Bài 1: những biến đổi về kinh tế, chính trị và xã hội việt nam từ 1919 - 1930
Chia sẻ bởi Đỗ Thị Nhung |
Ngày 09/05/2019 |
69
Chia sẻ tài liệu: bài 1: những biến đổi về kinh tế, chính trị và xã hội việt nam từ 1919 - 1930 thuộc Lịch sử 12
Nội dung tài liệu:
PHẦN MỘT: LỊCH SỬ VIỆT NAM
CHƯƠNG I: VIỆT NAM SAU THẾ CHIẾN THỨ NHẤT (1914-1918)
BÀI 1: NHỮNG BIẾN ĐỔI VỀ KINH TẾ, CHÍNH TRỊ VÀ XÃ HỘI CỦA VIỆT NAM TỪ 1919 – 1930.
NHỮNG ĐIỀU KIỆN KHÁCH QUAN TỪ SAU THẾ CHIẾN THỨ NHẤT ẢNH HƯỞNG VÀO VIỆT NAM
Một là: CMT10 Nga thành công năm 1917 đã làm trấn động địa cầu, dưới tác động của CMT10 PTGPDT ở các nước phương Đông và PTrào công nhân ở các nước Tbản phương Tây có sự gắn bó mật thiết với nhau trong cuộc đấu tranh chống kẻ thù chung là CNĐQ.
Hai là: Làn sóng cách mạng dâng cao trên toàn thế giới, lan rộng từ Á sang Âu rồi đến từ châu Mỹ sang Phi. Những lực lượng cách mạng của GCVS đều tìm con đường tập hợp nhau lại thành lập những tổ chức riêng của mình đứng trên lập trường của chủ nghĩa QTCS, ngày 02/3/1919 QTCS thành lập ở Moscow đánh dấu một giai đoạn mới của sự phát triển trong PTCM thế giới. QTCS dương cao ngọn cờ Chủ nghĩa Marx – Lenin và trở thành cơ quan lãnh đạo tối cao của phong trào cách mạng vô sản và phong trào giải phóng dân tộc ở các nước thuộc địa.
Ba là: Dưới sự lãnh đạo của Lenin - Quốc tế Cộng sản vấn đề dân tộc, vấn đề thuộc địa được kết hợp với nhau. Dưới tác động của Cách mạng tháng 10 Nga - Quốc tế Cộng sản, đã dẫn đến một số Đảng Cộng sản được thành lập; Tại Đại hội Tuor (12/1920) một bộ phận tích cực đã tách ra thành lập Đảng Cộng sản Pháp, năm 1921 Đảng Cộng sản Trung Quốc ra đời.
@ Đây là những điều kiện thuận lợi khách quan cho bước phát triển của cách mạng Việt Nam từ sau chiến tranh thế giới thứ nhất.
Chương trình khai thác thuộc địa lần thứ 2 của Pháp:
* Mục đích: Sau Chiến tranh Thế giới thứ nhất (CTTGTI) (1914 - 1918), Pháp tuy là nước thắng trận nhưng đất nước bị tàn phá nặng nề, nền kinh tế bị kiệt quệ, các ngành kinh tế Công – Nông – Thương nghiệp đều bị đình đốn, số nợ nước ngoài tăng. Các khoản đầu tư của Pháp vào Nga bị mất trắng, đồng Phrăng bị mất giá, cuộc khủng hoảng thiếu đã làm khó khăn thêm cho Pháp. Vì vậy để bù đắp lại vết thương chiến tranh và khôi phục lại địa vị kinh tế của mình trong thế giới TBCN. Các tập đoàn Tư bản Pháp đã ra sức bóc lột nhân dân lao động trong nước đồng thời đẩy mạnh tăng cường khai thác, bóc lột thuộc địa (Chương trình khai thác thuộc địa lần thứ 2 của Pháp ở Đông Dương) nhằm phục vụ cho mục đích đó.
