Bài 1. Nhật Bản

Chia sẻ bởi Đỗ Thị Bích Thùy | Ngày 10/05/2019 | 68

Chia sẻ tài liệu: Bài 1. Nhật Bản thuộc Lịch sử 11

Nội dung tài liệu:



Chào các em!





PHẦN 1. LỊCH SỬ THẾ GIỚI CẬN ĐẠI
CHƯƠNG 1. CÁC NƯỚC CHÂU Á, CHÂU PHI VÀ KHU VỰC MĨ LA TINH (Thế kỉ XIX-đầu thế kỉ XX)


BÀI 1. NHẬT BẢN
1.Nhật Bản từ dầu thế kỉ XIX đến trước năm 1868
a.Về kinh tế
- Nền nông nghiệp dựa trên quan hệ sản xuất lạc hậu được duy trì. tô thuế lên đến 50% hoa lợi....
- Công trường thủ công, xuất hiện, hàng hoá ngày một nhiều. thành thị, hải cảng ngày càng đông vui...
b. Về xã hội.
Chế dộ đẳng cấp vẫn được duy trì. Xã hội có các mâu thuẫn
- Nông dân > < Phong kiến
- Đaimyô > < Samurai
- Thị dân > < PK + nhà buôn...
- TS (TN+CN) > < PK




2. Cuộc Duy tân Minh Trị.

a. Bối cảnh lịch sử.
- Phong trào đấu tranh đã làm cho chế độ Mạc Phủ sụp đổ. Đầu năm 1868, Thiên Hoàng Minh Trị lên nắm quyền và thực hiện một loạt các cải cách tiến bộ.
- Những hiệp ước bất bình mà Mạc phủ kí kết với nước ngoài làm cho tầng lớp xã hội phản ứng mạnh mẽ.

b. Nội dung cải cách.
- Kinh tế:
+ Thống nhất tiền tệ, tạo mọi điều kiện cho kinh tế TB phát triển, xoá bỏ sự độc quyền ruộng đất của giai cấp phong kiến.
+ Tăng cường phát triển  kinh tế tư bản chủ nghĩa ở nông thôn.
+ Xây dựng cơ sở hạ tầng, đường sá, cầu cống, phục vụ giao thông liên lạc.

- Về chính trị
+ Theo thể chế quân chủ chuyên chế. Thiên hoàng có quyền lực tối cao. Nhưng quyền lực nằm trong tay các Sô-gun dòng họ Tô-ku-ga-oa.
+ Giữa XIX, khi chê độ Mạc Phủ khủng hoảng cũng là lúc các nước Phương Tây gõ cửa đòi Nhật “mở cửa” buôn bán. Nhật Bản đứng trước hai con đường: bảo thủ hoặc Duy Tân cải cách.
- Quân sự:
+ Học cách tổ chức quân đội kiểu phương tây
+ Tăng cường công nghiệp quốc phòng
+ Chú trọng đóng tàu  chiến, sản xuất vũ khí đạn dược
- Giáo dục :
+ Thực hiện chương trình giáo dục bắt buộc, nội dung thiết thực
+ Chú trọng nội dung  khoa học- kỹ thuật  trong chương trình giảng dạy.
+ Cử những học sinh giỏi đi du học phương Tây…
Em hãy rút ra tính chất và ý nghĩa của cải cách Minh Trị Duy Tân?
3. Nhật Bản chuyển sang giai đoạn đế quốc chủ nghĩa
- kinh tế
+ Phát triển nhanh chóng nhất là công nghiệp nặng.
+ Sự xuất hiện các công ti độc quyền chi phối mạnh đến nền kinh tế Nhật Bản.
Quan sát hình 2 SGK, em có nhân xét gì về kinh tế của Nhật trong giai đoạn này?
Đối ngoại
+ Do những thế lực về kinh tế và quân sự, nên đến cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX giới cầm quyền Nhật Bản đã thi hành chính sách bành trướng lãnh thổ:
Năm 1874, chiến tranh xâm lược Đài Loan.
Năm 1894-1895, chiến tranh Trung- Nhật.
Năm 1904-1905, chiến tranh Nga- Nhật.
+ Năm 1914, Nhật dùng vũ lực mở rộng ảnh hưởng ở Trung Quốc và chiếm Sơn Đông. Nhật trở thành đế quốc hung mạnh nhất châu Á.
+ Cùng với sự phát triển của chủ nghĩa tư bản là sự bần cùng hoá của quần chúng nhân dân lao động.
+ Chủ nghĩa đế quốc Nhật được gọi là “Chủ nghĩa đế quốc phong kiến quân phiệt, hiếu chiến”

- Xã hội:
+ Cùng với sự phát triển của chủ nghĩa tư bản quần chúng nhân dân bị bần cúng hóa nặng nề.
+ công nhân làm việc 12 đến 14 giờ/ ngày, lương thấp đến nhiều phong trào công nhân bùng nổ.
+ Năm 1901 Đảng Xã hội dân chủ được thành lập.



