Bài 1. Một số khái niệm cơ bản
Chia sẻ bởi Đặng Hữu Hoàng |
Ngày 10/05/2019 |
115
Chia sẻ tài liệu: Bài 1. Một số khái niệm cơ bản thuộc Tin học 12
Nội dung tài liệu:
TRẦN HỮU TRANG
TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG
TIN HỌC 12
Đặng Hữu Hoàng
BÀI 1
MỘT SỐ KHÁI NIỆM CƠ BẢN
Thời gian 3 tiết
BÀI TOÁN QUẢN LÝ
Theo em để quản lý thông tin về điểm của học sinh trong một lớp em nên lập danh sách chứa các cột nào?
BÀI TOÁN QUẢN LÝ
Để quản lý học sinh trong nhà trường, người ta thường lập các biểu bảng gồm các cột, hàng để chứa thông tin cần quản lý.
Em hãy nêu lên các công việc thường gặp khi quản lí thông tin của một đối tượng nào đó?
CÁC CÔNG VIỆC THƯỜNG GẶP KHI QUẢN LÝ THÔNG TIN CỦA MỘT ĐỐI TƯỢNG NÀO ĐÓ
Tạo lập hồ sơ đối tượng cần quản lý.
Cập nhật hồ sơ như thêm, xóa, sửa hồ sơ
Khai thác hồ sơ như tìm kiếm, sắp xếp, thống kê, tổng hợp, In ấn,…
Dữ liệu lưu trên máy có ưu điểm gì so với một dữ liệu lưu trên giấy?
Được lưu ở bộ nhớ ngoài
KHÁI NIỆM CƠ SỞ DỮ LIỆU
Một cơ sở dữ liệu (Database) là:
Một tập hợp các dữ liệu có liên quan với nhau, chứa thông tin của một tổ chức nào đó (như trường học, một ngân hàng, một công ty, một nhà máy,…).
Được lưu trữ trên các thiết bị nhớ (như băng từ, đĩa từ,…).
Để đáp ứng nhu cầu khai thác thông tin của nhiều người dùng với nhiều mục đích khác nhau
KHÁI NIỆM HỆ QUẢN TRỊ CSDL
Phần mềm cung cấp một môi trường thuận lợi và hiệu quà để tạo lập, lưu trữ và khai thác thông tin của CSDL (database Management System)
Để lưu trữ và khai thác thông tin bằng máy tính cần phải có:
Cơ sở dữ liệu
Hệ quản trị cơ sở dữ liệu
Các thiết bị vật lí.
CÁC MỨC TRỪU TƯỢNG CỦA CSDL
1. Mức vật lí: là tập hợp các file dữ liệu tồn tại trên các thiết bị nhớ.
CÁC MỨC TRỪU TƯỢNG CỦA CSDL
2. Mức khái niệm: cho biết dữ liệu nào được lưu trữ trong hệ CSDL và giữa các dữ liệu có mối quan hệ nào.
Ví dụ: CSDL Lớp có thể mô tả như một bảng, mỗi cột là một thuộc tính, mỗi hàng tương ứng với dữ liệu về một học sinh.
CÁC MỨC TRỪU TƯỢNG CỦA CSDL
3.Mức khung nhìn: thể hiện một phần của CSDL khái niệm mà người dùng cần khai thác.
Ví dụ: Sách giáo khoa trang 11_hình 6 và 7
Một CSDL chỉ có một CSDL vật lý, một CSDL khái niệm nhưng có nhiều khung nhìn khác nhau
Dữ liệu
Giữa các mức mô tả CSDL phải có sự tương ứng đúng đắn để đảm bảo cho hệ CSDL được xây dựng và khai thác tốt
CÁC YÊU CẦU CƠ BẢN
1. Tính cấu trúc: dữ liệu trong CSDL được lưu trữ theo một cấu trúc nhất định.
2. Tính toàn vẹn: các giá trị dữ liệu được lưu trữ trong CSDL phải thỏa mãn một số ràng buộc, tùy thuộc vào hoạt động của tổ chức mà CSDL phản ánh.
3.Tính nhất quán: Sau những thao tác cập nhật dữ liệu và ngay cả khi có sự cố (phần cứng hay phần mềm) xảy ra trong quá trình cập nhật, dữ liệu trong CSDL phải được đảm bảo đúng đắn.