* Đặc điểm: Đầu tư mạnh mẽ và dồn dập để khai thác được nhiều tài nguyên, khai thác triệt để được nguồn nhân công rẻ mạt, nắm chắc thị trường Việt Nam bị buông lỏng trong chiến tranh. Ở lần thứ nhất (1897 - 1914) Pháp tập trung chủ yếu là khai thác Công nghiệp nhưng ở lần này thì Pháp tập trung chú trọng vào Nông nghiệp đồn điền và khai thác mỏ.
* Nội dung: Từ 1924 – 1929 tổng số vốn đầu tư vào Đông Dương tăng gấp 6 lần so với 20 năm trước chiến tranh. Trong đó bỏ vốn nhiều nhất vào Nông nghiệp đồn điền và khai thác mỏ, năm 1927 số vốn đầu tư vào Nông nghiệp là 400 triệu Phrăng.
- Công nghiệp: Pháp tập chung chủ yếu vào ngành khai mỏ (mỏ than) để phục vụ cho Công nghiệp chiến tranh của Pháp. Phương châm của Pháp là như cũ công nghiệp thuộc địa chỉ phục vụ cho công nghiệp chính quốc chứ không cạnh tranh.
Năm 1930, diện tích các khu mỏ chiếm ¼ diện tích tổng Đông Dương hàng loạt các công ty than nối tiếp nhau ra đời như: Cty than Hạ Long, Đồng Đăng, Tuyên Quang … Bên cạnh đó pháp cũng mở thêm một số ngành công nghiệp chế biến như: rượu Hà Nội, Đường Tuy Hoà, Gạo Chợ Lớn …
- Nông nghiệp: Pháp chú trọng lập đồn điền cây cao su, cà phê nhằm phục vụ cho công nghiệp chiến tranh của Pháp. Diện tích trồng cao su năm 1918 là 15.000 ha đến năm 1930 là 120.000 ha; nhiều công ty cao su nối tiếp nhau ra đời như: Cty Đất Đỏ, Michelin, trồng cây nhiệt đới …
- Giao thông vận tải: Được đầu tư nhiều hơn để phục vụ đắc lực, kịp thời cho việc khai thác, chuyên chở nguyên vật liệu và lưu thông hàng hoá. Trong và ngoài nước nhiều đoạn đường giao thông được xây dựng như: tuyến đường Đồng Đăng – Na xầm, Vinh – Đông Hà … là những tuyến đường sắt được xây dựng năm 1927, nhiều đoạn đường bộ cũng được phát triển mở rộng, các cảng như: Hòn Gai, Bến Thuỷ … được mở rộng thêm.
- Tài chính: Pháp tăng cường và củng cố ngân hàng Đông Dương, nắm độc quyền về giấy bạc và cho vay nặng lãi, đồng thời nắm quyền chỉ huy mọi ngành kinh tế ở Đông Dương. Ngoài ra Pháp còn tiến hành tăng các loại thuế trực trhu và gián thu. Ngân sách Đông Dương từ năm 1912 – 1930 tăng gấp 3 lần.
Thương nghiệp: Cũng phát triển Thực dân Pháp thực hiện chính sách tăng cường bảo hộ hàng hoá Pháp, đánh thuế mạnh hàng Trung Quốc và Nhật Bản. Hàng hoá Pháp vào Việt Nam tăng 37% trước chiến tranh lên 62% sau chiến tranh.
* Đánh giá: Nhìn chung nên kinh tế Đông Dương đều có bước phát triển mới. Nhưng chương trinh khai thác thuộc địa của pháp về cơ bản vẫn không thay đổi. Kinh tế Đông Dương vẫn là một nền kinh tế nông nghiệp lạc hậu, què quạt, bị cột chặt với nền kinh tế chính quốc và biến Đông Dương thành một thị trường độc chiếm của Tư bản Pháp.
2. Các chính sách về chính trị, văn hoá, giáo dục.
* Chính trị: Không thay đổi trong chính sách cai trị của Pháp.
