BÀI 1: MỘT SỐ KHÁI NIỆM CƠ BẢN (tt)

Chia sẻ bởi Trần Thị Trúc Phương | Ngày 25/04/2019 | 58

Chia sẻ tài liệu: BÀI 1: MỘT SỐ KHÁI NIỆM CƠ BẢN (tt) thuộc Tin học 12

Nội dung tài liệu:

Bài: 1- tiết: 3
Tuần dạy: Ngày dạy:

CHƯƠNG I:
KHÁI NIỆM VỀ HỆ CƠ SỞ DỮ LIỆU

` 

Mục tiêu:
Kiến thức:
HS biết:
Biết khái niệm cơ sở dữ liệu.
Biết vai trò của cơ sở dữ liệu trong học tập và cuộc sống.
Biết khái niệm hệ quản trị cơ sở dữ liệu.
Biết các yêu cầu cơ bản đối với hệ cơ sở dữ liệu.
Kỹ năng: Chương này không có yêu cầu về kỹ năng.
Thái độ: Nghe giảng và tích cực tham gia phát biểu.
Trọng tâm: Biết khái niệm cơ sở dữ liệu, biết khái niệm hệ quản trị cơ sở dữ liệu
Chuẩn bị:
3.1 Giáo viên: Bảng
3.2 Học sinh:
Tiến trình:
Ổn định tổ chức và kiểm diện:
Ổn định lớp.
Điểm danh lớp.
Kiểm tra miệng:
Câu hỏi:
Câu 1: Cơ sở dữ liệu là gì?
Câu 2: Hệ quản trị cơ sở dữ liệu là gì?
Trả lời:
Câu 1: Một cơ sở dữ liệu (Database) là một tập hợp các dữ liệu có liên quan với nhau, chứa thông tin của một tổ chức nào đó (như một trường học, một ngân hàng, một công ty, một nhà máy,…), được lưu trữ trên các thiết bị nhớ (như băng từ, đĩa từ,…) để đáp ứng nhu cầu khai thác thông tin của nhiều người sử dụng với nhiều mục đích khác nhau.
Câu 2: Phần mềm cung cấp một môi trường thuận lợi và hiệu quả để tạo lập, lưu trữ và khai thác thông tin của CSDL được gọi là hệ quản trị cơ sở dữ liệu.
Giảng bài mới:
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Nội dung bài học

Hoạt động 1.







GV: Thế nào là tính cấu trúc của một CSDL?
HS: Đọc SGK trang 12 và nghiên cứu tìm câu trả lời.
GV: nêu ví dụ?
HS: CSDL lớp có cấu trúc là bảng gồm nhiều hàng và 11 cột. Mỗi cột là một thuộc tính và mỗi hàng là một hồ sơ học sinh.

GV: Thế nào là tính toàn vẹn của một CSDL?
HS: Đọc SGK trang 12 và nghiên cứu tìm câu trả lời.
GV: Hãy nêu ví dụ?
HS: Ví dụ
Để đảm bảo tính toàn vẹn dữ liệu trên cột điểm, sao cho điểm nhập vào theo thang điểm 10, các điểm của môn học phải đặt ràng buộc giá trị nhập vào: >=0 và <=10. (Gọi là ràng buộc vùng).

GV: Thế nào là tính nhất quán của một CSDL?
HS: Đọc SGK trang 12 và nghiên cứu tìm câu trả lời.
GV: Yêu cầu HS đọc và nghiên cứu ví dụ SGK trang 5.

GV: Thế nào là tính an toàn và bảo mật thông tin?
HS: Đọc SGK trang 13 và nghiên cứu tìm câu trả lời.
GV: Hãy nêu ví dụ?
Ví dụ về tính an toàn thông tin: Học sinh có thể vào mạng để xem điểm của mình trong CSDL của nhà trường, nhưng hệ thống sẽ ngăn chận nếu HS cố tình muốn sửa điểm. Hoặc khi điện bị cắt đột ngột, máy tính hoặc phần mềm bị hỏng thì hệ thống phải khôi phục được CSDL.
Ví dụ về tính bảo mật: Hệ thống phải ngăn chặn được mọi truy cập bất hợp pháp đến CSDL.

GV: Thế nào là tính độc lập?
HS: Đọc SGK trang 13 và nghiên cứu tìm câu trả lời.
GV: Hãy nêu ví dụ?
HS: Nghiên cứu VD trong SGk trang 14.

GV: Thế nào là tính không dư thừa?
HS: Đọc SGK trang 14 và nghiên cứu tìm câu trả lời.
GV: Hãy nêu ví dụ?
HS: Ví dụ : Một CSDL đã có cột ngày sinh, thì không cần có cột tuổi.
Vì năm sau thì tuổi sẽ khác đi, trong khi giá trị của tuổi lại không được cập nhật tự động vì thế nếu không sửa chữa số tuổi cho phù hợp thì dẫn đến tuổi và năm sinh thiếu tính nhất quán.
Ví dụ khác: Đã có cột soluong và dongia, thì không cần phải có cột thành tiền. (=soluong*dongia).
GV: Chú ý: Chính vì sự dư thừa nên khi sửa đổi dữ liệu thường hay sai sót, và dẫn đến sự thiếu tính nhất quán trong CSDL..

HĐ 2:
GV: Việc xây dựng, phát triển và khai thác các hệ CSDL ngày càng nhiều hơn, đa dạng hơn trong hầu hết các lĩnh vực kinh tế, xã hội, giáo dục, y tế, ... Em hãy nêu một số ứng dụng có sử dụng CSDL mà
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Trần Thị Trúc Phương
Dung lượng: | Lượt tài: 1
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)