Bài 1. Những cuộc cách mạng tư sản đầu tiên
Chia sẻ bởi Chu Quỳnh Trang |
Ngày 24/10/2018 |
43
Chia sẻ tài liệu: Bài 1. Những cuộc cách mạng tư sản đầu tiên thuộc Lịch sử 8
Nội dung tài liệu:
Bài thuyết trình về Cổ Loa
Vào thời Âu Lạc, Cổ Loa nằm vào vị trí đỉnh của tam giác châu thổ sông Hồng và là nơi giao lưu quan trọng của đường thủy và đường bộ. Từ đây có thể kiểm soát được cả vùng đồng bằng lẫn vùng sơn địa.
Cổ Loa là một khu đất đồi cao ráo nằm ở tả ngạn sông Hoàng. Sông Hoàng (tức sông Thiếp) là một con sông nhánh lớn quan trọng của sông Hồng, nối liền sông Hồng với sông Cầu trong hệ thống sông Thái Bình.
Về phương diện giao thông đường thủy, Cổ Loa có một vị trí vô cùng thuận lợi. Đó là vị trí nối liền mạng lưới đường thủy của sông Hồng cùng với mạng lưới đường thủy của sông Thái Bình.
Qua con sông Hoàng, thuyền bè ngược lên sông Hồng là vào vùng Bắc hay Tây Bắc của Bắc Bộ, nếu xuôi sông Hồng, thuyền ra đến biển cả, nếu đến vùng phía Đông Bắc bộ thì qua sông Cầu vào hệ thống sông Thái Bình đến sông Thương và sông Lục Nam.
Địa điểm Cổ Loa chính là đất Phong Khê, lúc đó là một vùng đồng bằng trù phú có xóm làng, dân cư đông đúc, sống bằng nghề làm ruộng, đánh cá và thủ công nghiệp. Việc dời đô từ Phong Châu về đây, đánh dấu một giai đoạn phát triển của dân cư Việt cổ, giai đoạn người Việt chuyển trung tâm quyền lực từ vùng Trung du bán sơn địa về định cư tại vùng đồng bằng.
Vị trí địa lý
Khi xây thành, người Việt cổ đã biết lợi dụng địa hình tự nhiên, tận dụng chiều cao của các đồi, gò, đắp thêm đất cho cao hơn để xây nên hai bức tường thành phía ngoài, vì thế hai bức tường thành này có đường nét uốn lượn theo địa hình.
Chất liệu chủ yếu dùng để xây thành là đất, sau đó là đá và gốm vỡ. Đá được dùng để kè cho chân thành được vững chắc. Các đoạn thành ven sông, ven đầm được kè nhiều đá hơn các đoạn khác.
Đá kè là loại đá tảng lớn và đá cuội được chở tới từ các miền khác. Xen giữa đám đất đá là những lớp gốm được rải dày mỏng khác nhau, nhiều nhất là ở chân thành và rìa thành để chống sụt lở.
Thành Cổ Loa theo tương truyền gồm 9 vòng xoáy trôn ốc, nhưng hiện còn 3 vòng thành. Chu vi vòng Ngoại 8km, vòng Trung 6,5km, vòng Nội 1,65km, diện tích trung tâm lên tới 2km2.
Thành được xây theo phương pháp đào đất đến đâu, khoét hào đến đó, thành đắp đến đâu, lũy xây đến đó. Mặt ngoài lũy, dốc thẳng đứng, mặt trong xoải để đánh vào thì khó, trong đánh ra thì dễ. Lũy cao trung bình từ 4m-5m, có chỗ cao đến 8m-12m. Chân lũy rộng 20m-30m, mặt lũy rộng 6m-12m.
Cấu trúc thành
Khu di tích Cổ Loa gồm 4 phần chính :
+) Đền thờ vua An Dương Vương (Đền thượng)
+) Đình ngự triều
+) Am thờ bà chúa Mị Châu
+) Chùa Bảo Sơn
ĐỀN THỜ VUA AN DƯƠNG VƯƠNG (ĐỀN THƯỢNG )
Đền thờ An Dương Vương còn gọi là đền Thượng đứng trên một quả đồi xưa có cung thất của vua. Ngay trước đền thờ là một hồ hình bán nguyệt, giữa có giếng Ngọc. Truyền thuyết cho rằng đó chính là cái giếng mà Trọng Thủy đã tự tử. Nước này khi đem rửa ngọc trai (vốn được gọi là nước mắt của Mỵ Châu) thì ngọc trai sáng đẹp lạ thường. Màu nước trong giếng Ngọc quan sát từ xa thấy hơi đỏ ngầu, nổi bật giữa màu nước hồ trong xanh và cây cối mát mẻ.
Quanh hồ có rất nhiều ghế đá ngồi nghỉ chân dưới các tán cây lớn để tận hưởng không gian mát mẻ trong lành. Ngay cửa đền có một cặp rồng đá uốn khúc sinh động với nghệ thuật điêu khắc thời Lê. Bên trong cảnh vật im ắng, cây cối vườn phía sau xanh tốt. Ở hai bên đồi trong đền đều có hai hố sâu, người ta gọi đó là mắt rồng. Nhà bia nhỏ với vòm mái cong cong, ẩn dưới những tán đa. Ở đây có ba bia đá cổ khắc năm 1606. Đền thờ An Dương Vương gồm nhiều cửa, đi vào khu vực chính là điện thờ vua, nằm phía trong hai bên là thờ hoàng hậu và thờ Mẫu.
