Bai 1: Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam
Chia sẻ bởi Trà Đắc Nhân |
Ngày 19/03/2024 |
7
Chia sẻ tài liệu: Bai 1: Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam thuộc Tiếng anh 12
Nội dung tài liệu:
BỒI DƯỠNG NHẬN THỨC VỀ ĐẢNG
KHÁI QUÁT LỊCH SỬ ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM
Bài 1
Giáo viên: Đại úy Trà Đắc Nhân
Trợ lý chính sách Lữ đoàn
1. Tình hình xã hội Việt Nam trước khi Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời
I. ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM RA ĐỜI, BƯỚC NGOẶT QUYẾT ĐỊNH CỦA CÁCH MẠNG VIỆT NAM
Từ năm 1858, thực dân Pháp bắt đầu tiến hành xâm lược Việt Nam:
- Về chính trị, người Pháp trực tiếp nắm giữ các chức vụ chủ chốt trong bộ máy nhà nước, thi hành chính sách cai trị chuyên chế, biến một bộ phận giai cấp tư sản mại bản và địa chủ phong kiến Việt Nam thành tay sai đắc lực.
- Về kinh tế, thực dân Pháp triệt để khai thác Đông Dương vì lợi ích của giai cấp tư sản Pháp, bóc lột tàn bạo nhân dân ta, thực hiện chính sách độc quyền, kìm hãm sự phát triển kinh tế độc lập của nước ta.
- Về văn hoá - xã hội, Pháp thực hiện chính sách ngu dân, khuyến khích văn hoá nô dịch, sùng Pháp, kìm hãm nhân dân ta trong vòng tăm tối, dốt nát, lạc hậu, phục tùng sự cai trị của chúng.
*Quá trình khai thác thuộc địa triệt để của thực dân Pháp đã làm cho xã hội Việt Nam có những biến đổi lớn:
+ Hai giai cấp mới ra đời: giai cấp công nhân và giai cấp tư sản.
+ Nước ta từ chế độ phong kiến chuyển sang chế độ thuộc địa nửa phong kiến.
+ Trong xã hội tồn tại hai mâu thuẫn cơ bản:
-> Mâu thuẫn giữa toàn thể dân tộc Việt Nam với thực dân Pháp xâm lược ;
-> Mâu thuẫn giữa nhân dân ta, chủ yếu là nông dân với giai cấp địa chủ phong kiến tay sai.
2. Phong trào đấu tranh của nhân dân ta trước khi Đảng ra đời.
- Từ năm 1858 đến trước năm 1930, hàng trăm cuộc khởi nghĩa, phong trào chống Pháp đã nổ ra theo nhiều khuynh hướng khác nhau, tiêu biểu:
+ Khởi nghĩa của Trương Công Định, Thủ Khoa Huân, phong trào Cần Vương, phong trào Đông Du, Đông Kinh nghĩa thục, Duy Tân
+ Các cuộc khởi nghĩa do Phan Đình Phùng, Hoàng Hoa Thám, Nguyễn Thái Học... lãnh đạo.
- Các cuộc khởi nghĩa, phong trào đấu tranh đó vô cùng anh dũng, nhưng đã bị thực dân Pháp đàn áp tàn bạo và cuối cùng đều thất bại.
- Nguyên nhân cơ bản dẫn tới thất bại của các phong trào đấu tranh là do những người đứng đầu các cuộc khởi nghĩa, các phong trào chưa tìm được con đường cứu nước phản ánh đúng nhu cầu phát triển của xã hội Việt Nam.
- Cách mạng nước ta đứng trước sự khủng hoảng, bế tắc về đường lối cứu nước.
3. Lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc tìm đường cứu nước và sự ra đời của Đảng Cộng sản Việt Nam
- Ngày 5-6-1911, tại bến cảng Nhà Rồng, Bác Hồ đã ra đi tìm đường cứu nước.
- Năm 1917, Cách mạng Tháng Mười Nga thắng lợi đã ảnh hưởng lớn đến tư tưởng của Nguyễn Ái Quốc.