- Pháp duy trì chính sách cai trị tuyệt đối mọi quyền lực nằm trong tay người Pháp, vua quan Nam triều chỉ là những tên bù nhìn, tay sai. Mọi quyền tự do dân chủ của người dân bị cướp đoạt, các hành động yêu nước bị hẳng tay đàn áp khủng bố.
- Pháp thực hiện chính sách chia để trị với 3 chế độ cai trị khác nhau, chia rẽ khối đại đoàn kết dân tộc giữa người lương với người giáo, giữa dân đa số vơi dân tộc thiểu số, giữa miền xuôi với miền ngược ... triệt để. Lợi dụng bộ máy địa chủ, cường hào ở nông thôn để thống trị nhân dân.
* Văn hoá – giáo dục:
- Duy trì chính sách ngu dân nô dịch, khuyến khích sự phát triển những tệ nạn xã hội và mê tín dị đoan, đào tạo nhỏ giot một đội ngũ công chức làm tay sai cho chúng.
- Xuất bản nhiều sách báo công khai để tuyên truyền cho chính sách “khai khoá văn minh” của Pháp và reo rắc ảo tưởng hoà bình hợp tác của bọn thực dân cướp nước và bọn tay sai, vua quan bù nhìn bán nước.
3. Xã hội Việt Nam phân hoá sâu sắc hơn sau chiến tranh.
* Giai cấp địa chủ: Ở nông thôn là chỗ dựa cơ bản của Thực dân Pháp. Vì vậy mà Tư bản phápđã tạo mọi điều kiện cho địa chủ phong kiến có uy lực nắm mọi quyền hành ở làng xã, chúng đẩy mạnh chiếm hữu ruộng đất của nông dân. Chúng bóc lột về kinh tế, tăng cường đàn áp về chính trị. Tính chung trong cả nước giai cấp địa chủ chỉ chiếm 9% dân số nhưng có hơn 60% diện tích ruộng đất.
+ Trong giai cấp này có một bộ phận địa chủ vừa và nhỏ có tinh thần yêu nước, hăng hái tham gia cách mạng khi có lợi.
* Giai cấp tư sản: Ra đời sau chiến tranh và háo hức đi vào con đường phát triển kinh tế rong một số ngành Công – Thương nghiệp. Xuất hiện một số nhà Tư bản như: Bạch Thái Bưởi (khai thác mỏ), Nguyễn Hữu Thu (giao thông đường sông), Trần Văn Chương (đường biển) ...lập đồn điền cao su một số nhà Tư bản Nam kỳ và địa chủ còn bỏ vốn lập ngân hàng riêng.
+ Nhìn chung giai cấp Tư sản Việt Nam là một giai cấp nhỏ yếu, vốn chỉ bằng 5% vốn của Tư bản nước ngoài. Vừa mới ra đời đã bị Thực dân Pháp chèn ép, cạnh tranh không thể ngốc đầu nổi phát triển đến một mức độ thì bị phân hoá thành 2 bộ phận.
1. Tư sản mại bản có quyền lợi gắn chặt với Tư sản Pháp nên cấu kết về chính trị chúng.
2. Tư sản dân tộc ít nhưng có khuynh hướng kinh doanh độc lập, nhưng dễ thoả hiệp không kiên định.
Giai cấp Tiểu tư sản: Bao gồm học sinh, sinh viên, trí thức, công chức nhà nước, những người buôn bán nhỏ... Giai cấp này ra đời sau chiến tranh và cũng phát triển nhanh cả về số lượng và chất lượng. Họ bị Thực dân Pháp chèn ép, bạc đãi, khinh miệt,... Cuộc sống bấp bênh dễ bị phá sản cho nên họ rất hăng hái tham gia với cách mạng. Trong khi đó một bộ phận là trí thức, sinh viên có điều kiện tiếp xúc với những trào lưu tư tưởng, văn hoá tiến bộ bên ngoài nên họ cảm thấy đau sót trước cảnh văn hoá dân tộc bị trà đạp và cuộc sống nô lệ tuổi hờn của nhân dân ta. Họ đến với cách mạng với tư cách là một lực lượng quan trọng.
