Bài 1. Một số khái niệm cơ bản

Chia sẻ bởi Lê Nguyễn | Ngày 10/05/2019 | 122

Chia sẻ tài liệu: Bài 1. Một số khái niệm cơ bản thuộc Tin học 12

Nội dung tài liệu:

Chương 1
Giáo án điện tử tin học lớp 12
Bài 1
1. BÀI TOÁN QUẢN LÝ:
2. Các công việc thường gặp khi xử lý thông tin của một tổ chức:
a. Tạo lập hồ sơ:
- Xác định chủ thể quản lý.
- Thu thập thông tin từ nhiều nguồn khác nhau và lưu trữ theo cấu trúc đã xác định.
b. Cập nhật hồ sơ:
- Sửa chữa hồ sơ: thay đổi một số thông tin trong hồ sơ khi chúng không còn đúng.
c. Khai thác hồ sơ:
- Xác định cấu trúc hồ sơ.
- Xóa khỏi hồ sơ một cá thể.
- Tìm kiếm: là việc tra cứu các thông tin có sẵn trong hồ sơ thỏa mãn một số điều kiện nào đó.
- Thống kê: khai thác hồ sơ dựa trên tính toán để đưa ra các thông tin đặc trưng, không có sẵn trong hồ sơ.
- Lập báo cáo: sử dụng các kết quả tìm kiếm, thống kê, sắp xếp các đối tượng để tạo lập một hồ sơ mới có nội dung và cấu trúc khuôn theo dạng một yêu cầu cụ thể.
- Bổ sung thêm cá thể vào hồ sơ.
- Sắp xếp hồ sơ theo tiêu chí nào đó phù hợp với yêu cầu quản lý của tổ chức.
VD: xác định 2 yêu cầu sau dùng để làm gì?
+ Liệt kê tất cả những học sinh có điểm trung bình của các môn học >=6.5
+ Liệt kê tất cả những học sinh có điểm trung bình của một môn học bất kỳ <=2.0
a. Khái niệm cơ sở dữ liệu và hệ quản trị cơ sở dữ liệu:
- Là một tập hợp các dữ liệu có liên quan với nhau, chứa thông tin của một tổ chức nào đó.
- Được lưu trữ trên thiết bị nhớ.
- Được nhiều người dùng với nhiều mục đích khác nhau.
3. Hệ cơ sở dữ liệu:
Cơ sở dữ liệu:
Hệ quản trị cơ sở dữ liệu:
- Là phần mềm cung cấp một môi trường thuận lợi và có hiệu quả để tạo lập, lưu trữ và khai thác thông tin của CSDL.
Hệ cơ sở dữ liệu: là thuật ngữ thường dùng để chỉ một cơ sở dữ liệu cùng với hệ QTCSDL quản trị và khai thác CSDL đó
Các thành phần của hệ cơ sở dữ liệu
Để lưu trữ và khai thác thông tin bằng máy tính cần phải có:
- Cơ sở dữ liệu.
- Hệ quản trị cơ sở dữ liệu.
- Các thiết bị vật lí.
3. Hệ cơ sở dữ liệu:
b. Các mức thể hiện của cơ sở dữ liệu:
Mức vật lý
Mức khung nhìn
Mức khái niệm
Thảo luận nhóm theo các yêu cầu sau:
- Trình bày ngắn gọn sự hiểu biết của nhóm về từng mức thể hiện của CSDL.
- Hãy cho biết trong các hình sau, hình nào minh họa cho tương ứng mỗi mức thể hiện trên.
3. Hệ cơ sở dữ liệu:
Hình 5
Hình 6
Mức vật lý:
3. Hệ cơ sở dữ liệu:
b. Các mức thể hiện của cơ sở dữ liệu:
- Là mức hiểu biết một hệ CSDL một cách chi tiết : các tệp hồ sơ lưu trữ ở vùng nhớ nào, dung lượng bao nhiêu, .
Mức khái niệm:
- Là mức hiểu biết những dữ liệu nào cần lưu trữ trong hệ CSDL, giữa các dữ liệu đó có mối quan hệ nào, .
Mức khung nhìn:
- Là mức hiểu đến một phần thông tin trong CSDL mà người dùng cần quan tâm.
1.Tính cấu trúc
3. Tính nhất quán
2.Tính toàn vẹn
4. Tính An toàn, bảo mật

5.Tính độc lập
CSDL
6.Tính không dư thừa
3. Hệ cơ sở dữ liệu:
c. Các yêu cầu cơ bản của hệ CSDL:
Thảo luận nhóm theo các yêu cầu sau:
c. Các yêu cầu cơ bản của hệ CSDL:
- Mỗi nhóm tìm hiểu về một yêu cầu cơ bản của hệ CSDL tương ứng với nhóm của mình (nêu ngắn gọn).
- Cho VD minh họa (không sử dụng VD trong SGK).
3. Hệ cơ sở dữ liệu:
Tính cấu trúc:
- Dữ liệu trong CSDL được lưu trữ theo một cấu trúc xác định.
Tính toàn vẹn:
- Các giá trị dữ liệu được lưu trữ trong CSDL phải thỏa mãn một số ràng buộc (gọi là ràng buộc toàn vẹn dữ liệu), tùy thuộc vào hoạt động của tổ chức mà CSDL phản ánh
Tính nhất quán:
- Trong quá trình cập nhật, dữ liệu trong CSDL phải được đảm bảo đúng đắn ngay cả khi có sự cố.
Tính an toàn và bảo mật thông tin:
- CSDL cần được bảo vệ an toàn, có khả năng phục hồi được khi có sự cố ở phần cứng hay phần mềm, ngăn chặn được những truy xuất không được phép.
Tính độc lập:
- Dữ liệu cần phải độc lập với các ứng dụng, không phụ thuộc vào một bài toán cụ thể, không phụ thuộc vào phương tiện lưu trữ và xử lí
Tính không dư thừa:
- CSDL thường không lưu trữ những dữ liệu trùng lặp hoặc những thông tin có thể dễ dàng suy diễn hay tính toán được từ những dữ liệu đã có.
- Bao gồm độc lập ở mức vật lí và độc lập ở mức khái niệm.
3. Hệ cơ sở dữ liệu:
c. Các yêu cầu cơ bản của hệ CSDL:
Thảo luận nhóm theo các yêu cầu sau:
- Kể tên các đơn vị, các cơ sở sản xuất cần có CSDL để quản lí hoạt động trong đơn vị. Kể tên các chủ thể cần quản lí.
- Không sử dụng VD trong SGK.
d. Một số ứng dụng:
3. Hệ cơ sở dữ liệu:
Nối thông tin cột A với cột B
Chọn câu sai trong các câu sau
A. Một CSDL có tính cấu trúc là dữ liệu trong CSDL đó lưu trữ theo một cấu trúc nhất định
B. Một CSDL có tính toàn vẹn là các giá trị dữ liệu được lưu trữ trog CSDL phải thỏa mãn một số ràng buộc.
C. Một CSDL có tính an toàn và bảo mật là CSDL được bảo vệ an toàn, ngăn chặn được những truy xuất không được phép.
D. Một CSDL có tính độc lập là CSDL có thể hoạt động độc lập mà không cần các thiết bị vật lý.
Dặn dò:
- Trả lời các câu hỏi và bài tập trong SGK, trang 16.
- Xem trước nội dung bài 2: HỆ QUẢN TRỊ CSDL
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Lê Nguyễn
Dung lượng: | Lượt tài: 2
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)