- Tháng 7-1920, Nguyễn Ái Quốc đọc bản Sơ thảo lần thứ nhất những luận cương về vấn đề dân tộc và vấn đề thuộc địa của V.I. Lênin.
=> Từ đây, Người đã tìm ra con đường cứu nước, cứu dân đúng đắn: "Muốn cứu nước và giải phóng dân tộc không có con đường nào khác con đường cách mạng vô sản"
- Nguyễn Ái Quốc đã tích cực tham gia hoạt động trong phong trào cộng sản và công nhân quốc tế, phong trào cách mạng thuộc địa.
- Người nghiên cứu và truyền bá chủ nghĩa Mác - Lênin vào Việt Nam qua các báo Người cùng khổ, Nhân đạo, Đời sống công nhân và sau này là tác phẩm Bản án chế độ thực dân Pháp (1925).
- Tháng 11-1924, Nguyễn Ái Quốc về Quảng Châu (Trung Quốc) trực tiếp chỉ đạo việc chuẩn bị thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam.
- Ngày 17-6-1929, Đông Dương Cộng sản Đảng được thành lập ở Bắc Kỳ.
- Mùa Thu năm 1929, An Nam Cộng sản Đảng được thành lập ở Nam Kỳ.
- Ngày 1-1-1930, Đông Dương Cộng sản Liên đoàn được thành lập ở Trung Kỳ.
- Từ ngày 6-1 đến ngày 7-2-1930, Hội nghị hợp nhất ba tổ chức cộng sản họp tại bán đảo Cửu Long (Hương Cảng, Trung Quốc) dưới sự chủ trì của đồng chí Nguyễn Ái Quốc.
+ Hội nghị nhất trí thành lập một đảng thống nhất, lấy tên là Đảng Cộng sản Việt Nam.
+ Hội nghị thông qua Chánh cương vắn tắt, Sách lược vắn tắt, Chương trình tóm tắt, Điều lệ vắn tắt của Đảng.
II. NHỮNG THÀNH TỰU VĨ ĐẠI CỦA CÁCH MẠNG VIỆT NAM DƯỚI SỰ LÃNH ĐẠO CỦA ĐẢNG
1. Đảng lãnh đạo và tổ chức các cuộc đấu tranh cách mạng, khởi nghĩa giành chính quyền - Cách mạng Tháng Tám 1945
- Ngay khi vừa mới ra đời, với đường lối cách mạng cứu nước đúng đắn, Đảng ta đã quy tụ, đoàn kết chung quanh mình tất cả các giai cấp, các tầng lớp yêu nước.
- Qua 15 năm đầu tiên lãnh đạo cách mạng (1930-1945), trải qua các cuộc đấu tranh gian khổ hy sinh, với ba cao trào cách mạng lớn (1930-1931, 1936-1939, 1939-1945), khi thời cơ đến Đảng đã lãnh đạo cuộc Tổng khởi nghĩa Tháng Tám năm 1945 thành công.
- Ngày 2-9-1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh thay mặt Chính phủ lâm thời đọc Tuyên ngôn độc lập khai sinh ra nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà, lập nên nhà nước của dân, do dân và vì dân.
2. Đảng lãnh đạo nhân dân đấu tranh bảo vệ chính quyền cách mạng và tiến hành thắng lợi các cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ xâm lược (1945 - 1975)
a) Đảng lãnh đạo cuộc đấu tranh bảo vệ chính quyền cách mạng (1945-1946)
- Ngay khi vừa mới ra đời, nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà đã phải đối mặt với ba thứ giặc: giặc đói, giặc dốt và giặc ngoại xâm.
- Trước tình thế “ngàn cân treo sợi tóc”, Đảng ta đã kịp thời đề ra những chủ trương và quyết sách đúng đắn, toàn diện trên tất cả các mặt chính trị, kinh tế, xã hội, an ninh, quốc phòng.
