Bai 1 . kỹ thuật nuôi cá tra

Chia sẻ bởi Lê Thanh Cẩn | Ngày 18/03/2024 | 8

Chia sẻ tài liệu: bai 1 . kỹ thuật nuôi cá tra thuộc Sinh học

Nội dung tài liệu:

Trường Cao Đẳng Kinh Tế Kỹ Thuật Cần Thơ
Khoa: Kinh Tế Nông Ngiệp
Bộ Môn : Nuôi Trồng Thủy Sản
Bài Báo Cáo
Kỹ Thuật Nuôi Cá Tra Thương Phẩm
Nhóm :
Lê Thanh Cẩn
Lê Văn Tân
Nguyễn Hữu Danh
Huỳnh Mỹ Tiên
1. Giới Thiệu
Hiện nay cá tra nuôi phổ biên ở Đồng Bằng Sông Cửu Long vì loài cá này có giá trị kinh tế cao. Cá tra hiện nay đang được xuất khẩu nhiều nước trên thế giới. Mang lại nguồn lợi kinh tế lớn cho người nuôi.Giúp cải thiện cuộc sông của nhiều hộ gia đình.

Nuôi cá tra cần đòi hỏi kỹ thuật và nguồn vốn đầu tư cao. Vì vậy nắm rỏ kỹ thuật nuôi là điều rất cần thiết và quan trong tước khi tiến hành nuôi

.
Hình 1: Cá Tra
2. Đặt điểm sinh học
2.1 Phân loại
Cá tra là 1 trong các loài của họ cá Tra (Pagasiidae) có ở hạ lưu sông Mêkông (Cửu Long) địa phận Việt Nam.
  Theo hệ thống  phân loại, cá Tra được xếp như sau:
  Bộ cá Nheo (Siluormes)s)
   Họ cá tra (Pangasiidae)
loai ca tra (Pangasius hypothalmus)
2.2 Phân bố
Cá tra phân bố ở lưu vực sông Mê Kông, có  mặt ở cả 4 nước Lào, Việt Nam, Campuchia, Thái Lan. Ở Thái Lan còn gặp chúng ở lưu vực sông Mê Kông và Chao phraya.
Ở nước ta cá bột và cá giống vớt được chủ yếu trên sông Tiền, cá trưởng thành chỉ thấy trong các ao nuôi, rất ít khi tìm thấy trong tự nhiên.
 
     Cá thân dài, không vẩy, màu sắc đen xám trên lưng, bụng hơi bạc, miệng rộng, có 2 đuôi râu dài.
Cá sống chủ yếu trong nước ngọt, có thể sống được ở vùng nước hơi lợ (10 - 14 % độ muối), có thể chịu đựng được nước phèn với pH>=4 (pH dưới 4 thì cá bỏ ăn, bị sốc), ít chịu đựng được nhiệt độ thấp dưới 150C, chịu nóng tới
390C.
 
