Bài 1. Điện tích. Định luật Cu-lông

Chia sẻ bởi Nguyễn Tiến Hùng | Ngày 18/03/2024 | 9

Chia sẻ tài liệu: Bài 1. Điện tích. Định luật Cu-lông thuộc Vật lý 11

Nội dung tài liệu:

CHƯƠNG I
Điện tích. Điện trường
Giáo viên: Nguyễn Tiến Hùng
Trường THPT Đông Anh
Điện tích
Định luật Cu-Lông
1
Nội dung
A. Lí thuyết
1. Điện tích. Tương tác điện.
2. Định luật Cu-Long.
B. Bài tập cơ bản
1. Sự nhiễm điện. Điện tích. Tương tác điện
a) Sự nhiễm điện:
Vật nhiễm điện có thể hút được các vật nhẹ
như sợi bông, mẩu giấy…
Cách làm vật nhiễm điện: Cọ sát ; tiếp xúc ;
hưởng ứng
1. Sự nhiễm điện. Điện tích. Tương tác điện
b) Điện tích. Điện tích điểm:
Vật nhiễm điện: là vật mang điện, vật tích điện hay một điện tích.
Điện tích: Điện là một thuộc tính của vật và điện tích là số đo độ lớn thuộc tính đó của vật.
Điện tích điểm: vật tích điện có kích thước rất nhỏ so với khoảng cách tới điểm xét.
c) Tương tác điện:
Tương tác điện: Sự đẩy hoặc hút giữa các điện tích.
Hai loại điện tích: Điện tích dương (+) và điện tích âm (-).
Các điện tích cùng dấu đẩy nhau.
Các điện tích khác dấu hút nhau.
 
 
3. Bài tập cơ bản:
Câu 1: Trong các hiện tượng sau, hiện tượng nào không liên quan đến nhiễm điện?
A. Về mùa đông lược dính rất nhiều tóc khi chải đầu;
B. Chim thường xù lông về mùa rét;
C. Ôtô chở nhiên liệu thường thả một sợi dây xích kéo lê trên mặt đường;
D. Sét giữa các đám mây.
3. Bài tập cơ bản
Câu 2: Nhận xét không đúng về điện môi là:
A. Điện môi là môi trường cách điện.
B. Hằng số điện môi của chân không bằng 1.
C. Hằng số điện môi của một môi trường cho biết lực tương tác giữa các điện tích trong môi trường đó nhỏ hơn so với khi chúng đặt trong chân không bao nhiêu lần.
D. Hằng số điện môi có thể nhỏ hơn 1.
3. Bài tập cơ bản
Câu 3: Hai điện tích điểm trái dấu có cùng độ lớn 10-4/3 C đặt cách nhau 1 m trong parafin có điện môi bằng 2 thì chúng
A. hút nhau một lực 0,5 N.
B. hút nhau một lực 5 N.
C. đẩy nhau một lực 5N.
D. đẩy nhau một lực 0,5 N.
3. Bài tập cơ bản
Câu 4: Hai điện tích điểm được đặt cố định và cách điện trong một bình không khí thì hút nhau 1 lực là 21 N. Nếu đổ đầy dầu hỏa có hằng số điện môi 2,1 vào bình thì hai điện tích đó sẽ
A. hút nhau 1 lực bằng 10 N.
B. đẩy nhau một lực bằng 10 N.
C. hút nhau một lực bằng 44,1 N.
D. đẩy nhau 1 lực bằng 44,1 N.
3. Bài tập cơ bản
Câu 5: Trong nguyên tử hidro, một electron quay quanh hạt nhân theo quĩ đạo tròn với bán kính R = 5,3.10-11m. Tìm vận tốc của electron và số vòng quay của nó trong mỗi giây.
4. Bài tập về nhà: Bài 1.5  1.10
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Nguyễn Tiến Hùng
Dung lượng: | Lượt tài: 1
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)