- Với đường lối chính trị sáng suốt, vừa cứng rắn về nguyên tắc, vừa mềm dẻo về sách lược, Đảng ta đã động viên được sức mạnh đoàn kết toàn dân, triệu người như một, vượt qua muôn vàn khó khăn, nguy hiểm để củng cố, giữ vững chính quyền, đưa cách mạng vượt qua tình thế hiểm nghèo, chuẩn bị mọi mặt cho cuộc kháng chiến lâu dài chống thực dân Pháp.
b) Đảng lãnh đạo cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược (1946-1954)
- Đêm ngày 19-12-1946, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã ra Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến.
- Với đường lối kháng chiến toàn dân, toàn diện, trường kỳ, dựa vào sức mình là chính, vừa kháng chiến, vừa kiến quốc, Đảng đã lãnh đạo nhân dân ta vượt qua mọi khó khăn, giành thắng lợi trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược.
c) Đảng lãnh đạo nhân dân ta tiến hành đồng thời hai nhiệm vụ chiến lược (1954 - 1975):
- Một là, tiến hành cách mạng xã hội chủ nghĩa ở miền Bắc, xây dựng miền Bắc thành căn cứ địa vững mạnh của cách mạng cả nước.
- Hai là, tiến hành cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân ở miền Nam, chống đế quốc Mỹ và bè lũ tay sai, giải phóng miền Nam, thực hiện thống nhất nước nhà.
=> Trải qua 21 năm chiến đấu kiên cường, dưới sự lãnh đạo của Đảng, quân và dân ta đã vượt qua mọi khó khăn, gian khổ hy sinh, hoàn thành thắng lợi cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước, giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.
3. Đảng lãnh đạo sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội và bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa (từ năm 1975 đến nay)
- Kinh tế tăng trưởng ra khỏi tình trạng kém phát triển. Nông nghiệp phát triển liên tục. Giá trị sản xuất công nghiệp bình quân hàng năm tăng. Hệ thống kết cấu hạ tầng, các ngành dịch vụ, xuất nhập khẩu đều phát triển.
- Văn hoá, xã hội có những tiến bộ; đời sống nhân dân tiếp tục được cải thiện. Giáo dục đào tạo, khoa học công nghệ có chuyển biến tích cực. Các hoạt động văn hoá, văn nghệ, công tác chăm sóc sức khoẻ và những chính sách xã hội khác đều được coi trọng, đạt những kết quả to lớn.
- Tình hình chính trị - xã hội cơ bản được ổn định, sức mạnh về mọi mặt được tăng cường, độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ và chế độ xã hội chủ nghĩa được giữ vững.
- Quan hệ đối ngoại ngày càng được mở rộng, hội nhập quốc tế được tiến hành chủ động và đạt được nhiều kết quả, vị thế của nước ta trên trường quốc tế ngày càng được nâng cao.
- Công tác xây dựng Đảng được chú trọng, hệ thống chính trị được củng cố; quyền làm chủ của nhân dân trên các lĩnh vực được phát huy, một số chính sách và quy chế dân chủ của nhân dân được thực hiện tạo tiền đề để nước ta tiếp tục phát triển mạnh mẽ hơn trong giai đoạn mới.
III. NHỮNG TRUYỀN THỐNG QUÝ BÁU CỦA ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM
- Bản lĩnh chính trị vững vàng, kiên định mục tiêu lý tưởng cách mạng.
- Tinh thần độc lập, tự chủ và sáng tạo.
- Kiên định chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, nắm vững ngọn cờ độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội.
- Trung thành với lợi ích giai cấp, lợi ích dân tộc, gắn bó mật thiết với nhân dân.
- Kiên định nguyên tắc tập trung dân chủ trong tổ chức và hoạt động của Đảng.
- Giữ gìn đoàn kết nội bộ, đoàn kết quốc tế...
CÂU HỎI THẢO LUẬN
1. Phân tích hoàn cảnh ra đời và vai trò của lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc đối với sự thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam.
2. Từ khi ra đời tới nay, Đảng Cộng sản Việt Nam đã lãnh đạo nhân dân giành được những thắng lợi vĩ đại. Khái quát các thắng lợi vĩ đại trong 83 năm qua.