2.3 Đặt điểm hình thái cá
2.4. Đặt điểm dinh dưỡng
Cá hết noãn hoàn thì thích ăn mồi tươi sống, vì vậy chúng ăn thịt lẫn nhau ngay trong bể ấp, thậm chí cá vớt trên sông vẫn thấy chúng ăn nhau trong đáy vớt cá bột. Chúng ăn các loại phù động vật có kích thước vừa cỡ miệng của chúng.
Khi cá lớn, tính ăn tạp thiên về động vật và dễ chuyển đổi loại thức ăn. Trong ao nuôi cá Tra có khả năng thích nghi với nhiều loại thức ăn, kể cả thức ăn bắt buộc như: mùn, bã hữu cơ, cám, rau, phân hữu cơ, động vật đáy,…. 
2.5 Đặt điểm sinh trưởng
Cá trong tự nhiên, có thể sống trên 20 năm. Đã gặp cỡ cá trong tự nhiên 18 kg hoặc có  mẫu dài tới 1,8m. Trong ao nuôi cá bố mẹ cho đẻ đạt tới 25 kg ở cá 10 tuổi.
Nuôi trong ao 1 năm cá đạt 1 - 1,5 kg/con (năm đầu tiên), những năm về sau cá tăng trọng nhanh hơn, có khi đạt 5 - 6 kg/năm.
2.6. Đặc điểm sinh sản
Tuổi thành thục: Cá Tra đực thành thục ở tuổi thứ 2 và cá cái ở tuổi thứ 3 trlên.    
Ở thời kì thành thục, tuyến sinh dục ở cá đực phát triển lớn gọi là buồng tinh, ở cá cái gọi là buồng trứng.
    Số lượng trứng đếm được trong buồng trứng của cá ta gọi là sức sinh sản tuyệt đối. Sức sinh sản tuyệt đối của cá Tra có thể từ 200.000 đến vài triệu trứng.
3. Kỹ Thuật Nuôi Cá Tra Thương Phẩm
3.1. Chuẩn bị Cải Tạo ao
      Ao nuôi cá tra có diện tích từ  500 m2 trở lên, có độ sâu nước 1,5-2m, bờ ao chắc chắn và cao hơn mực nước cao nhất trong năm. Cần thiết kế cống để chủ động cấp thoát nước dễ dàng cho ao. Trước khi thả cá phải thực hiện các bước chuẩn bị sau:
Tháo cạn hoặc tát cạn ao, bắt hết cá trong ao. Dọn sạhc rong, cỏ dưới đáy ao và bờ ao.
Vét bớt bùn lỏng đáy ao, chỉ  để lại lớp bùn đáy dày 0,2-0,3 m.
Lấp hết hang hốc, lỗ mọi và tu sửa lại bờ, mái bờ ao.
Bờ ao phải kiên cố và cao hơn mực nước trong năm, độ nghiêng của bờ ao 30 – 400 cm để tránh sạt lở.
Diệt trừ cá tạp, cá dữ bằng cách dùng rễ cây thuốc cá, liều lượng 10kg/1000m3, ngâm rễ cây thuốc cá trong nước 8 – 10 giờ rồi giã vắt lấy nước và tạt đều khắp ao vào lúc trời nắng.





Sau khi diệt cá tạp xong tiến hành bón vôi, lượng vôi cần bón tùy thuộc vào độ pH đất. Vôi được rải đều khắp ao, bờ,…
Bảng 1: lượng vôi bón dựa vào nồng độ pH đất
Hình 2 : bón vôi cải tao ao
• Phơi ao 2 – 4 ngày tiến hành bơm nước.
Bơm nước: nước cấp vào ao phải qua túi lọc để ngăn ngừa địch hại
Xử lý nước: dùng thuốc sát khuẩn để xử lý nước ao nuôi trước khi thả nuôi.
Gây màu nước :
- Urea: 2 – 5 kg/100m3.
Phân chuồng để hoai 20 kg/100m3.
Khoảng 5 ngày trước khi lên màu xanh lá chuối non thì tiến hành thả giống.



3.2 Thả Cá
3.2.1 Chọn Con Giống
Cá đồng đều kích cỡ
Màu sắc tươi sáng
Hoạt động bơi lội nhanh nhẹn
Không bị xây sát
Kích cỡ cá giống 10 – 14 cm
Cá giống không có dấu hiệu bệnh lí
Mật độ cá thả trong ao đất từ 30 – 60 con/m2



