Bài 1. Khái niệm lập trình và ngôn ngữ lập trình

Chia sẻ bởi Đoàn Phan Kim Lài | Ngày 25/04/2019 | 93

Chia sẻ tài liệu: Bài 1. Khái niệm lập trình và ngôn ngữ lập trình thuộc Tin học 11

Nội dung tài liệu:

Tiết PPCT: 1
Bài 1: KHÁI NIỆM LẬP TRÌNH VÀ NGÔN NGỮ LẬP TRÌNH

Ngày soạn: 18/8/2013 Ngày dạy : 21/8/2013 Tuần : 1
I. MỤC TIÊU:
Kiến thức:
- Biết được khái niệm lập trình
- Hiểu khả năng ngôn ngữ lập trình bậc cao, phân biệt được với ngôn ngữ máy và hợp ngữ
Kĩ năng:
- Hiếu ý nghĩa và nhiệm vụ của chương trình dịp, phân biệt được biên dịch và thông dịch
Thái độ:
- Tạo thái độ ham thích tìm hiểu lập trình.
II. CHUẨN BỊ:
Giáo viên: – Giáo án, tranh ảnh,
Học sinh: – Sách giáo khoa, vở ghi.
– Đọc bài trước.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
1. Ổn định tổ chức: Kiểm tra sĩ số lớp.
2. Kiểm tra bài cũ:
Ở lớp 10 ta đã học mấy cách mô tả thuật toán?
( Có 3 cách mô tả thuật toán:
Mô tả bằng ngôn ngữ tự nhiên.
Mô tả bằng sơ đồ khối.
- Mô tả bằng ngôn ngữ lập trình
3. Bài mới:

Nội dung
Hoạt động của Giáo viên
Hoạt động của HS

Khái niệm :

Ví dụ: Cho biết bán kính đường tròn là r. Tính chu vi và diện tích hình tròn






Lập trình là sử dụng cấu trúc dữ liệu và các câu lệnh của ngôn ngữ lập trình cụ thể để mô tả dữ liệu và diễn đạt các thao tác của thuật toán.

+ Em hãy xác định Input, Output của bài toán?
+ Nêu thuật toán để giải bài toán?




+ Nếu trình bày thuật toán này với người nước ngoài em dùng ngôn ngữ nào?
+ Nếu diễn đạt thuật toán này cho máy hiểu, em sẽ dùng ngôn ngữ nào?
Diễn giải: hoạt động để diễn đạt một thuật toán thông qua một ngôn ngữ lập trình được gọi là lập trình.
+ Input: bán kính r.
Output: chu vi, diện tích
+Thuật toán:
Bước 1: nhập r
Bước2: C=2*3.14*r ; S=3.14*r2;
Bước 3: đưa S, C ra màn hình.

+Ngôn ngữ Tiếng Anh


+ Ngôn ngữ lập trình






Thông dịch và biên dịch

Chương trình dịch là chương trình đặc biệt có chức năng chuyển chương trình được viết bằng ngôn ngữ lập trình bậc cao thành chương trình chạy được trên máy tính.
Chương trình nguồn



Chương trình đích

Thông dịch
B1: Kiểm tra tính đúng đắn của câu lệnh tiếp theo trong chương trình nguồn.
B2: Chuyển lệnh đó thành ngôn ngữ máy.
B3: Thực hiện các câu lệnh vừa được chuyển đổi.
Biên dịch:
B1: Duyệt, phát hiện lỗi, kiểm tra tính đúng đắn của các câu lệnh trong chương trình nguồn.
B2: Dịch toàn bộ chương trình nguồn thành một chương trình đích có thể thực hiện trên máy và có thể lưu lại.
+ Ở lớp 10 các em đã được học mấy loại ngôn ngữ lập trình? Đó là ngôn ngữ nào?
+ Ngôn ngữ máy là gì?


+Ngôn ngữ lập trình bậc cao là gì?

+ Theo các em chương trình được viết bằng ngôn ngữ bậc cao và chương trình được viết bằng ngôn ngữ máy khác nhau như thế nào?




+Vì sao không lập trình trên ngôn ngữ máy để khỏi mất công chuyển đổi khi lập trình với ngôn ngữ bậc cao?
Như vậy để lập trình được dễ dàng hơn thì ta dùng ngôn ngữ bậc cao. Vậy khi dùng ngôn ngữ bậc cao thì ta phải dùng một chương trình dịch để chuyển đổi nó về ngôn ngữ máy.
Chương trình dùng ngôn ngữ lập trình bậc cao gọi là chương trình nguồn, chương trình sau khi chuyển đổi thành ngôn ngữ máy gọi là chương trình đích.

+ 3 ngôn ngữ lập trình là Ngôn ngữ máy, hợp ngữ và ngôn ngữ bậc cao

+ Là ngôn ngữ được mã hóa bằng các bit 0-1 mà máy tính hiểu và thực hiện được.
+ Là ngôn ngữ gần gũi với người lập trình.

+ Chương trình viết bằng ngôn ngữ máy có thể nạp trực tiếp vào bộ nhớ và thực hiện ngay.
Chương trình viết bằng ngôn ngữ lập trình bậc cao phải được chuyển đổi thành chương trình trên ngôn ngữ máy thì mới thực hiện được.

+ Ngôn ngữ bậc cao dễ viết, dễ hiểu. Ngôn ngữ máy khó viết.


4.Củng cố:
Khái niệm lập trình và ngôn ngữ lập trình.
Các ngôn
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Đoàn Phan Kim Lài
Dung lượng: | Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)