Bài 1. Khái niệm lập trình và ngôn ngữ lập trình

Chia sẻ bởi Đặng Hữu Hoàng | Ngày 10/05/2019 | 161

Chia sẻ tài liệu: Bài 1. Khái niệm lập trình và ngôn ngữ lập trình thuộc Tin học 11

Nội dung tài liệu:

TRẦN HỮU TRANG
TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG

TIN HỌC 11
Đặng Hữu Hoàng
BÀI 1
KHÁI NIỆM LẬP TRÌNH

NGÔN NGỮ LẬP TRÌNH
Thời gian 1 tiết
BÀI TOÁN TÌM NGHIỆM CỦA PHƯƠNG TRÌNH BẬC HAI ax2 + bx = c (a ≠ 0)
THUẬT TOÁN
B1: Nhập a, b, c;
B2: Tính  = b2 – 4ac;
B3: Nếu  < 0  PT vô nghiệm  B6;
B4: Nếu  = 0  PT có nghiệm kép x = -b/2a  B6;
B5: Nếu  > 0  PT có hai nghiệm x1, x2 = (-b   )/2a  B6;
Cách 1 : Liệt kê các bước
B6: Kết thúc .
* INPUT : Các hệ số a, b, c ;
* OUTPUT : Nghiệm của phương trình
đ
B1
B2
B3
B4
B5
s
đ
BÀI TOÁN TÌM NGHIỆM CỦA PHƯƠNG TRÌNH BẬC HAI ax2 + bx = c (a ≠ 0)
SƠ ĐỒ THUẬT TOÁN
B6
s
Để diễn đạt thuật toán “Tìm nghiệm của phương trình bậc hai” cho máy hiểu, em sẽ dùng ngôn ngữ nào?
Cần diễn tả thuật toán bằng một ngôn ngữ mà máy tính hiểu và thực hiện được . Ngôn ngữ đó gọi là ngôn ngữ lập trình
Khái niệm về lập trình?
Lập trình là sử dụng cấu trúc dữ liệu và các câu lệnh của ngôn ngữ lập trình, để mô tả dữ liệu và diễn đạt các thao tác của thuật toán
Kết quả của hoạt động lập trình: một chương trình
NGÔN NGỮ LẬP TRÌNH
Có những loại ngôn ngữ lập trình nào?
* Ngôn ngữ máy
* Hợp ngữ
* Ngôn ngữ bậc cao
Phân biệt ngôn ngữ bậc cao với ngôn ngữ lập trình khác ở những nội dung nào?
* Chương trình viết bằng ngôn ngữ lập trình bậc cao không phụ thuộc vào loại máy.
* Phải được dịch sang ngôn ngữ máy mới thực hiện được.
* Cần phải có chương trình dịch để chuyển chương trình viết bằng ngôn ngữ lập trình bậc cao sang ngôn ngữ máy để máy có thể thi hành được.
Làm thế nào để chuyển chương trình viết bằng ngôn ngữ bậc cao sang ngôn ngữ máy?
CHƯƠNG TRÌNH DỊCH
Là chương trình có chức năng chuyển đổi chương trình được viết bằng ngôn ngữ lập trình bậc cao thành chương trình thực hiện được trên máy tính.
Chương trình nguồn
Chương trình dịch
Chương trình đích
Chương trình dịch có hai loại:
* Thông dịch (Interpreter)
* Biên dịch (Compiler)
THÔNG DỊCH (Interpreter)
Thông dịch là việc lặp đi lặp lại các bước sau:
* Kiểm tra tính đúng đắn của câu lệnh tiếp theo trong chương trình nguồn.
* Chuyển đổi câu lệnh đó thành một hay nhiều câu lệnh tương ứng trong ngôn ngữ máy.
* Thực hiện các câu lệnh vừa chuyển đồi.
BIÊN DỊCH (Compiler)
Biên dịch được thực hiện qua hai bước sau:
* Duyệt, phát hiện lỗi, kiểm tra tính đúng đắn của các câu lệnh trong chương trình nguồn.
* Dịch toàn bộ chương trình nguồn thành chương trình đích có thể thực hiện trên máy và có thể lưu trữ để sử dụng lại khi cần thiết.
DẶN DÒ
1. Trả lời câu hỏi 1, 2, 3 _ trang 13 _ sách giáo khoa .
2. Thực hiện bài tập chương 1 _ trang 5, 6, 7, 8_Sách bài tập
3. Xem trước §2_ “ Các thành phần của ngôn ngữ lập trình “ _Trang 9 _ Sách giáo khoa
4. Xem bài đọc thêm 1_ Trang 6 _ Sách giáo khoa
Thực hiện tháng 8 năm 2007
E_mail: [email protected]
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Đặng Hữu Hoàng
Dung lượng: | Lượt tài: 2
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)