3. Phân tích những truyền thống quý báu của Đảng Cộng sản Việt Nam.
KHÁI QUÁT LỊCH SỬ ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM
Bài 1
Giáo viên: Đại úy Trà Đắc Nhân
Trợ lý chính sách Lữ đoàn
1. Tình hình xã hội Việt Nam trước khi Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời
I. ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM RA ĐỜI, BƯỚC NGOẶT QUYẾT ĐỊNH CỦA CÁCH MẠNG VIỆT NAM
Từ năm 1858, thực dân Pháp bắt đầu tiến hành xâm lược Việt Nam:
- Về chính trị, người Pháp trực tiếp nắm giữ các chức vụ chủ chốt trong bộ máy nhà nước, thi hành chính sách cai trị chuyên chế, biến một bộ phận giai cấp tư sản mại bản và địa chủ phong kiến Việt Nam thành tay sai đắc lực.
- Về kinh tế, thực dân Pháp triệt để khai thác Đông Dương vì lợi ích của giai cấp tư sản Pháp, bóc lột tàn bạo nhân dân ta, thực hiện chính sách độc quyền, kìm hãm sự phát triển kinh tế độc lập của nước ta.
- Về văn hoá - xã hội, Pháp thực hiện chính sách ngu dân, khuyến khích văn hoá nô dịch, sùng Pháp, kìm hãm nhân dân ta trong vòng tăm tối, dốt nát, lạc hậu, phục tùng sự cai trị của chúng.
*Quá trình khai thác thuộc địa triệt để của thực dân Pháp đã làm cho xã hội Việt Nam có những biến đổi lớn:
+ Hai giai cấp mới ra đời: giai cấp công nhân và giai cấp tư sản.
+ Nước ta từ chế độ phong kiến chuyển sang chế độ thuộc địa nửa phong kiến.
+ Trong xã hội tồn tại hai mâu thuẫn cơ bản:
-> Mâu thuẫn giữa toàn thể dân tộc Việt Nam với thực dân Pháp xâm lược ;
-> Mâu thuẫn giữa nhân dân ta, chủ yếu là nông dân với giai cấp địa chủ phong kiến tay sai.
2. Phong trào đấu tranh của nhân dân ta trước khi Đảng ra đời.
- Từ năm 1858 đến trước năm 1930, hàng trăm cuộc khởi nghĩa, phong trào chống Pháp đã nổ ra theo nhiều khuynh hướng khác nhau, tiêu biểu:
+ Khởi nghĩa của Trương Công Định, Thủ Khoa Huân, phong trào Cần Vương, phong trào Đông Du, Đông Kinh nghĩa thục, Duy Tân
+ Các cuộc khởi nghĩa do Phan Đình Phùng, Hoàng Hoa Thám, Nguyễn Thái Học... lãnh đạo.
- Các cuộc khởi nghĩa, phong trào đấu tranh đó vô cùng anh dũng, nhưng đã bị thực dân Pháp đàn áp tàn bạo và cuối cùng đều thất bại.
- Nguyên nhân cơ bản dẫn tới thất bại của các phong trào đấu tranh là do những người đứng đầu các cuộc khởi nghĩa, các phong trào chưa tìm được con đường cứu nước phản ánh đúng nhu cầu phát triển của xã hội Việt Nam.
- Cách mạng nước ta đứng trước sự khủng hoảng, bế tắc về đường lối cứu nước.
3. Lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc tìm đường cứu nước và sự ra đời của Đảng Cộng sản Việt Nam
- Ngày 5-6-1911, tại bến cảng Nhà Rồng, Bác Hồ đã ra đi tìm đường cứu nước.
- Năm 1917, Cách mạng Tháng Mười Nga thắng lợi đã ảnh hưởng lớn đến tư tưởng của Nguyễn Ái Quốc.
- Tháng 7-1920, Nguyễn Ái Quốc đọc bản Sơ thảo lần thứ nhất những luận cương về vấn đề dân tộc và vấn đề thuộc địa của V.I. Lênin.
