồi nói với đồng chí thư ký công đoàn nhà máy:
- Các chú là người phụ trách, các chú cần phải để ý đến nơi ăn, chốn ở của công nhân hơn nữa. Không phải bắc ván chỉ cốt để Bác đi, mà phải làm sao đường sá được sạch sẽ, để khi anh chị em công nhân đi làm về khỏi phải đi vào chỗ lầy lội, bẩn thỉu…
3. LỜI KHUYÊN CỦA MỘT “LÃO NÔNG”
Tháng 8-1958, với cương vị Trưởng ban Tuyên huấn tỉnh Nam Định, tôi được cùng các đồng chí trong Thường vụ tỉnh ủy lãnh đạo Hội nghị phát động phong trào sản xuất đông xuân họp tại xã Yên Tiến (Ý Yên).
Đúng ngày họp, Bác về thăm. Đồng chí Phan Điền, Bí thư Tỉnh ủy ra tận đường đón Bác. Bác mặc áo bà ba nâu, hồng hào, mạnh khoẻ, tươi cười bước vào hội trường, đi từ dưới lên bắt tay nhiều đại biểu xã, huyện rồi mới bước lên bục nói chuyện.
Bác rút từ túi áo một tờ giấy ghi chép số liệu và nói về tình hình sản xuất trong toàn tỉnh, sự sút kém trong thu hoạch vụ chiêm và mức cấy chưa đạt kế hoạch vụ mùa. Bác phê phán bệnh chủ quan của cán bộ lãnh đạo và khen ngợi ba huyện Ý Yên, Vụ Bản, Mỹ Lộc và một số bà con nông dân có nhiều cố gắng trong chăm bón lúa.
Bác dừng lại, nhìn xuống cuối hội trường và nhấn mạnh: Chúng ta làm ruộng, muốn lúa tốt, thu hoạch nhiều, phải hiểu thế nào là “nhất thì, nhì thục”, thế nào
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Vũ Quốc Thanh
Dung lượng: |
Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)