Bài 1. Chuyển động cơ

Chia sẻ bởi Huỳnh Hồng Văn | Ngày 25/04/2019 | 112

Chia sẻ tài liệu: Bài 1. Chuyển động cơ thuộc Vật lý 10

Nội dung tài liệu:

CHƯƠNG I. ĐỘNG HỌC CHẤT ĐIỂM
A. TÓM TẮT LÝ THUYẾT
1. Chuyển động cơ
+ Chuyển động của một vật là sự thay đổi vị trí của vật đó so với các vật khác theo thời gian.
+ Những vật có kích thước rất nhỏ so với độ dài đường đi (hoặc với những khoảng cách mà ta đề cập đến), được coi là những chất điểm. Chất điểm có khối lượng là khối lượng của vật.
+ Để xác định vị trí của một vật, ta cần chọn một vật làm mốc, một hệ trục tọa độ gắn với vật làm mốc đó để xác định các tọa độ của vật. Trong trường hợp đã biết rõ quỹ đạo thì chỉ cần chọn một vật làm mốc và một chiều dương trên quỹ đạo đó.
+ Để xác định thời gian trong chuyển động ta cần chọn một mốc thời gian (hay gốc thời gian) và dùng đồng hồ để đo thời gian.
+ Hệ qui chiếu bao gồm vật làm mốc, hệ tọa độ, gốc thời gian và đồng hồ.
2. Chuyển động thẳng đều
+ Tốc độ trung bình của một chuyển động cho biết mức độ nhanh, chậm của chuyển động: vtb = . Đơn vị của tốc độ trung bình là m/s hoặc km/h...
+ Chuyển động thẳng đều có quỹ đạo là đường thẳng và có tốc độ trung bình như nhau trên mọi quãng đường.
+ Công thức tính quãng đường đi của chuyển động thẳng đều: s = vt
+ Phương trình chuyển động (phương trình xác định tọa độ theo thời gian) của chuyển động thẳng đều: x = x0 + v(t – t0); (v > 0 khi chọn chiều dương cùng chiều chuyển động; v < 0 khi chọn chiều dương ngược chiều chuyển động)
3. Chuyển động thẳng biến đổi đều
+ Chuyển động thẳng nhanh (chậm) dần đều là chuyển động thẳng có độ lớn của vận tốc tăng (giảm) đều theo thời gian.
+ Vận tốc tức thời và gia tốc là các đại lượng véc tơ.
Đơn vị của gia tốc là m/s2.
+ Công thức tính vận tốc: v = v0 + at.
Chuyển động thẳng nhanh dần đều: a cùng dấu với v0 (véc tơ gia tốc cùng phương cùng chiều với véc tơ vận tốc).
Chuyển động thẳng chậm dần đều: a ngược dấu với v0 (véc tơ gia tốc cùng phương ngược chiều với véc tơ vận tốc).
+ Gia tốc a của chuyển động thẳng biến đổi đều là đại lượng không đổi theo thời gian.
+ Công thức tính quãng đường đi: s = v0t + at2.
+ Phương trình chuyển động: x = x0 + v0t + at2.
+ Công thức liên hệ giữa vận tốc, gia tốc và đường đi: v2 – v = 2as.
4. Sự rơi tự do
+ Sự rơi tự do là sự rơi chỉ dưới tác dụng của trọng lực.
+ Trong trường hợp có thể bỏ qua ảnh hưởng của các yếu tố khác lên vật rơi, ta có thể coi sự rơi của vật như là sự rơi tự do.
+ Chuyển động rơi tự do là chuyển động thẳng nhanh dần đều theo phương thẳng đứng, chiều từ trên xuống dưới.
+ Tại một nơi nhất định trên Trái Đất và ở gần mặt đất, mọi vật đều rơi tự do với cùng gia tốc g.
+ Gia tốc rơi tự do ở các vĩ độ khác nhau trên Trái Đất thì khác nhau. Người ta thường lấy g ( 9,8 m/s2 hoặc g ( 10 m/s2.
+ Các công thức của sự rơi tự do: v = gt; s = gt2; 2gs = v2.
5. Chuyển động tròn đều
+ Chuyển động tròn đều là chuyển động có các đặc điểm :
- Quỹ đạo là một đường tròn;
- Tốc độ trung bình trên mọi cung tròn là như nhau.
+ Véc tơ vận tốc của chuyển động tròn đều có:
- Phương tiếp tuyến với đường tròn quỹ đạo
- Độ lớn (tốc độ dài): v = .
+ Tốc độ góc: ( = ; (α là góc mà bán kính nối từ tâm đến vật quét được trong thời gian (t. Đơn vị tốc độ góc là rad/s.
+ Liên hệ giữa tốc độ dài và tốc độ góc: v = r(.
+ Chu kỳ T của chuyển động tròn đều là thời gian để vật đi được một vòng: T = . Đơn vị của chu kỳ là giây (s).
+ Tần số f của chuyển động tròn đều là số vòng mà vật đi được trong 1 giây. Đơn vị của tần số là vòng/s hoặc héc (Hz).
+ Gia tốc trong chuyển động tròn đều luôn hướng vào tâm quỹ đạo nên gọi là gia tốc hướng tâm; có độ lớn là: aht =  = r(2.
6. Tính tương đối của chuyển động -
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Huỳnh Hồng Văn
Dung lượng: | Lượt tài: 1
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)