* Giai cấp Nông dân: Chiếm hơn 90% dân số nhưng chỉ chiếm 40% ruộng đất. Bị Đế quốc, Phong kiến chèn ép bóc lột nặng nề bằng siêu cao thuế nặng, bằng cướp đọt ruộng đất. Trong hoàn cành đó người nông dân bị xô đẩy vào con đường bần cùng hoá quy mô lớn, vô sản hoá không lối thoát. Chỉ một bộ phận nhỏ được thu nhập vào các nhà máy, hầm mỏ, đồn điền... trở thành công nhân còn hầu hết trở về với cuộc sống tăm tối với những người chủ cũ cùng kiếp sống tá điền ở nông thôn. Vì vậy họ rất hăng hái với cách mạng, thiết tha với đọc lập dân tộc và người cày có ruộng, họ sẵn sàng bùng dậy khi có được sự lãnh đạo, tổ chức của một đường lối đúng đắn và trở thành một lực lượng cơ bản hùng hậu của cách mạng giải phóng dân tộc và là người bạn tin cậy nhất của giai cấp công nhân Việt Nam.
* Giai cấp Công nhân: Ra đời trước chiến tranh và tiếp tục phát triển trong 4 năm chiến tranh đến cuộc khai thác thuộc địa lần thứ 2 thì phát triển nhanh về số lượng và chất lượng. Từ 10 vạn người trước chiến tranh lên 22 vạn người năm 1929 phần lớn sống tập trung chủ yếu ở các trung tâm kinh tế quan trọng của Pháp như: các vùng mỏ, đồn điền cao su, các thành phố công nghiệp...
Ngoài các đặc điểm chung của giai cấp công nhân thế giới như đại diện cho một phương thức sản xuất tiến bộ, tinh thần cách mạng triệt để, ý thức tổ chức kỷ luật cao, đoàn kết chặt chẽ với nhau thì giai cấp công nhân Việt Nam còn có những đặc điểm riêng:
+ Chịu 3 tầng áp bức bóc lột của Đế quốc, phong kiến, tư sản người Việt nên có tinh thần cách mạng triệt để, có khả năng đại diện quyền lợi cho cả dân tộc.
+ Ra đời trước giai cấp tư sản dân tộc nên có điều kiện thuận lợi vươn lên giành quyền lãnh đạo giải phóng dân tộc.
+ Xuất thân từ nông dân nên có mối quan hệ mật thiết với nông dân, có điều kiện xây dựng mối liên hệ khối liên minh công nông vững chắc.
+ Không có công nhân quý tộc nên không có sự phân biệt về tư tưởng tổ chức, không chịu ảnh hưởng của xã hội dân chủ.
+ Ra đời trong lòng dân tộc giàu truyền thống yêu nước nên kế thừa những di sản tinh thần hết sức tốt đẹp của dân tộc, vừa mới ra đời công nhân Việt Nam tiếp thu ngay những ảnh hưởng mạnh mẽ của cách mạng tháng 10 Nga, Chủ nghĩa Maxr – Lenin và kinh nghiệm của phong trào công nhân quốc tế do lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc truyền bá. Bởi vậy giúp cho giai cấp công nhân Việt Nam sớm trở thành một lực lượng chính trị độc lập thống nhất trong cả nước nhanh chóng vươn lên lãnh đạo cách mạng nước ta.
@ Từ sau chiến tranh thế giới thứ nhất xã hội Việt Nam xuất hiện 2 mâu thuẫn cơ bản sâu sắc đó là: mâu thuẫn giai cấp và mâu thuẫn dân tộc. Hình thành 2 trận tuyến rõ rệt giữa một bên là bọn Đế quốc và phong kiến tay sai với một bên là toàn thể dân tộc Việt Nam gồm các lực lượng cách mạng như công nhân, nông dân, tư sản dân tộc, tiểu tư sản. Sự phát triển của cách mạng Việt Nam đòi hỏi phải kết hợp 2 nhiệm vụ chống đế quốc và phong kiến chặt chẽ với nhau để giành độc lập dân tộc và thực hiện người cày có ruộng, trong đó giai cấp công nhân có sứ mệnh nắm ngọn cờ lãnh đạo cách mạng nước ta.