Vào thời Âu Lạc, Cổ Loa nằm vào vị trí đỉnh của tam giác châu thổ sông Hồng và là nơi giao lưu quan trọng của đường thủy và đường bộ. Từ đây có thể kiểm soát được cả vùng đồng bằng lẫn vùng sơn địa.
Cổ Loa là một khu đất đồi cao ráo nằm ở tả ngạn sông Hoàng. Sông Hoàng (tức sông Thiếp) là một con sông nhánh lớn quan trọng của sông Hồng, nối liền sông Hồng với sông Cầu trong hệ thống sông Thái Bình.
Về phương diện giao thông đường thủy, Cổ Loa có một vị trí vô cùng thuận lợi. Đó là vị trí nối liền mạng lưới đường thủy của sông Hồng cùng với mạng lưới đường thủy của sông Thái Bình.
Qua con sông Hoàng, thuyền bè ngược lên sông Hồng là vào vùng Bắc hay Tây Bắc của Bắc Bộ, nếu xuôi sông Hồng, thuyền ra đến biển cả, nếu đến vùng phía Đông Bắc bộ thì qua sông Cầu vào hệ thống sông Thái Bình đến sông Thương và sông Lục Nam.
Địa điểm Cổ Loa chính là đất Phong Khê, lúc đó là một vùng đồng bằng trù phú có xóm làng, dân cư đông đúc, sống bằng nghề làm ruộng, đánh cá và thủ công nghiệp. Việc dời đô từ Phong Châu về đây, đánh dấu một giai đoạn phát triển của dân cư Việt cổ, giai đoạn người Việt chuyển trung tâm quyền lực từ vùng Trung du bán sơn địa về định cư tại vùng đồng bằng.
Vị trí địa lý
Khi xây thành, người Việt cổ đã biết lợi dụng địa hình tự nhiên, tận dụng chiều cao của các đồi, gò, đắp thêm đất cho cao hơn để xây nên hai bức tường thành phía ngoài, vì thế hai bức tường thành này có đường nét uốn lượn theo địa hình.
Chất liệu chủ yếu dùng để xây thành là đất, sau đó là đá và gốm vỡ. Đá được dùng để kè cho chân thành được vững chắc. Các đoạn thành ven sông, ven đầm được kè nhiều đá hơn các đoạn khác.
Đá kè là loại đá tảng lớn và đá cuội được chở tới từ các miền khác. Xen giữa đám đất đá là những lớp gốm được rải dày mỏng khác nhau, nhiều nhất là ở chân thành và rìa thành để chống sụt lở.
Thành Cổ Loa theo tương truyền gồm 9 vòng xoáy trôn ốc, nhưng hiện còn 3 vòng thành. Chu vi vòng Ngoại 8km, vòng Trung 6,5km, vòng Nội 1,65km, diện tích trung tâm lên tới 2km2.
Thành được xây theo phương pháp đào đất đến đâu, khoét hào đến đó, thành đắp đến đâu, lũy xây đến đó. Mặt ngoài lũy, dốc thẳng đứng, mặt trong xoải để đánh vào thì khó, trong đánh ra thì dễ. Lũy cao trung bình từ 4m-5m, có chỗ cao đến 8m-12m. Chân lũy rộng 20m-30m, mặt lũy rộng 6m-12m.
Cấu trúc thành
Khu di tích Cổ Loa gồm 4 phần chính :
+) Đền thờ vua An Dương Vương (Đền thượng)
+) Đình ngự triều
+) Am thờ bà chúa Mị Châu
+) Chùa Bảo Sơn
ĐỀN THỜ VUA AN DƯƠNG VƯƠNG (ĐỀN THƯỢNG )
Đền thờ An Dương Vương còn gọi là đền Thượng đứng trên một quả đồi xưa có cung thất của vua. Ngay trước đền thờ là một hồ hình bán nguyệt, giữa có giếng Ngọc. Truyền thuyết cho rằng đó chính là cái giếng mà Trọng Thủy đã tự tử. Nước này khi đem rửa ngọc trai (vốn được gọi là nước mắt của Mỵ Châu) thì ngọc trai sáng đẹp lạ thường. Màu nước trong giếng Ngọc quan sát từ xa thấy hơi đỏ ngầu, nổi bật giữa màu nước hồ trong xanh và cây cối mát mẻ.
Quanh hồ có rất nhiều ghế đá ngồi nghỉ chân dưới các tán cây lớn để tận hưởng không gian mát mẻ trong lành. Ngay cửa đền có một cặp rồng đá uốn khúc sinh động với nghệ thuật điêu khắc thời Lê. Bên trong cảnh vật im ắng, cây cối vườn phía sau xanh tốt. Ở hai bên đồi trong đền đều có hai hố sâu, người ta gọi đó là mắt rồng. Nhà bia nhỏ với vòm mái cong cong, ẩn dưới những tán đa. Ở đây có ba bia đá cổ khắc năm 1606. Đền thờ An Dương Vương gồm nhiều cửa, đi vào khu vực chính là điện thờ vua, nằm phía trong hai bên là thờ hoàng hậu và thờ Mẫu.
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Chu Quỳnh Trang
Dung lượng: |
Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)