Bài 1. Giao tiếp, văn bản và phương thức biểu đạt

Chia sẻ bởi Nguyễn Hương Quynh | Ngày 21/10/2018 | 27

Chia sẻ tài liệu: Bài 1. Giao tiếp, văn bản và phương thức biểu đạt thuộc Ngữ văn 6

Nội dung tài liệu:

Người thực hiện
Giáo viên: Nguyễn Thị Dung
Trường THCS Phùng chí kiên
Bài giảng ngữ văn 6
Tiết 4
GIAO TIẾP, VĂN BẢN
VÀ PHƯƠNG THỨC BIỂU ĐẠT
I.TÌM HIỂU CHUNG VỀ VĂN BẢN VÀ PHƯƠNG THỨC BIỂU ĐẠT

1. Văn bản và mục đích giao tiếp

Trong cuộc sống khi có một tư tưởng, tình cảm, nguyện vọng mà cần biểu đạt cho mọi người biết thì em làm thế nào ?
Khi muốn biểu đạt tư tưởng, tình cảm, nguyện vọng ấy một cách đầy đủ, trọn vẹn cho người khác hiểu thì em phải làm như thế nào ?
Câu ca dao sáng tác để làm gì? Muốn nói lên vấn đề gì ?
Hai câu liên kết với nhau như thế nào ? Như thế đã diễn đạt trọn vẹn một ý chưa ?
Câu ca dao đó đã có thể coi là 1 văn bản chưa ?
- Sẽ nói hay viết.
- Phải tạo lập văn bản.
- Là một văn bản.
Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Nguyễn Vinh Hiển.
phát biểu trong lễ khai giảng năm học
Lời phát biểu của
thầy cô� trong lễ
khai giảng năm
học có phải là
văn bản không ?
Vì sao ?
Bức thư đoạt giải nhất Việt Nam
Cuộc thi viết thư Quốc tế UPU lần thứ 39 năm 2010

Đà Nẵng, ngày 20 tháng 11 năm 2009
Đạo diễn Trương Nghệ Mưu kính mến!

Khi gửi lá thư này đi, cháu cứ mong từng ngày nó sớm đến được tay ông. Rồi cháu lại lo rằng khi nhìn thấy địa chỉ lạ hoắc: “Người gửi: Hồ Thị Hiếu Hiền - Việt Nam” không biết ông có giở thư ra đọc hay không? Ông ơi! Cháu mong ông bớt chút thời giờ vàng ngọc để lắng nghe tâm sự của cháu, biết đâu ông sẽ thấy trong đó một điều gì lớn lao hơn tình cảm thông thường của người hâm mộ dành cho thần tượng.
Thưa ông, cháu mới có ý định viết thư cho ông sau khi trường cháu phát động Cuộc thi Viết thư Quốc tế UPU lần thứ 39 về đề tài phòng chống căn bệnh AISD. Để cho bài viết của mình có cơ sở thực tế, cháu đã đi tìm hiểu một số đối tượng xem mọi người hiểu biết và phòng chống AIDS như thế nào.
{ … } Chao ơi, bao nhiêu con người là bấy nhiêu số phận. Tất cả những yêu thương, đau xót, bạc bẽo, dại khờ cùng những hiểu biết cặn kẽ về cách thức phòng tránh AIDS sẽ được cháu chuyển tải vào phim một cách nhẹ nhàng mà sâu sắc. Cháu hy vọng, với sức ám ảnh đặc biệt, những bộ phim này sẽ vào trong đốt lửa lòng người, xoa dịu nỗi đau, xóa đi mặc cảm và thức tỉnh lương tri của những người còn thờ ơ trước căn bệnh này.
Nhưng ông ạ, cháu thì “lực bất tòng tâm” cháu nghĩ chỉ có ông mới có thể giúp cháu biến những ước mơ này thành hiện thực để cứu lấy nhân loại. Vì vậy, cháu rất mong được ông lắng nghe và thấu hiểu.
Kính thư!

HỒ THỊ HIẾU HIỀN
(Lớp 6/9, trường THCS Tây Sơn, Quận Hải Châu, TP. Đà Nẵng)



Bức thư em
viết cho bạn
bè, người
Thân có phải
là1 văn bản
không ?
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do – Hạnh phúc


Hải Phòng, ngày...... tháng .... .năm.....
ĐƠN XIN HỌC

Kính gửi: - Sở Giáo dục và Đào tạo Hải Phòng.
- Hiệu trưởng trường THPT.... (nơi chuyển đến)
- Hiệu trưởng trường THPT... ( nơi đã hoặc đang học)
Tên em là:.................................................................................................................................
Sinh ngày...............tháng..............năm ................... Tại..............................................................
Hộ khẩu thường trú tại: ...............................................................................................................
Em làm đơn đề nghị với các quý ban một việc như sau:
Trình bày lý do và nguyện vọng xin học lại tại lớp đầu cấp THPT :
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................