CHƯƠNG I: VIỆT NAM SAU THẾ CHIẾN THỨ NHẤT (1914-1918)
BÀI 1: NHỮNG BIẾN ĐỔI VỀ KINH TẾ, CHÍNH TRỊ VÀ XÃ HỘI CỦA VIỆT NAM TỪ 1919 – 1930.
NHỮNG ĐIỀU KIỆN KHÁCH QUAN TỪ SAU THẾ CHIẾN THỨ NHẤT ẢNH HƯỞNG VÀO VIỆT NAM
Một là: CMT10 Nga thành công năm 1917 đã làm trấn động địa cầu, dưới tác động của CMT10 PTGPDT ở các nước phương Đông và PTrào công nhân ở các nước Tbản phương Tây có sự gắn bó mật thiết với nhau trong cuộc đấu tranh chống kẻ thù chung là CNĐQ.
Hai là: Làn sóng cách mạng dâng cao trên toàn thế giới, lan rộng từ Á sang Âu rồi đến từ châu Mỹ sang Phi. Những lực lượng cách mạng của GCVS đều tìm con đường tập hợp nhau lại thành lập những tổ chức riêng của mình đứng trên lập trường của chủ nghĩa QTCS, ngày 02/3/1919 QTCS thành lập ở Moscow đánh dấu một giai đoạn mới của sự phát triển trong PTCM thế giới. QTCS dương cao ngọn cờ Chủ nghĩa Marx – Lenin và trở thành cơ quan lãnh đạo tối cao của phong trào cách mạng vô sản và phong trào giải phóng dân tộc ở các nước thuộc địa.
Ba là: Dưới sự lãnh đạo của Lenin - Quốc tế Cộng sản vấn đề dân tộc, vấn đề thuộc địa được kết hợp với nhau. Dưới tác động của Cách mạng tháng 10 Nga - Quốc tế Cộng sản, đã dẫn đến một số Đảng Cộng sản được thành lập; Tại Đại hội Tuor (12/1920) một bộ phận tích cực đã tách ra thành lập Đảng Cộng sản Pháp, năm 1921 Đảng Cộng sản Trung Quốc ra đời.
@ Đây là những điều kiện thuận lợi khách quan cho bước phát triển của cách mạng Việt Nam từ sau chiến tranh thế giới thứ nhất.
Chương trình khai thác thuộc địa lần thứ 2 của Pháp:
* Mục đích: Sau Chiến tranh Thế giới thứ nhất (CTTGTI) (1914 - 1918), Pháp tuy là nước thắng trận nhưng đất nước bị tàn phá nặng nề, nền kinh tế bị kiệt quệ, các ngành kinh tế Công – Nông – Thương nghiệp đều bị đình đốn, số nợ nước ngoài tăng. Các khoản đầu tư của Pháp vào Nga bị mất trắng, đồng Phrăng bị mất giá, cuộc khủng hoảng thiếu đã làm khó khăn thêm cho Pháp. Vì vậy để bù đắp lại vết thương chiến tranh và khôi phục lại địa vị kinh tế của mình trong thế giới TBCN. Các tập đoàn Tư bản Pháp đã ra sức bóc lột nhân dân lao động trong nước đồng thời đẩy mạnh tăng cường khai thác, bóc lột thuộc địa (Chương trình khai thác thuộc địa lần thứ 2 của Pháp ở Đông Dương) nhằm phục vụ cho mục đích đó.
* Đặc điểm: Đầu tư mạnh mẽ và dồn dập để khai thác được nhiều tài nguyên, khai thác triệt để được nguồn nhân công rẻ mạt, nắm chắc thị trường Việt Nam bị buông lỏng trong chiến tranh. Ở lần thứ nhất (1897 - 1914) Pháp tập trung chủ yếu là khai thác Công nghiệp nhưng ở lần này thì Pháp tập trung chú trọng vào Nông nghiệp đồn điền và khai thác mỏ.