Hinh 3 : Cá Giống
3.2.2. Cách thả cá
Thả giống khi trời mát và đầu hướng gió, trước khi thả giống nên tắm qua nước muối 8 – 10% trong vòng 5 phút để sát khuẩn.
. Khi thả cá phải thả từ từ để cá thích nghi với môi trường mới, tốt nhất là ngâm túi cá giống trong nước khoảng 15 – 20 phút rồi mới thả (nếu vận chuyển bằng túi oxy).
4. Quản lí chăm sóc
4.1. Quản lí ao nuôi
Hàng ngày phải theo dõi các yếu tố môi trường
Kiểm tra, quan sát ao để kịp thời xử lý các hiện tượng bất thường như rò rỉ nước, sụt lở bờ…
Theo dõi thường xuyên các hoạt động bơi lội và bắt mồi của cá để nhanh chóng xác định nguyên nhân và xử lý kịp thời.
• Thường xuyên thay nước cho cá, mỗi lần thay khoảng 20 – 30% lượng nước ao. Thay nước vào lúc triều cường. Định kỳ sử dụng các loại vôi, chế phẩm sinh học để xử lý và ổn định môi trường ao nuôi
Mỗi tháng kiểm tra tốc độ tăng trưởng của cá 1 – 2 lần, bắt ngẫu nhiên 20 – 30 cá thể để xác định kích thước, trọng lượng trung bình, đồng thời kiểm tra tình trạng sức khỏe của cá.
4.2 quản lí thức ăn
Mỗi tháng kiểm tra tốc độ tăng trưởng của cá 1 – 2 lần, bắt ngẫu nhiên 20 – 30 cá thể để xác định kích thước, trọng lượng trung bình, đồng thời kiểm tra tình trạng sức khỏe của cá.
Trong hai tháng đầu tiên nhu cầu đòi hỏi của cá nhỏ về đạm chất cao, tối thiểu là 30%, giai đoạn tiếp theo sẽ giảm dần.
• Số lượng thức ăn hàng ngày thay đổi theo cỡ cá và sức ăn của cá.
Bảng 2: Nhu cầu protêin của cá theo giai đoạn
4.3 Cho cá ăn
• Khi cho ăn cần theo 4 định :
Định số lượng thức ăn
Định chất lượng thức ăn
Định địa điểm cho ăn
Định thời gian cho ăn
• Cách cho cá tra ăn
Cá tra là loài ăn đớp và ăn tập trung trong ao ta có thể cho cá ăn ở một nơi cố định hoặc chia thanh nhiều điểm cố định để cho ăn
cũng có thể dùng xuồng chở và rãi thức ăn cho điều ao
Hinh 4 : Cho cá ăn tập trung
Hinh 5 : cho cá ăn bằng cách rãi điều ao
• Khi nuôi cá tra thương phẩm nên sử dụng thức ăn công ngiệp để cá có sức tăng trưởng nhanh.
Khi cho cá ăn cần thường xuyên bổ sung vitamin, khóang và men tiêu hóa cho cá đẻ tăng sức đề kháng và hấp thu thức ăn tốt hơn

5. Một Số Bệnh Thường Gặp, Biện Pháp Phòng Trị Bệnh Và Phòng Trừ Địch Hại Trong Quá Trình Nuôi.
5.1 Các biện pháp phòng bệnh tổng hợp.
Chọn mua cá giống chất lượng cao, không mua cá bị bệnh. Tắm cá bằng nước muối để phòng bệnh trước khi thả.
Cho cá ăn đầy đủ số lượng và chất lượng để nâng cao sức đề kháng của cá.
Bón vôi và treo túi vôi đầu nguồn nước cấp để phòng bệnh cho cá.

• Duy trì các yếu tố môi trường thích hợp cho sự phát triển của cá nuôi. Chủ động nguồn nước để thay khi môi trường nuôi bị ô nhiễm.
• Dùng một số hóa chất diệt khuẩn thường
xuyên dể hạn chế bệnh kí sinh trên cá
5.2. Một Số Bệnh Thường Gặp
5.2.1. Bệnh gan thận mủ
• Tác nhân : Do vi khuẩn Edwardsiella ictaluri gây ra. 
• Triẹu chứng : Cá gầy mắt hơi lồi, cá bệnh nặng bỏ ăn bơi lờ đờ trên mặt nước và tỷ lệ chết cao, dấu hiệu bên ngoài không rõ ràng, xuất hiện nhiều đốm trắng đục trên gan, thận và tỳ tạng. 
• Phòng trị :
: Thay 50% lượng nước và bón vôi 4 - 6kg/100m3 nước. Dùng 1 trong 3 loại kháng sinh sau florphenicol, doxycyclin. Liều dùng 0,5-1g/1kg thức ăn. Có thể bổ sung thêm Vitamin C để tăng cường sức đề kháng cho cá. 