Em làm đơn này kính đề nghị với các quý Sở Giáo dục và Đào tạo, các trường THPT
cho em được vào học lại lớp đầu cấp THPT tại trường THPT.......................................................
năm học...........................
Kính mong Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo Tỉnh ( thành phố nơi đến).......................,
Sở Giáo dục và Đào tạo Hải Phòng cùng Ban Giám hiệu hai trường THPT ( nơi đến và
nơi đi) ............................... xét và giải quyết cho em được đi học lại tại trường (nơi đến) .....
Em xin trân trọng cám ơn.
Người làm đơn
Xác nhận của UBND xã, phường (ký và ghi rõ họ tên)
v/v thực hiện chính sách pháp luật tại địa phương
Những đơn xin
nghỉ học, bài
thơ, truyện cổ
tích câu đối,
thiếp mời đám
cưới có phải
đều là văn bản
không? kể thêm
những văn bản
mà em biết ?
GIAO TIẾP, VĂN BẢN
VÀ PHƯƠNG THỨC BIỂU ĐẠT
Tiết 4
I.TÌM HIỂU CHUNG VỀ VĂN BẢN VÀ PHƯƠNG THỨC BIỂU ĐẠT
1. Văn bản và mục đích giao tiếp
2. Kiểu văn bản và phương thức biểu đạt của văn bản
Lựa chọn kiểu văn bản và
phương thức biểu đạt phù
hợp với bảng mẫu sau ?
Truyện Tấm Cám
Tả dòng sông
Bày tỏ lòng yêu mến với người bà của em
Bình luận câu tục ngư:� "Học đi đôi với hành"
Giới thiệu về tác giả Hồ Chí Minh
Đơn xin nghỉ học
- Giao tiếp là hoạt động truyền đạt, tiếp nhận tư tưởng tình cảm bằng phương tiện ngôn ngữ.
- Văn bản là chuỗi lời nói miệng hay bài viết có
chủ đềthống nhất, có liên kết, mạch lạc vận
dụng phương thức biểu đạt phù hợp để thực hiện
mục đích giao tiếp.

* Ghi nhớ: SGK/17
- Có sáu kiểu văn bản thường gặp với các phương thức biểu đạt tương ứng: tự sự, miêu tả, biểu cảm, nghị luận, thuyết minh, hành chính công vụ. Mỗi kiểu văn bản có mục đích giao tiếp riêng.
Giao tiếp là gì ? Thế nào là văn bản ? Có mấy kiểu văn bản tương ứng với phương thức biểu đạt?
II. Luyện tập
Bài tập 1:
Các đoạn văn, thơ dưới đây thuộc phương thức biểu đạt nào ?
Bài 2 :
Là văn bản tự sự vì trình bày diễn biến các sự việc
Truyền thuyết con Rồng cháu Tiên thuộc kiểu văn bản nào ? Vì sao ?
Củng cố:
1. Giao tiếp là:
Hoạt động truyền đạt, tiếp nhận tư tưởng tình cảm bằng phương tiện ngôn ngữ.
B. Dùng chuỗi lời nói để trình bày một vấn đề.
C. Dùng văn bản đề truyền đạt thông tin.
D. Dùng lời nói, hay văn bản để đề xuất một vấn đề.
A
2. Văn bản là :
B. có chủ đề thống nhất, có liên kết, mạch lạc;
A. Chuỗi lời nói miệng hay bài viết;
C. Vận dụng phương thức biểu đạt phù hợp để
thực hiện mục đích giao tiếp.
D. Cả A, B, C đều đúng.
D
3. Có mấy kiểu văn bản đã học ứng với phương thức biểu đạt?
B. Boán
A. Ba
D. Saùu
C. Naêm
D
Hướng dẫn về nhà;
Học thuộc bài (ghi nhớ SGK/17).
Thế nào là văn tự sự, văn tự sự có tác dụng gì ?
- Soạn văn bản Thánh Gióng.
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Nguyễn Hương Quynh
Dung lượng: | Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)