Bài 1. Gen, mã di truyền và quá trình nhân đôi ADN

Chia sẻ bởi Hồ Đại Nghĩa | Ngày 27/04/2019 | 50

Chia sẻ tài liệu: Bài 1. Gen, mã di truyền và quá trình nhân đôi ADN thuộc Sinh học 12

Nội dung tài liệu:



Câu 2: Bằng chứng tiến hóa  nào được xem là bằng chứng có sức thuyết phục nhất?
A. Bằng chứng phôi sinh học so sánh. B. Bằng chứng giải phẫu học so sánh.
C. Bằng chứng địa lí. D. Bằng chứng tế bào học và sinh học phân tử.
Câu 4: Cơ quan tương đồng là những cơ quan:
A. có nguồn gốc khác nhau nhưng đảm nhiệm những chức phận giống nhau, có hình thái tương tự.
B. cùng nguồn gốc, nằm ở những vị trí tương ứng trên cơ thể, có kiểu cấu tạo giống nhau.
C. cùng nguồn gốc, đảm nhiệm những chức phận giống nhau.
D. có nguồn gốc khác nhau, nằm ở những vị trí tương ứng trên cơ thể, có kiểu cấu tạo giống nhau.
Câu 6: Theo ĐacUyn, nguồn nguyên liệu chủ yếu của chọn giống và tiến hoá là
A. những biến đổi đồng loạt của sinh vật theo một hướng xác định, tương ứng với điều kiện ngoại cảnh.
B. biến dị xuất hiện trong quá trình sinh sản của từng cá thể riêng lẻ, theo những hướng không xác định và được di truyền.
C. biến dị không di truyền.
D. biến dị đột biến.
Câu 8 :  Để tạo  dòng thuần nhanh nhất người ta dùng công nghệ tế bào nào?
A. Tạo giống bằng công nghệ nuôi cấy tế bào. B. Tạo giống bằng nuôi cấy hạt phấn.
C. Dung hợp tế bào trần. D. Tạo giống bằng tế bào xoma có biến dị.
Câu 9: Trong các phát biểu sau, phát biểu không đúng về tiến hoá nhỏ là
tiến hoá nhỏ là hệ quả của tiến hoá lớn.
quá trình tiến hoá nhỏ diễn ra trong phạm vi phân bố tương đối hẹp.
quá trình tiến hoá nhỏ diễn ra trong thời gian lịch sử tương đối ngắn.
tiến hoá nhỏ có thể nghiên cứu bằng thực nghiệm.
Câu 11: Điều không đúng về nhiệm vụ của di truyền y học tư vấn là
A. góp phần chế tạo ra một số loại thuốc chữa bệnh di truyền.
B. cung cấp thông tin về khả năng mắc các loại bệnh di truyền ở đời con của các gia đình đã có bệnh này.
C. cho lời khuyên trong việc kết hôn, sinh đẻ.
D. cho lời khuyên trong việc đề phòng và hạn chế hậu quả xấu của ô nhiễm môi trường.
Câu 13: Điều nào sau đây không thuộc quy trình tạo giống mới bằng phương pháp gây đột biến?
A. chọn lọc các cá thể đột biến có kiểu hình mong muốn. B. tạo dòng thuần chủng của thể đột biến.
C. xử lí mâu vật bằng tác nhân gây đột biến. D. lai thể đột biến với dạng mẫu ban đầu.
Câu 14: Ở một  loài thực vật: gen A qui định tính trạng quả tròn, gen a qui định tính trạng quả bầu dục, gen B qui định tính trạng quả ngọt, gen b qui định tính trạng quả chua (2 gen nằm trên cùng một NST). F1 lai phân tích được tỉ lệ ở con lai 15 cây quả tròn, ngọt : 15 cây quả bầu dục, chua : 5 cây quả tròn, chua : 5 cây quả bầu dục, ngọt. Kiểu gen của F1 và tần số hoán vị là:
A. với tần số hoán vị gen 25%. B. với tần số hoán vị gen 25% .
C. với tần số hoán vị gen 37,5% . D. với tần số hoán vị gen 37,5% .
Câu 15: Liệu pháp gen là
A. chữa trị các bệnh di truyền bằng cách phục hồi chức năng của các gen bị đột biến
B. phục hồi chức năng bình thường của tế bào hay mô, phục hồi sai hỏng di truyền.
C. nghiên cứu các giải pháp để sửa chữa hoặc cắt bỏ các gen gây bệnh ở người.
D. chuyển gen mong muốn từ loài này sang loài khác để tạo giống mới.
Câu 16: Ở một loài thực vật, alen A qui định thân cao trội hoàn toàn so với alen a quy định thân thấp; alen B qui định hoa đỏ trội hoàn toàn so với alen b qui định hoa vàng. Hai cặp gen này nằm trên cặp nhiễm sắc thể tương đồng số 1. Alen D qui định quả tròn trội hoàn toàn so với alen d quả dài, cặp gen Dd nằm trên cặp nhiễm sắc thể tương đồng số 2. Cho giao phấn giữa hai cây (P) đều thuần chủng được F1 dị hợp về 3 cặp gen trên. Cho F1 giao phấn với nhau thu được F2, trong đó cây có kiểu hình thân thấp, hoa vàng, quả dài chiếm tỉ lệ 4%. Biết rằng hoán vị gen xảy ra cả trong quá trình phát sinh giao tử đực và giao tử cái với tần số bằng nhau. Tính tỉ lệ cây có kiểu hình thân cao, hoa đỏ
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Hồ Đại Nghĩa
Dung lượng: | Lượt tài: 1
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)