Hình 6 : Gan thận mủ trên cá tra
5.2.2. Bệnh Phù Mắt
• Tác nhân : Do vi khuẩn Aeromonas sobria gây ra. 
• Triệu chứng : Cá nhiễm bệnh sẽ bơi lờ đờ trên mặt nước, mắt xuất huyết và xưng nặng. 
• phòng tri : Thay 50% lượng nước và bón vôi 4 - 6kg/100m3 nước. Có thể dùng thuốc giống như tri bệnh xuất huyết. 
Hình 7 : Bệnh phù mắt
5.2.3. Bệnh xuất huyết
Tác nhân : Do vi khuẩn Aeromonas hydrophyla gây ra. 

Triêu chứng : Xuất hiện những đốm đỏ quanh miệng, nắp mang và bụng, hậu môn sưng lồi, bụng trương to và có chứa dịch màu vàng hoặc màu đỏ bầm. 
• Điều trị
Oxytetracyline: 55 - 77 mg/kg thể trọng cá nuôi, cho ăn 7 - 10 ngày, nên hạn chế sử dụng. 

Kanamycin: 50 mg/kg cá nuôi, cho ăn 7 ngày

Nhóm Sulfamid: 150 – 200mg/kg thể trọng đàn cá, cho ăn 10 - 20 ngày.


Hình 8 : Cá bệnh xuất huyết ( đốm đỏ
5.2.4. Bệnh gạo

Tác nhân :do thích bào tử trùng Myxosporea và vi bào tử trùng Microspora.
Triệu chứng : bệnh "gạo" không có dấu hiệu bệnh lý rõ ràng, chỉ thấy cá chết rải rác hàng ngày. Ở những mẫu cá nhiễm "gạo" nặng thường có dấu hiệu bệnh do vi khuẩn (gan thận mủ, xuất huyết, vàng da...)  và vùng da bụng bị thủng lỗ nhỏ li ti hoặc có một số lỗ rất lớn. Tuy nhiên các cơ quan nội tạng bình thường và ở một số ít cá bệnh có dịch mật nhạt màu. Kích thước bàng nang dao động từ 0.5-3 mm tùy theo kích cỡ cá, đôi khi tạo thành những hốc to hơn 3mm chứa đầy dịch màu trắng sữa( dễ vỡ) ở cá có trọng lượng lớn hơn 500gram, các bào nang có thể được tìm thấy bằng  mắt thường,.
Hình 9 : Bệnh Gạo
5.2.5. Bệnh trùng bánh xe

Tác nhân : Do trùng Ichthyophthyrius multicifillis ký sinh trên da, mang và vây
Triệu chứng : Da, mang và vây cá có nhiều nhớt màu sắc nhợt nhạt, cá bệnh nặng có thể thấy trùng bám thành các hạt lấm tấm nhỏ màu trắng đục. Cá bệnh nổi đầu từng đàn trên mặt nước, bơi lờ đờ yếu ớt, thường tập trung chỗ nước mới. 
Phòng trị bệnh : Phòng và trị bệnh: Dùng Formol với liều lượng 25 - 30ml/m3, sau 3 ngày thay 75% nước và trị bằng formol thêm lần nữa. 


Hình 9 : trùng quả dưa và cá mắt bệnh
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Lê Thanh Cẩn
Dung lượng: | Lượt tài: 1
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)