* Nội dung: Từ 1924 – 1929 tổng số vốn đầu tư vào Đông Dương tăng gấp 6 lần so với 20 năm trước chiến tranh. Trong đó bỏ vốn nhiều nhất vào Nông nghiệp đồn điền và khai thác mỏ, năm 1927 số vốn đầu tư vào Nông nghiệp là 400 triệu Phrăng.
- Công nghiệp: Pháp tập chung chủ yếu vào ngành khai mỏ (mỏ than) để phục vụ cho Công nghiệp chiến tranh của Pháp. Phương châm của Pháp là như cũ công nghiệp thuộc địa chỉ phục vụ cho công nghiệp chính quốc chứ không cạnh tranh.
Năm 1930, diện tích các khu mỏ chiếm ¼ diện tích tổng Đông Dương hàng loạt các công ty than nối tiếp nhau ra đời như: Cty than Hạ Long, Đồng Đăng, Tuyên Quang … Bên cạnh đó pháp cũng mở thêm một số ngành công nghiệp chế biến như: rượu Hà Nội, Đường Tuy Hoà, Gạo Chợ Lớn …
- Nông nghiệp: Pháp chú trọng lập đồn điền cây cao su, cà phê nhằm phục vụ cho công nghiệp chiến tranh của Pháp. Diện tích trồng cao su năm 1918 là 15.000 ha đến năm 1930 là 120.000 ha; nhiều công ty cao su nối tiếp nhau ra đời như: Cty Đất Đỏ, Michelin, trồng cây nhiệt đới …
- Giao thông vận tải: Được đầu tư nhiều hơn để phục vụ đắc lực, kịp thời cho việc khai thác, chuyên chở nguyên vật liệu và lưu thông hàng hoá. Trong và ngoài nước nhiều đoạn đường giao thông được xây dựng như: tuyến đường Đồng Đăng – Na xầm, Vinh – Đông Hà … là những tuyến đường sắt được xây dựng năm 1927, nhiều đoạn đường bộ cũng được phát triển mở rộng, các cảng như: Hòn Gai, Bến Thuỷ … được mở rộng thêm.
- Tài chính: Pháp tăng cường và củng cố ngân hàng Đông Dương, nắm độc quyền về giấy bạc và cho vay nặng lãi, đồng thời nắm quyền chỉ huy mọi ngành kinh tế ở Đông Dương. Ngoài ra Pháp còn tiến hành tăng các loại thuế trực trhu và gián thu. Ngân sách Đông Dương từ năm 1912 – 1930 tăng gấp 3 lần.
Thương nghiệp: Cũng phát triển Thực dân Pháp thực hiện chính sách tăng cường bảo hộ hàng hoá Pháp, đánh thuế mạnh hàng Trung Quốc và Nhật Bản. Hàng hoá Pháp vào Việt Nam tăng 37% trước chiến tranh lên 62% sau chiến tranh.
* Đánh giá: Nhìn chung nên kinh tế Đông Dương đều có bước phát triển mới. Nhưng chương trinh khai thác thuộc địa của pháp về cơ bản vẫn không thay đổi. Kinh tế Đông Dương vẫn là một nền kinh tế nông nghiệp lạc hậu, què quạt, bị cột chặt với nền kinh tế chính quốc và biến Đông Dương thành một thị trường độc chiếm của Tư bản Pháp.
2. Các chính sách về chính trị, văn hoá, giáo dục.
* Chính trị: Không thay đổi trong chính sách cai trị của Pháp.
- Pháp duy trì chính sách cai trị tuyệt đối mọi quyền lực nằm trong tay người Pháp, vua quan Nam triều chỉ là những tên bù nhìn, tay sai. Mọi quyền tự do dân chủ của người dân bị cướp đoạt, các hành động yêu nước bị hẳng tay đàn áp khủng bố.