=> Từ đây, Người đã tìm ra con đường cứu nước, cứu dân đúng đắn: "Muốn cứu nước và giải phóng dân tộc không có con đường nào khác con đường cách mạng vô sản"
- Nguyễn Ái Quốc đã tích cực tham gia hoạt động trong phong trào cộng sản và công nhân quốc tế, phong trào cách mạng thuộc địa.
- Người nghiên cứu và truyền bá chủ nghĩa Mác - Lênin vào Việt Nam qua các báo Người cùng khổ, Nhân đạo, Đời sống công nhân và sau này là tác phẩm Bản án chế độ thực dân Pháp (1925).
- Tháng 11-1924, Nguyễn Ái Quốc về Quảng Châu (Trung Quốc) trực tiếp chỉ đạo việc chuẩn bị thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam.
- Ngày 17-6-1929, Đông Dương Cộng sản Đảng được thành lập ở Bắc Kỳ.
- Mùa Thu năm 1929, An Nam Cộng sản Đảng được thành lập ở Nam Kỳ.
- Ngày 1-1-1930, Đông Dương Cộng sản Liên đoàn được thành lập ở Trung Kỳ.
- Từ ngày 6-1 đến ngày 7-2-1930, Hội nghị hợp nhất ba tổ chức cộng sản họp tại bán đảo Cửu Long (Hương Cảng, Trung Quốc) dưới sự chủ trì của đồng chí Nguyễn Ái Quốc.
+ Hội nghị nhất trí thành lập một đảng thống nhất, lấy tên là Đảng Cộng sản Việt Nam.
+ Hội nghị thông qua Chánh cương vắn tắt, Sách lược vắn tắt, Chương trình tóm tắt, Điều lệ vắn tắt của Đảng.
II. NHỮNG THÀNH TỰU VĨ ĐẠI CỦA CÁCH MẠNG VIỆT NAM DƯỚI SỰ LÃNH ĐẠO CỦA ĐẢNG
1. Đảng lãnh đạo và tổ chức các cuộc đấu tranh cách mạng, khởi nghĩa giành chính quyền - Cách mạng Tháng Tám 1945
- Ngay khi vừa mới ra đời, với đường lối cách mạng cứu nước đúng đắn, Đảng ta đã quy tụ, đoàn kết chung quanh mình tất cả các giai cấp, các tầng lớp yêu nước.
- Qua 15 năm đầu tiên lãnh đạo cách mạng (1930-1945), trải qua các cuộc đấu tranh gian khổ hy sinh, với ba cao trào cách mạng lớn (1930-1931, 1936-1939, 1939-1945), khi thời cơ đến Đảng đã lãnh đạo cuộc Tổng khởi nghĩa Tháng Tám năm 1945 thành công.
- Ngày 2-9-1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh thay mặt Chính phủ lâm thời đọc Tuyên ngôn độc lập khai sinh ra nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà, lập nên nhà nước của dân, do dân và vì dân.
2. Đảng lãnh đạo nhân dân đấu tranh bảo vệ chính quyền cách mạng và tiến hành thắng lợi các cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ xâm lược (1945 - 1975)
a) Đảng lãnh đạo cuộc đấu tranh bảo vệ chính quyền cách mạng (1945-1946)
- Ngay khi vừa mới ra đời, nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà đã phải đối mặt với ba thứ giặc: giặc đói, giặc dốt và giặc ngoại xâm.
- Trước tình thế “ngàn cân treo sợi tóc”, Đảng ta đã kịp thời đề ra những chủ trương và quyết sách đúng đắn, toàn diện trên tất cả các mặt chính trị, kinh tế, xã hội, an ninh, quốc phòng.
- Với đường lối chính trị sáng suốt, vừa cứng rắn về nguyên tắc, vừa mềm dẻo về sách lược, Đảng ta đã động viên được sức mạnh đoàn kết toàn dân, triệu người như một, vượt qua muôn vàn khó khăn, nguy hiểm để củng cố, giữ vững chính quyền, đưa cách mạng vượt qua tình thế hiểm nghèo, chuẩn bị mọi mặt cho cuộc kháng chiến lâu dài chống thực dân Pháp.
b) Đảng lãnh đạo cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược (1946-1954)
- Đêm ngày 19-12-1946, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã ra Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến.
