Bài 1. Điện tích. Định luật Cu-lông

Chia sẻ bởi Phan Thị Kim Dung | Ngày 18/03/2024 | 7

Chia sẻ tài liệu: Bài 1. Điện tích. Định luật Cu-lông thuộc Vật lý 11

Nội dung tài liệu:

Về trang chủ (Home)
Về trang “Các nội dung trong BG”
Trở về trang liền trước (Previous slide)
Trở về trang liền sau (Next slide)
Bài giảng điện tử
Đ13. Định luật Culông
Các nút điều khiển trong bài giảng
Các nội dung trong bài giảng
A. Bài cũ
B. Đặt vấn đề
C. Bài mới
1. Định luật Culông
2. Tương tác của các điện tích đứng yên
D. Củng cố
E. Một số hình mô hình cân xoắn Culông
Bài cũ
1. Nêu một số hiện tượng nhiễm điện trong đời sống, kỹ thuật. Tại sao khi cầm một thanh kim loại trong tay rồi cọ xát nó vào len dạ thì không thấy nó nhiễm điện.
2. Phát biểu định luật bảo toàn điện tích. Nêu thí dụ về sự bảo toàn điện tích trong một vài hiện tượng điện.
Đặt vấn đề
Ta đã biết rằng trong tự nhiên tồn tại hai loại điện tích (điện tích âm và điện tích dương). Các điện tích cùng dấu thì đẩy nhau, khác dấu thì hút nhau. Hay nói cách khác các điện tích cùng dấu tương tác với nhau bằng lực đẩy, các điện tích khác dấu tương tác với nhau bằng lực hút. Vậy lực tương tác giữa chúng có cường độ như thế nào? Và trong các môi trường khác nhau thì lực tương tác đó có như nhau không?
1. Định luật Culông
a. Thí nghiệm:
Dụng cụ: Gồm một cân xoắn có cấu tạo như hình vẽ.
Tiến hành: Cho hai quả cầu tương tác với nhau  lực tương tác giữa 2 điện tích (coi là 2 điện tích điểm) trên hai quả cầu được đo bằng góc xoắn của dây treo.
b. Định luật: Lực tương tác giữa hai điện tích điểm đứng yên trong chân không tỉ lệ với tích độ lớn các điện tích và tỉ lệ nghịch với bình phương khoảng cách giữa chúng. Lực tương tác có phương trùng với đường thẳng nối hai điện tích.


Biểu thức định luật:


q1, q2: độ lớn của hai điện tích điểm, r: khoảng cách giữa hai điện tích, k là hệ số tỉ lệ, trong hệ SI:


Định luật Culông trong hệ SI:

Sự tương tác giữa hai điện tích (Mô phỏng)
2. Tương tác của các điện tích đứng yên trong điện môi đồng chất
Quan sát thí nghiệm và nhận xét (Xem)
Lực tương tác giữa các vật mang điện phụ thuộc vào môi trường xung quanh chúng.
* Các thí nghiệm đã chứng tỏ: ở một khoảng cách nhất định lực tương tác giữa hai điện tích đặt trong điện môi đồng chất nhỏ hơn lực tương tác giữa chúng trong chân không  lần.
Biểu thức ĐL culông trong điện môi đồng chất


(: hằng số điện môi, trong chân không  = 1)

Chú ý: Biểu thức chỉ áp dụng một cách chính xác cho trường hợp điện môi đồng chất. (Bảng h.số điện môi)
C. Củng cố
1. Nêu sự giống nhau và khác nhau giữa định luật Culông và định luật vạn vật hấp dẫn.
2. Đưa một quả cầu nhẹ bằng bần đến đặt sát bên một chiếc đũa đã nhiễm điện, sau đó quả cầu bị đẩy ra xa chiếc đũa. Giải thích hiện tượng?
3. Trong trường hợp nào thì khi đưa hai vật tích điện cùng dấu lại gần nhau, lực đẩy giữa chúng giảm đến không.
4. Hướng dẫn và ra bài tập về nhà.
Bảng hằng số điện môi của một số chất
Tương tác giữa hai điện tích
Điện tích điểm: là vật mang điện có kích thước rất nhỏ so với khoảng cách giữa chúng.
Tương tác giữa các điện tích đứng yên trong không khí và điện môi đồng chất
Điện môi
Chân không
Hình vẽ cân xoắn culông
Quay về!
Cân xoắn Culông
Một số mô hình cân xoắn Culông
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Phan Thị Kim Dung
Dung lượng: | Lượt tài: 1
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)