- Pháp thực hiện chính sách chia để trị với 3 chế độ cai trị khác nhau, chia rẽ khối đại đoàn kết dân tộc giữa người lương với người giáo, giữa dân đa số vơi dân tộc thiểu số, giữa miền xuôi với miền ngược ... triệt để. Lợi dụng bộ máy địa chủ, cường hào ở nông thôn để thống trị nhân dân.
* Văn hoá – giáo dục:
- Duy trì chính sách ngu dân nô dịch, khuyến khích sự phát triển những tệ nạn xã hội và mê tín dị đoan, đào tạo nhỏ giot một đội ngũ công chức làm tay sai cho chúng.
- Xuất bản nhiều sách báo công khai để tuyên truyền cho chính sách “khai khoá văn minh” của Pháp và reo rắc ảo tưởng hoà bình hợp tác của bọn thực dân cướp nước và bọn tay sai, vua quan bù nhìn bán nước.
3. Xã hội Việt Nam phân hoá sâu sắc hơn sau chiến tranh.
* Giai cấp địa chủ: Ở nông thôn là chỗ dựa cơ bản của Thực dân Pháp. Vì vậy mà Tư bản phápđã tạo mọi điều kiện cho địa chủ phong kiến có uy lực nắm mọi quyền hành ở làng xã, chúng đẩy mạnh chiếm hữu ruộng đất của nông dân. Chúng bóc lột về kinh tế, tăng cường đàn áp về chính trị. Tính chung trong cả nước giai cấp địa chủ chỉ chiếm 9% dân số nhưng có hơn 60% diện tích ruộng đất.
+ Trong giai cấp này có một bộ phận địa chủ vừa và nhỏ có tinh thần yêu nước, hăng hái tham gia cách mạng khi có lợi.
* Giai cấp tư sản: Ra đời sau chiến tranh và háo hức đi vào con đường phát triển kinh tế rong một số ngành Công – Thương nghiệp. Xuất hiện một số nhà Tư bản như: Bạch Thái Bưởi (khai thác mỏ), Nguyễn Hữu Thu (giao thông đường sông), Trần Văn Chương (đường biển) ...lập đồn điền cao su một số nhà Tư bản Nam kỳ và địa chủ còn bỏ vốn lập ngân hàng riêng.
+ Nhìn chung giai cấp Tư sản Việt Nam là một giai cấp nhỏ yếu, vốn chỉ bằng 5% vốn của Tư bản nước ngoài. Vừa mới ra đời đã bị Thực dân Pháp chèn ép, cạnh tranh không thể ngốc đầu nổi phát triển đến một mức độ thì bị phân hoá thành 2 bộ phận.
1. Tư sản mại bản có quyền lợi gắn chặt với Tư sản Pháp nên cấu kết về chính trị chúng.
2. Tư sản dân tộc ít nhưng có khuynh hướng kinh doanh độc lập, nhưng dễ thoả hiệp không kiên định.
Giai cấp Tiểu tư sản: Bao gồm học sinh, sinh viên, trí thức, công chức nhà nước, những người buôn bán nhỏ... Giai cấp này ra đời sau chiến tranh và cũng phát triển nhanh cả về số lượng và chất lượng. Họ bị Thực dân Pháp chèn ép, bạc đãi, khinh miệt,... Cuộc sống bấp bênh dễ bị phá sản cho nên họ rất hăng hái tham gia với cách mạng. Trong khi đó một bộ phận là trí thức, sinh viên có điều kiện tiếp xúc với những trào lưu tư tưởng, văn hoá tiến bộ bên ngoài nên họ cảm thấy đau sót trước cảnh văn hoá dân tộc bị trà đạp và cuộc sống nô lệ tuổi hờn của nhân dân ta. Họ đến với cách mạng với tư cách là một lực lượng quan trọng.