CÁC YÊU CẦU CƠ BẢN
4.Tính an toàn và bảo mật thông tin: CSDL cần được bảo vệ an toàn, phải ngăn chặn được những truy xuất không được phép và phải khôi phục được CSDL khi có sự cố ở phần cứng hay phần mềm..
5.Tính độc lập: vì một CSDL thường phục vụ cho nhiều mục đích khai thác khác nhau nên dữ liệu phải độc lập với các ứng dụng, không phụ thuộc vào một bài toán cụ thể, không phụ thuộc vào phương tiện lưu trữ và xử lí.
6.Tính không dư thừa: trong CSDL thường không được lưu trữ những dữ liệu trùng lặp hoặc những thông tin có thể dễ dàng suy diễn hay tính toán được từ những dữ liệu đã có.
MỘT SỐ ỨNG DỤNG
1. Cơ sở giáo dục và đào tạo cần quản lí thông tin người học, môn học, kết quả học tập,…
2. Cơ sở kinh doanh cần có CSDL về thông tin khách hàng, sản phẩm, việc mua bán,…
3. Cơ sở sản xuất cần quản lí dây chuyền thiết bị và theo dõi việc sản xuất các sản phẩm trong các nhà máy, hàng tồn trong kho hay trong cửa hàng và các đơn đặt hàng.
4. Tổ chức tài chính cần lưu thông tin về cổ phần, tình hình kinh doanh mua bán tài chính như cổ phiếu, trái phiếu, …
5. Các giao dịch qua thể tín dụng cần quản lí việc bán hàng bằng thẻ tín dụng và xuất ra báo cáo tài chính định kì.
MỘT SỐ ỨNG DỤNG
6. Ngân hàng cần quản lí các tài khoản, khoản vay, các giao dịch hàng ngày,…
7. Hảng hàng không cần quản lí các chuyến bay, việc đăng kí vé và lịch bay,…
8. Tổ chức viễn thông cần ghi nhận các cuộc gọi, hóa đơn hàng tháng, tính toán số dư cho các thể gọi trả trước,…
9. Sàn chứng khoán,……
10. Vui chơi giải trí,……
11. Các ứng dụng khác.
DẶN DÒ
1. Trả lời các câu hỏi 1, 2, 3, 4 _ trang 16 _ sách giáo khoa .
2. Xem trước bài §2 : HỆ QUẢN TRỊ CƠ SỞ DỮ LiỆU
Thực hiện tháng 08 năm 2008
E_mail: [email protected]
TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG
TIN HỌC 12
Đặng Hữu Hoàng
BÀI 1
MỘT SỐ KHÁI NIỆM CƠ BẢN
Thời gian 3 tiết
BÀI TOÁN QUẢN LÝ
Theo em để quản lý thông tin về điểm của học sinh trong một lớp em nên lập danh sách chứa các cột nào?
BÀI TOÁN QUẢN LÝ
Để quản lý học sinh trong nhà trường, người ta thường lập các biểu bảng gồm các cột, hàng để chứa thông tin cần quản lý.
Em hãy nêu lên các công việc thường gặp khi quản lí thông tin của một đối tượng nào đó?
CÁC CÔNG VIỆC THƯỜNG GẶP KHI QUẢN LÝ THÔNG TIN CỦA MỘT ĐỐI TƯỢNG NÀO ĐÓ
Tạo lập hồ sơ đối tượng cần quản lý.
Cập nhật hồ sơ như thêm, xóa, sửa hồ sơ
Khai thác hồ sơ như tìm kiếm, sắp xếp, thống kê, tổng hợp, In ấn,…
Dữ liệu lưu trên máy có ưu điểm gì so với một dữ liệu lưu trên giấy?
Được lưu ở bộ nhớ ngoài
KHÁI NIỆM CƠ SỞ DỮ LIỆU
Một cơ sở dữ liệu (Database) là:
Một tập hợp các dữ liệu có liên quan với nhau, chứa thông tin của một tổ chức nào đó (như trường học, một ngân hàng, một công ty, một nhà máy,…).
Được lưu trữ trên các thiết bị nhớ (như băng từ, đĩa từ,…).
Để đáp ứng nhu cầu khai thác thông tin của nhiều người dùng với nhiều mục đích khác nhau
KHÁI NIỆM HỆ QUẢN TRỊ CSDL
Phần mềm cung cấp một môi trường thuận lợi và hiệu quà để tạo lập, lưu trữ và khai thác thông tin của CSDL (database Management System)
Để lưu trữ và khai thác thông tin bằng máy tính cần phải có:
Cơ sở dữ liệu
Hệ quản trị cơ sở dữ liệu
Các thiết bị vật lí.
