Bài 1. Khái niệm lập trình và ngôn ngữ lập trình
Chia sẻ bởi Trần Thái Xuân Hà |
Ngày 10/05/2019 |
75
Chia sẻ tài liệu: Bài 1. Khái niệm lập trình và ngôn ngữ lập trình thuộc Tin học 11
Nội dung tài liệu:
Chương 1
Một số khái niệm về lập trình và ngôn ngữ lập trình
Bài 1:
Khái niệm lập trình và ngôn ngữ lập trình
1. Lập trình
Một chương trình (program) là tập các câu lệnh (instruction) viết bằng một ngôn ngữ lập trình dùng để ra lệnh cho máy tính thực hiện các thao tác xử lý dữ liệu thành thông tin.
Lập trình là tiến trình tạo thành một chương trình.
2. Các bước lập trình
Xác định và làm rõ vấn đề (clarification): xác định đầu vào, kết xuất, các yêu cầu xử lý cần thiết.
Lên phương án giải quyết (design): sử dụng các công cụ mô hình hoá để lên sơ đồ vấn đề cần giải quyết.
Viết chương trình (coding): sử dụng một ngôn ngữ lập trình để viết chương trình.
3. Ngôn ngữ lập trình:
Một ngôn ngữ nhân tạo bao gồm các từ vựng cố định và một tập các quy tắc (gọi là syntax-cú pháp) dùng để lập ra các chỉ lệnh cho máy tính.
Hầu hết các chương trình đều được viết bằng cách sử dụng một trình biên tập văn bản hoặc trình xử lý để soạn ra mã nguồn (source code)
Mã nguồn sẽ được biên dịch (compile) hoặc thông dịch (interprete) sang ngôn ngữ máy (machine code) cho máy tính có thể hiểu và thực hiện.
Có nhiều loại ngôn ngữ lập trình, và hầu hết các nhà khoa học về máy tính đều đồng ý rằng không có một ngôn ngữ duy nhất nào có đủ khả năng đáp ứng cho các yêu cầu của tất cả các lập trình viên.
Ví dụ: viết chương trình giải phương trình bậc I: AX+B=0
Bước 1:
Xác định đầu vào: 2 số thực A,B.
Xác định đầu ra: nghiệm của phương trình.
Yêu cầu: Phải kiểm điều kiện A≠0, tính nghiệm.
Bước 2: Lên sơ đồ
Chương trình Pascal
Chương trình C
4. Chương trình dịch:
Có 2 loại: Trình thông dịch và trình biên dịch:
Trình thông dịch (interpreter):
“Dịch” bằng trình thông dịch (interpreter): bộ “dịch” chuyển từng dòng lệnh trong chương trình viết bằng ngôn ngữ bậc cao thành ngôn ngữ máy và thực hiện từng lệnh ngay khi dịch xong lệnh đó.
VD: BASIC là ngôn ngữ sử dụng cơ chế “thông dịch”
Trình biên dịch (Compiler):
“Dịch” bằng trình biên dịch (compiler): bộ “dịch” chuyển toàn bộ chương trình viết bằng ngôn ngữ bậc cao thành ngôn ngữ máy trước khi máy tính có thể thực hiện chương trình.
VD: COBOL, FORTRAN, C, Pascal là các ngôn ngữ sử dụng cơ chế “biên dịch”
Một số khái niệm về lập trình và ngôn ngữ lập trình
Bài 1:
Khái niệm lập trình và ngôn ngữ lập trình
1. Lập trình
Một chương trình (program) là tập các câu lệnh (instruction) viết bằng một ngôn ngữ lập trình dùng để ra lệnh cho máy tính thực hiện các thao tác xử lý dữ liệu thành thông tin.
Lập trình là tiến trình tạo thành một chương trình.
2. Các bước lập trình
Xác định và làm rõ vấn đề (clarification): xác định đầu vào, kết xuất, các yêu cầu xử lý cần thiết.
Lên phương án giải quyết (design): sử dụng các công cụ mô hình hoá để lên sơ đồ vấn đề cần giải quyết.
Viết chương trình (coding): sử dụng một ngôn ngữ lập trình để viết chương trình.
3. Ngôn ngữ lập trình:
Một ngôn ngữ nhân tạo bao gồm các từ vựng cố định và một tập các quy tắc (gọi là syntax-cú pháp) dùng để lập ra các chỉ lệnh cho máy tính.
Hầu hết các chương trình đều được viết bằng cách sử dụng một trình biên tập văn bản hoặc trình xử lý để soạn ra mã nguồn (source code)
Mã nguồn sẽ được biên dịch (compile) hoặc thông dịch (interprete) sang ngôn ngữ máy (machine code) cho máy tính có thể hiểu và thực hiện.
Có nhiều loại ngôn ngữ lập trình, và hầu hết các nhà khoa học về máy tính đều đồng ý rằng không có một ngôn ngữ duy nhất nào có đủ khả năng đáp ứng cho các yêu cầu của tất cả các lập trình viên.
Ví dụ: viết chương trình giải phương trình bậc I: AX+B=0
Bước 1:
Xác định đầu vào: 2 số thực A,B.
Xác định đầu ra: nghiệm của phương trình.
Yêu cầu: Phải kiểm điều kiện A≠0, tính nghiệm.
Bước 2: Lên sơ đồ
Chương trình Pascal
Chương trình C
4. Chương trình dịch:
Có 2 loại: Trình thông dịch và trình biên dịch:
Trình thông dịch (interpreter):
“Dịch” bằng trình thông dịch (interpreter): bộ “dịch” chuyển từng dòng lệnh trong chương trình viết bằng ngôn ngữ bậc cao thành ngôn ngữ máy và thực hiện từng lệnh ngay khi dịch xong lệnh đó.
VD: BASIC là ngôn ngữ sử dụng cơ chế “thông dịch”
Trình biên dịch (Compiler):
“Dịch” bằng trình biên dịch (compiler): bộ “dịch” chuyển toàn bộ chương trình viết bằng ngôn ngữ bậc cao thành ngôn ngữ máy trước khi máy tính có thể thực hiện chương trình.
VD: COBOL, FORTRAN, C, Pascal là các ngôn ngữ sử dụng cơ chế “biên dịch”
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Trần Thái Xuân Hà
Dung lượng: |
Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)