Bài 1. Pháp luật và đời sống

Chia sẻ bởi Nguyễn Đức Hiếu | Ngày 26/04/2019 | 98

Chia sẻ tài liệu: Bài 1. Pháp luật và đời sống thuộc Giáo dục công dân 12

Nội dung tài liệu:

CẤU TRÚC CHƯƠNG TRÌNH GDCD LỚP 12

I. Mục tiêu chương trình.
Học xong chương trình lớp 12 học sinh cần nắm được
1. Về kiến thức.
- Hiểu được bản chất giai cấp, xã hội của pháp luật, mối quan hệ biện chứng giữa pháp luật với kinh tế, chính trị, đạo đức.
- Nhận biết được vai trò, giá trị cơ bản của pháp luật đối với sự tồn tại và phất triển của mỗi công dân, nhà nước và xã hội.
- Hiểu được một số nội dung cơ bản của pháp luật liên quan đến việc thực hiện và bảo vệ quyền bình đẳng, tự do, dân chủ và phát triển của công dân.
2. Về kĩ năng.
- Từng bước hình thành năng lực phân tích, đánh giá các biểu hiện tình huống pháp luật trong đời sống thường ngày của bản thân.
- Biết cách tìm hiểu, tiếp cận các VBPL đã được trang bị trong nhà trương để tự điều chỉnh hành vi bản thân.
3. Về thái độ.
- Tôn trọng, tin tưởng ở lẽ phải và sự công bằng, có ý thức trách nhiệm và tính tích cực của công dân trong việc xây dựng nhà nước của dân, do dân, vì dân.
- Tôn trọng và tự giác sống, học tập theo PL, tuân thủ theo các quy định của pháp luật.
II. Cấu trúc nội dung.
Nội dung chương trình gồm 9 bài, thời lượng phân phối như sau:
Bài 1: Pháp luật và đời sống (3 tiết)
Bài 2: Thực hiện pháp luật (3 tiết)
Bài 3: Công dân bình đẳng trước pháp luật (1 tiết)
Bài 4: Quyền bình đẳng của CD trong một số lĩnh vực của đời sống xã hội (3 tiết)
Bài 5: Quyền bình đẳng giữa các dân tộc, tôn giáo (2 tiết)
Bài 6: Công dân với các quyền tự do cơ bản (4 tiết)
Bài 7: Công dân với các quyền dân chủ (3 tiết)
Bài 8: Pháp luật với sự phát triển của công dân (2 tiết)
Bài 9: Pháp luật với sự phát triển bền vững của đất nước (4 tiết)



Ngày soạn: 18 - 08 - 2015 Tiết thứ: 01 (theo PPCT) Tuần thứ: 01
Lớp
12 C8
12 C9
12C10
12 C11

Ngày dạy
19/8
19/8
19/8
19/8

Sĩ số






BÀI 1: PHÁP LUẬT VÀ ĐỜI SỐNG (Tiết 1)

I. Mục tiêu bài học.
Học xong tiết 1 bài 1 học sinh cần nắm được
1. Về kiến thức.
- Giúp cho học sinh nắm được pháp luật là gì? và so sánh được giữa pháp luật với đạo đức.
- Giúp cho học sinh nắm được các đặc trưng cơ bản của pháp luật.
2. Về kĩ năng.
Biết đánh giá hành vi xử sự của bản thân và những người xung quanh theo các chuẩn mực của pháp luật
3. Về thái độ.
Có ý thức tôn trọng pháp luật, tự giác sống và học tập theo quan điểm của pháp luật.
II. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh.
1. Giáo viên:
+ Giáo án, SGK, SGV, TLHDGD GDCD 12
+ Bài tập tình huống, bài tập trắc nghiệm GDCD
2. Học sinh: Chuẩn bị trước nội dung bài học ở nhà
III. Phương pháp.
- Phương pháp thuyết trình
- Phương pháp đàm thoại, nêu vấn đề
IV. Tiến trình giờ dạy – giáo dục.
1. Ổn định tổ chức lớp.
2. Kiểm tra bài cũ.
Kiểm tra sách, vở và đồ dùng phục vụ cho học tập
3. Học bài mới.
Theo em một xã hội mà không có pháp luật điều chỉnh các mối quan hệ xã hội thì điều gì sẽ xảy ra? Vậy pháp luật là gì? pháp luật có vai trò gì đối với đời sống xã hội. Đó là nội dung nghiên cứu của bài hôm nay.

Hoạt động của giáo viên và học sinh
Nội dung kiến thức cần đạt

 Giáo viên sử dụng phương pháp thuyết trình kết hợp với hoạt động nhóm và đàm thoại.
? Các em hãy cho biết một xã hội mà không có pháp luật thì điều gì sẽ xẩy ra? Ngược lại một xã hội có pháp luật thì sẽ như thế nào?
? Tại sao xã hội có pháp lật thì mọi việc sẽ trật tự an toàn?
? Theo em công dân có quyền và nghĩa vụ nào? các nghĩa vụ đó do ai đặt ra? Ai sẽ thực hiện quyền và nghĩa vụ đó? Nếu không thực hiện đúng thì nhà nước sẽ làm gì?
GV giới
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Nguyễn Đức Hiếu
Dung lượng: | Lượt tài: 1
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)