Bài 1. Pháp luật và đời sống

Chia sẻ bởi Nguyễn Đức Hiếu | Ngày 26/04/2019 | 113

Chia sẻ tài liệu: Bài 1. Pháp luật và đời sống thuộc Giáo dục công dân 12

Nội dung tài liệu:

CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM BÀI 1 – LỚP 12
Câu 1. Pháp luật là quy tắc xử sự chung, được áp dụng đối với tất cả mọi người là thể hiện đặc trưng nào dưới đây của pháp luật?
A. Tính quy phạm phổ biến. B. Tính phổ cập. C. Tính rộng rãi. D. Tính nhân văn.
Câu 2. Pháp luật do Nhà nước ban hành và đảm bảo thực hiện
A. bằng quyền lực Nhà nước. B. bằng chủ trương của Nhà nước.
C. bằng chính sách của Nhà nước. D. bằng uy tín của Nhà nước.
Câu 3. Pháp luật không quy định về những việc nào dưới đây?
A. Nên làm         B. Được làm. C. Phải làm        D. Không được làm.
Câu 4. Một trong những đặc trưng của pháp luật thể hiện ở
A. tính quyền lực, bắt buộc chung. B. tính hiện đại. C. tính cơ bản. D. tính truyền thống.
Câu 5. Pháp luật mang bản chất xã hội vì pháp luật
A. bắt nguồn từ thực tiễn đời sống xã hội. B. do Nhà nước ban hành.
C. luôn tồn tại trong mọi xã hội. D. phản ánh lợi ích của giai cấp cầm quyền.
Câu 6. Để quản lí xã hội, Nhà nước cần sử dụng phương tiện quan trọng nhất nào dưới đây?
A. Pháp luật        B. Giáo dục. C. Thuyết phục        D. Tuyên truyền.
Câu 7. Pháp luật quy định về những việc được làm, việc phải làm và những việc nào dưới đây?
A. Không được làm        B. Không nên làm. C. Cần làm        D. Sẽ làm.
Câu 8. Pháp luật có tính quy phạm phổ biến, vì pháp luật được áp dụng
A. trong mọi lĩnh vực của đời sống xã hội. B. trong một số lĩnh vực quan trọng.
C. đối với người vi phạm D. đối với người sản xuất kinh doanh.
Câu 9. Nội dung của tất cả các văn bản pháp luật đều phải phù hợp, không được trái với Hiến pháp là thể hiện đặc trưng nào dưới đây của pháp luật?
A. Tính xác định chặt chẽ về mặt hình thức. B. Tính quy phạm phổ biến.
C. Tính phù hợp về mặt nôi dung. D. Tính bắt buộc chung.
Câu 10. Các quy phạm pháp luật do Nhà nước ban hành phù hợp với lợi ích của giai cấp cầm quyền là thể hiện bản chất nào dưới đây của phâp luật?
A. Bản chất xã hội. B. Bản chất giai cấp. C. Bản chất nhân dân. D. Bản chất dân tộc.
Câu 11. Pháp luật có tính quyền lực, bắt buộc chung, nghĩa là quy định bắt buộc đối với
A. mọi người từ 18 tuổi trở lên. B. mọi cá nhân tổ chức. C. mọi đối tượng cần thiết. D. mọi cán bộ, công chức.
Câu 12. Pháp luật phản ánh những nhu cầu, lợi ích của giai cấp, tầng lớp khác nhau trong xã hội là thể hiện bản chất nào dưới đây của pháp luật?
A. Bản chất xã hội. B. Bản chất giai cấp. C. Bản chất nhân dân. D. Bản chất hiện đại.
Câu 13. Quy định trong các văn bản diễn đạt chính xác, một nghĩa để mọi người đều hiểu đúng và thực hiện đúng là thể hiện đặc trưng nào dưới đây của pháp luật?
A. Tính quy phạm phổ biến. B. Tính xác định chặt chẽ về mặt hình thức.
C. Tính chặt chẽ và thuận lợi khi sử dụng. D. Tính quần chúng nhân dân.
Câu 14. Hệ thống quy tắc xử xự chung áp dụng cho mọi cá nhân, tổ chức khi tham gia vào các quan hệ xã hội được gọi là
A. chính sách         B. pháp luật. C. chủ trương        D. văn bản.
Câu 15. Pháp luật mang bản chất giai cấp, vì pháp luật do
A. nhân dân ban hành. B. Nhà nước ban hành.
C. chính quyền các cấp ban hành. D. các đoàn thể quần chúng ban hành.
Câu 16. Pháp luật không bao gồm đặc trưng nào dưới đây ?
A. Tính quy phạm phổ biến. B. Tính cụ thể về mặt nội dung.
C. Tính quyền lực, bắt buộc chung. D.
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Nguyễn Đức Hiếu
Dung lượng: | Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)