* Giai cấp Nông dân: Chiếm hơn 90% dân số nhưng chỉ chiếm 40% ruộng đất. Bị Đế quốc, Phong kiến chèn ép bóc lột nặng nề bằng siêu cao thuế nặng, bằng cướp đọt ruộng đất. Trong hoàn cành đó người nông dân bị xô đẩy vào con đường bần cùng hoá quy mô lớn, vô sản hoá không lối thoát. Chỉ một bộ phận nhỏ được thu nhập vào các nhà máy, hầm mỏ, đồn điền... trở thành công nhân còn hầu hết trở về với cuộc sống tăm tối với những người chủ cũ cùng kiếp sống tá điền ở nông thôn. Vì vậy họ rất hăng hái với cách mạng, thiết tha với đọc lập dân tộc và người cày có ruộng, họ sẵn sàng bùng dậy khi có được sự lãnh đạo, tổ chức của một đường lối đúng đắn và trở thành một lực lượng cơ bản hùng hậu của cách mạng giải phóng dân tộc và là người bạn tin cậy nhất của giai cấp công nhân Việt Nam.
* Giai cấp Công nhân: Ra đời trước chiến tranh và tiếp tục phát triển trong 4 năm chiến tranh đến cuộc khai thác thuộc địa lần thứ 2 thì phát triển nhanh về số lượng và chất lượng. Từ 10 vạn người trước chiến tranh lên 22 vạn người năm 1929 phần lớn sống tập trung chủ yếu ở các trung tâm kinh tế quan trọng của Pháp như: các vùng mỏ, đồn điền cao su, các thành phố công nghiệp...
Ngoài các đặc điểm chung của giai cấp công nhân thế giới như đại diện cho một phương thức sản xuất tiến bộ, tinh thần cách mạng triệt để, ý thức tổ chức kỷ luật cao, đoàn kết chặt chẽ với nhau thì giai cấp công nhân Việt Nam còn có những đặc điểm riêng:
+ Chịu 3 tầng áp bức bóc lột của Đế quốc, phong kiến, tư sản người Việt nên có tinh thần cách mạng triệt để, có khả năng đại diện quyền lợi cho cả dân tộc.
+ Ra đời trước giai cấp tư sản dân tộc nên có điều kiện thuận lợi vươn lên giành quyền lãnh đạo giải phóng dân tộc.
+ Xuất thân từ nông dân nên có mối quan hệ mật thiết với nông dân, có điều kiện xây dựng mối liên hệ khối liên minh công nông vững chắc.
+ Không có công nhân quý tộc nên không có sự phân biệt về tư tưởng tổ chức, không chịu ảnh hưởng của xã hội dân chủ.
+ Ra đời trong lòng dân tộc giàu truyền thống yêu nước nên kế thừa những di sản tinh thần hết sức tốt đẹp của dân tộc, vừa mới ra đời công nhân Việt Nam tiếp thu ngay những ảnh hưởng mạnh mẽ của cách mạng tháng 10 Nga, Chủ nghĩa Maxr – Lenin và kinh nghiệm của phong trào công nhân quốc tế do lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc truyền bá. Bởi vậy giúp cho giai cấp công nhân Việt Nam sớm trở thành một lực lượng chính trị độc lập thống nhất trong cả nước nhanh chóng vươn lên lãnh đạo cách mạng nước ta.
@ Từ sau chiến tranh thế giới thứ nhất xã hội Việt Nam xuất hiện 2 mâu thuẫn cơ bản sâu sắc đó là: mâu thuẫn giai cấp và mâu thuẫn dân tộc. Hình thành 2 trận tuyến rõ rệt giữa một bên là bọn Đế quốc và phong kiến tay sai với một bên là toàn thể dân tộc Việt Nam gồm các lực lượng cách mạng như công nhân, nông dân, tư sản dân tộc, tiểu tư sản. Sự phát triển của cách mạng Việt Nam đòi hỏi phải kết hợp 2 nhiệm vụ chống đế quốc và phong kiến chặt chẽ với nhau để giành độc lập dân tộc và thực hiện người cày có ruộng, trong đó giai cấp công nhân có sứ mệnh nắm ngọn cờ lãnh đạo cách mạng nước ta.
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Đỗ Thị Nhung
Dung lượng: |
Lượt tài: 1
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)