CÁC MỨC TRỪU TƯỢNG CỦA CSDL
1. Mức vật lí: là tập hợp các file dữ liệu tồn tại trên các thiết bị nhớ.
CÁC MỨC TRỪU TƯỢNG CỦA CSDL
2. Mức khái niệm: cho biết dữ liệu nào được lưu trữ trong hệ CSDL và giữa các dữ liệu có mối quan hệ nào.
Ví dụ: CSDL Lớp có thể mô tả như một bảng, mỗi cột là một thuộc tính, mỗi hàng tương ứng với dữ liệu về một học sinh.
CÁC MỨC TRỪU TƯỢNG CỦA CSDL
3.Mức khung nhìn: thể hiện một phần của CSDL khái niệm mà người dùng cần khai thác.
Ví dụ: Sách giáo khoa trang 11_hình 6 và 7
Một CSDL chỉ có một CSDL vật lý, một CSDL khái niệm nhưng có nhiều khung nhìn khác nhau
Dữ liệu
Giữa các mức mô tả CSDL phải có sự tương ứng đúng đắn để đảm bảo cho hệ CSDL được xây dựng và khai thác tốt
CÁC YÊU CẦU CƠ BẢN
1. Tính cấu trúc: dữ liệu trong CSDL được lưu trữ theo một cấu trúc nhất định.
2. Tính toàn vẹn: các giá trị dữ liệu được lưu trữ trong CSDL phải thỏa mãn một số ràng buộc, tùy thuộc vào hoạt động của tổ chức mà CSDL phản ánh.
3.Tính nhất quán: Sau những thao tác cập nhật dữ liệu và ngay cả khi có sự cố (phần cứng hay phần mềm) xảy ra trong quá trình cập nhật, dữ liệu trong CSDL phải được đảm bảo đúng đắn.
CÁC YÊU CẦU CƠ BẢN
4.Tính an toàn và bảo mật thông tin: CSDL cần được bảo vệ an toàn, phải ngăn chặn được những truy xuất không được phép và phải khôi phục được CSDL khi có sự cố ở phần cứng hay phần mềm..
5.Tính độc lập: vì một CSDL thường phục vụ cho nhiều mục đích khai thác khác nhau nên dữ liệu phải độc lập với các ứng dụng, không phụ thuộc vào một bài toán cụ thể, không phụ thuộc vào phương tiện lưu trữ và xử lí.
6.Tính không dư thừa: trong CSDL thường không được lưu trữ những dữ liệu trùng lặp hoặc những thông tin có thể dễ dàng suy diễn hay tính toán được từ những dữ liệu đã có.
MỘT SỐ ỨNG DỤNG
1. Cơ sở giáo dục và đào tạo cần quản lí thông tin người học, môn học, kết quả học tập,…
2. Cơ sở kinh doanh cần có CSDL về thông tin khách hàng, sản phẩm, việc mua bán,…
3. Cơ sở sản xuất cần quản lí dây chuyền thiết bị và theo dõi việc sản xuất các sản phẩm trong các nhà máy, hàng tồn trong kho hay trong cửa hàng và các đơn đặt hàng.
4. Tổ chức tài chính cần lưu thông tin về cổ phần, tình hình kinh doanh mua bán tài chính như cổ phiếu, trái phiếu, …
5. Các giao dịch qua thể tín dụng cần quản lí việc bán hàng bằng thẻ tín dụng và xuất ra báo cáo tài chính định kì.
MỘT SỐ ỨNG DỤNG
6. Ngân hàng cần quản lí các tài khoản, khoản vay, các giao dịch hàng ngày,…
7. Hảng hàng không cần quản lí các chuyến bay, việc đăng kí vé và lịch bay,…
8. Tổ chức viễn thông cần ghi nhận các cuộc gọi, hóa đơn hàng tháng, tính toán số dư cho các thể gọi trả trước,…
9. Sàn chứng khoán,……
10. Vui chơi giải trí,……
11. Các ứng dụng khác.
DẶN DÒ
1. Trả lời các câu hỏi 1, 2, 3, 4 _ trang 16 _ sách giáo khoa .
2. Xem trước bài §2 : HỆ QUẢN TRỊ CƠ SỞ DỮ LiỆU
Thực hiện tháng 08 năm 2008
E_mail: [email protected]
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Đặng Hữu Hoàng
Dung lượng: |
Lượt tài: 2
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)