4. Bài tập củng cố.
Nối thời gian và sự kiên cho đúng:
1) Nhật Bản chiến tranh với Đài Loan a) 1872-1879
2) Nhật Bản chiến tranh với Trung Quốc b) 1901
3) Nhật Bản chiến tranh với Nga c) 1894- 1895
4) Nhật Bản chiến tranh với Lưu cầu d) 1874
5) Đảng xã hội dân chủ Nhật Bản thành lập e) 1904- 1905


5. Dặn dò.
Trả lời câu hỏi trang 5 và trang 8 (SGK).
Vì sao trong hoàn cacnh3 lịc sử châu Á Nhật Bản lại thoát khỏi thân phận nước thuộc đại và trở thành nước đế quốc?
- Vì sao nói cải cách Minh Trị có tính chất như là một cuộc cách mạng tư sản?
Sưu tầm tư liệu về đất nước con người Ấn Độ.
Nông dân chiếm 80% dân thành thị: Bị bóc lột nặng nề, cuộc sống bấp bênh.
http://vnsharing.net/forum/showthread.php?t=149600
Thiên hoàng Minh Trị (sinh vào ngày(11/3/1852 mất ngày 30/7/1912)), còn được gọi là Minh Trị Đại đế, Minh Trị Thánh đế, là vị Thiên Hoàng thứ 122 của Nhật Bản, trị vì từ ngày 3 tháng 2 năm 1867 tới khi qua đời. Ông được coi là một vị minh quân có công lớn nhất trong lịch sử Nhật Bản, theo xu hướng tư bản chủ nghĩa, dời đô từ Kyoto về Tokyo, và đã canh tân và đưa Nhật Bản trở thành một quốc gia hiện đại, thoát khỏi nguy cơ trở thành thuộc địa của các nước đế quốc phương Tây giữa lúc chủ nghĩa thực dân đang phát triển mạnh.
Thiên Hoàng Minh Trị http://diepdoan.violet.vn/entry/showprint/entry_id/1819648
Hãy xác định những
vùng đất Nhật Bản
chiếm đóng từ 1872
đến 1914?
Lược đồ về sự bành trướng của đế quốc Nhật Bản cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX. http://diepdoan.violet.vn/entry/showprint/entry_id/1819648
Tầng lớp võ sĩ Samurai là những người không có đại vị trong xã hội, không có ruộng đất phải phục vụ cho tầng lớp Đaimio bằng việc huấn luyện và chỉ huy các đội vũ trang. Để hưởng bổng lộc.
http://vi.wikipedia.org/wiki/T%E1%BA%ADp_tin:Satsuma-samurai-during-boshin-war-period.jpg
Tư sản công thương: Có địa vị về kinh tế, nhưng không có quyền lực vế chính trị.
Sô-gun (Tướng quân): Tước hiệu do Thiên Hoàng phong cho những người cầm quyền quân sự thời kì Mạc phủ ở Nhật Bản; là người đứng đầu chính quyền quân sự. Chính quyền Sô-gun tồn tại song song với chính quyền Thiên hoàng cho tới năm 1868, khi Mạc phủ Tô-ku-ga-oa bị lật đổ. Thực tế quyền hành trong nước tập trung trong tay chính quyền quân sự của Tướng quân, còn Thiên hoàng chỉ là hư danh.
Duy tân Minh Trị: Cuộc cải cách do Minh Trị tiến hành sau khi lật đổ chế độ Mạc phủ. Thực chất đó cuộc cách mạng tư sản không triệt để, thủ tiêu chế độ phong kiến cát cứ, xóa bỏ những cản trở của chế độ phong kiến, thúc đẩy kinh tế tư bản. Kết quả, Nhật Bản trở thành một nước tư bản chủ nghĩa, thoát khỏi sự thống trị, áp bức của chủ nghĩa thực dân phương Tây và một nước đế quốc, đi xâm chiếm thuộc địa.
Công ti độc quyền: Công ty lớn tư bản chủ nghĩa chi phối các mặt kinh tế và có ảnh hưởng lớn về chính trị. Một trong những biểu hiện cho thấy chủ nghĩa tư bản ở Nhật chuyển sang giai đoạn đế quốc chủ nghĩa là sự xuất hiện các công ty độc quyền như công ty độc quyền Mitxưi, công ty độc quyền Mitxumitxi...
Quân phiệt
1. Chính sách phản động của các nước đế quốc trong việc vũ trang và tiến hành chiến tranh xâm lược.
2. Bọn quân nhân phản động dựa vào lực lượng quân đội để nắm quyền bính, kìm kẹp, đàn áp nhân dân và các phe phái đối lập chống lại chúng
* Tính chất – ý nghĩa:
- Cải cách Minh Trị mang tính chất của một cuộc cách mạng tư sản.
- Nhật thoát khỏi số phận bị các nước tư bản phương Tây xâm lược
- Mở đường cho chủ nghĩa tư bản phát triển ở Nhật.



Giao thông phát triển, kéo theo thương nghiệp phát triển nên xây dựng được một đội tàu buôn có thể đi biển xa, tàu có trọng tải lớn (12.800 tấn đến 60000 tấn), có thể giao lưu buôn bán với nước ngoài. Kinh tế Nhật trong giai đoạn này phát triển mạnh (gấp 10 lần Nga).
Chúc các em học tốt!
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Đỗ Thị Bích Thùy
Dung lượng: | Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)