- Với đường lối kháng chiến toàn dân, toàn diện, trường kỳ, dựa vào sức mình là chính, vừa kháng chiến, vừa kiến quốc, Đảng đã lãnh đạo nhân dân ta vượt qua mọi khó khăn, giành thắng lợi trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược.
c) Đảng lãnh đạo nhân dân ta tiến hành đồng thời hai nhiệm vụ chiến lược (1954 - 1975):
- Một là, tiến hành cách mạng xã hội chủ nghĩa ở miền Bắc, xây dựng miền Bắc thành căn cứ địa vững mạnh của cách mạng cả nước.
- Hai là, tiến hành cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân ở miền Nam, chống đế quốc Mỹ và bè lũ tay sai, giải phóng miền Nam, thực hiện thống nhất nước nhà.
=> Trải qua 21 năm chiến đấu kiên cường, dưới sự lãnh đạo của Đảng, quân và dân ta đã vượt qua mọi khó khăn, gian khổ hy sinh, hoàn thành thắng lợi cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước, giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.
3. Đảng lãnh đạo sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội và bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa (từ năm 1975 đến nay)
- Kinh tế tăng trưởng ra khỏi tình trạng kém phát triển. Nông nghiệp phát triển liên tục. Giá trị sản xuất công nghiệp bình quân hàng năm tăng. Hệ thống kết cấu hạ tầng, các ngành dịch vụ, xuất nhập khẩu đều phát triển.
- Văn hoá, xã hội có những tiến bộ; đời sống nhân dân tiếp tục được cải thiện. Giáo dục đào tạo, khoa học công nghệ có chuyển biến tích cực. Các hoạt động văn hoá, văn nghệ, công tác chăm sóc sức khoẻ và những chính sách xã hội khác đều được coi trọng, đạt những kết quả to lớn.
- Tình hình chính trị - xã hội cơ bản được ổn định, sức mạnh về mọi mặt được tăng cường, độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ và chế độ xã hội chủ nghĩa được giữ vững.
- Quan hệ đối ngoại ngày càng được mở rộng, hội nhập quốc tế được tiến hành chủ động và đạt được nhiều kết quả, vị thế của nước ta trên trường quốc tế ngày càng được nâng cao.
- Công tác xây dựng Đảng được chú trọng, hệ thống chính trị được củng cố; quyền làm chủ của nhân dân trên các lĩnh vực được phát huy, một số chính sách và quy chế dân chủ của nhân dân được thực hiện tạo tiền đề để nước ta tiếp tục phát triển mạnh mẽ hơn trong giai đoạn mới.
III. NHỮNG TRUYỀN THỐNG QUÝ BÁU CỦA ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM
- Bản lĩnh chính trị vững vàng, kiên định mục tiêu lý tưởng cách mạng.
- Tinh thần độc lập, tự chủ và sáng tạo.
- Kiên định chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, nắm vững ngọn cờ độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội.
- Trung thành với lợi ích giai cấp, lợi ích dân tộc, gắn bó mật thiết với nhân dân.
- Kiên định nguyên tắc tập trung dân chủ trong tổ chức và hoạt động của Đảng.
- Giữ gìn đoàn kết nội bộ, đoàn kết quốc tế...
CÂU HỎI THẢO LUẬN
1. Phân tích hoàn cảnh ra đời và vai trò của lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc đối với sự thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam.
2. Từ khi ra đời tới nay, Đảng Cộng sản Việt Nam đã lãnh đạo nhân dân giành được những thắng lợi vĩ đại. Khái quát các thắng lợi vĩ đại trong 83 năm qua.
3. Phân tích những truyền thống quý báu của Đảng Cộng sản Việt Nam.
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Trà Đắc Nhân
Dung lượng: |
Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)